CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan về loài Hàu (Saccostrea sp.)
Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ
hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể nhƣ bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nƣớc biển.... Hàu cũng đƣợc coi là một loại hải sản sống dƣới nƣớc. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dƣỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,….
Hàu có vỏ to, dày, dài, chắc, biến đổi có khi gần hình tròn, hình bầu dục, hình tam giác… vỏ phải hơi phẳng dẹp và nhỏ hơn vỏ trái, mặt vỏ có nhiều lớp vẩy mỏng màu vàng nâu hay tím sẫm. Mặt trong vỏ màu trắng ngà, dây nề nâu tím đen.
Ở giai đoạn ấu trùng hàu sống phù du. Ở giai đoạn trƣởng thành hàu sống bám cố định vào một giá thể nhƣ đá tảng, các rạn đá, móng cầu… trong suốt đời sống của chúng.
Thành phần thức ăn chủ yếu của hàu là mùn bã hữu cơ, phần còn lại là thực vật phù du (chủ yếu là tảo silic), và một tỷ lệ nhỏ là động vật phù du. Cƣờng độ bắt mồi của hàu phụ thuộc vào thủy triều, lƣợng thức ăn và các yếu tố môi trƣờng. Cƣờng độ bắt mồi tăng khi triều lên và cƣờng độ bắt mồi giảm khi triều xuống. Khi các yếu tố môi trƣờng nằm trong khoảng thích hợp thì cƣờng độ bắt mồi cao và ngƣợc lại.
Hàu thích nghi với đời sống lọc nƣớc. Vì vậy, khi hàu sống trong môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm, các chất ô nhiễm sẽ đi theo đƣờng thức ăn và lọc nƣớc tích lũy theo thời gian trong cơ thể chúng.