KH mẫu Hàm lƣợng (mg/kg trọng lƣợng khô) Giá trị nền trong vỏ Trái đất Igeo Hg Pb Cd Hg Pb Cd Hg Pb Cd TT1BD 0,52 18,65 3,23 0,4 20 0,3 -0,20 -0,68 2,84 TT2BD 0,21 24,76 2,34 -1,51 -0,27 2,38 TT3BD 0,34 24,08 4,15 -0,81 -0,32 3,2 TT4BD 0,13 18,50 1,66 -2,18 -0,68 1,88 TT5BD 0,26 18,08 1,78 -1,22 -0,74 1,98 TT6BD 0,38 18,93 1,54 -0,67 0,67 1,77 TT7BD 0,36 14,24 2,03 -0,74 -1,09 2,17 TT8BD 0,45 8,36 2,35 -0,42 -1,84 2,38 TT9BD 0,29 9,14 1,28 -1,06 -1,74 1,5 TT10BD 0,45 13,72 1,97 -0,42 -1,12 2,13
Dựa vào kết quả tính toán ở bảng trên ta đƣa ra đƣợc các nhận xét sau:
- Chỉ số Igeo đối với Hg nằm trong khoảng -2,18 – 0,20 so sánh với bảng phân loại ô nhiễm thì chỉ số thuộc mức không ô nhiễm.
- Chỉ số Igeo đối với Pb nằm trong khoảng -1,83 – 0,32 so sánh với bảng phân loại ô nhiễm thì nó thuộc mức không ô nhiễm.
- Chỉ số Igeo đối với Cd dao động từ 1,5 – 3,2 so sánh với bảng phân loại ô nhiễm thì nó thuộc mức ô nhiễm từ trung bình tới nặng, đặc biệt cao ở các vị trí 1( xã Tam Quan) và vị trí 3 (xã Mỹ An). Do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm để hạn chế thấp nhất mức độ ô nhiễm và tích luỹ kim loại Cd trong trầm tích.
Qua đánh giá mức độ ô nhiễm của ba kim loại Hg, Pb và Cd theo chỉ số tích
lũy địa chất Igeo thì trầm tích vùng ven biển tỉnh Bình Định đã có biểu hiện ô nhiễm
3.4. Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm Hg, Pb, Cd
Bình Định là tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú, ngày càng phát triển lớn mạnh cả về kinh tế- xã hội, giao thông và cả du lịch. Kéo theo sự phát triển đó ô nhiễm kim loại nặng trong nƣớc biển và trong các sinh vật hai mảnh vỏ ở ven biển ngày càng trầm trọng hơn. Theo kết quả nghiên cứu tôi đã trình bày trong luận văn có thể thấy nguyên nhân gây ô nhiễm thủy ngân, chì và cadimi do các nguyên nhân cụ thể sau:
Nguồn gốc tự nhiên:
Ô nhiễm Hg, Pb và Cd có thể bắt nguồn từ địa chất khu vực nghiên cứu: nghĩa là có sẵn trong nƣớc biển, trầm tích biển. Vì nghiên cứu chƣa có đánh giá về phân tích hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc biển ven bờ tỉnh Bình Định nên cần phải có nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra nó còn bắt nguồn từ một số nguồn nhân tạo sau:
Hoạt động của khu kinh tế Nhơn Hội:
Vị trí 5 lấy mẫu ở Cát Hải là bãi tắm nƣớc nông, hàm lƣợng Cd, Pb ở trong mô của sò huyết và trầm tích đều ở mức rất cao, nguyên nhân có thể do ảnh hƣởng bởi dịch vụ du lịch. Đồng thời, phía bắc xã Cát Hải cũng giáp với khu kinh tế Nhơn Hội có các ngành chủ chốt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, hóa dầu, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và vật liệu xây điện; công nghiệp dệt, may, da, may mặc xuất khẩu... tuy nhiên khu xử lý nƣớc thải của khu kinh tế còn rất ít và hiệu quả hoạt động còn hạn chế, đã có những báo cáo về nguy cơ ô nhiễm của khu kinh tế Nhơn Hội của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng. Nƣớc thải của nhà máy sau khi xử lý tại khu xử lý nƣớc thải tập trung thì đổ ra vịnh Quy Nhơn, có thể do dòng chảy hải lƣu khiến khu vực này bị ảnh hƣởng bởi chất thải từ khu kinh tế.
Hoạt động khai thác khoáng sản:
Phù Cát khá phong phú về khoáng sản nhƣ mỏ titan (Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải), các nguồn cát trắng, cao lanh; nƣớc khoáng, đá ong, đá granite,... Tuy nhiên hoạt động quản lý khai thác còn lỏng lẻo, nhiều công ty không có giấy phép khai thác điển hình là Công ty TNHH Kháng sản Thành An khai thác sa khoáng
titan với diện tích 18,09 ha, công suất khai thác 14475,3 tấn sản phẩm/năm nhƣng trong quá trình khai thác công ty không tuân thủ cam kết Bảo vệ môi trƣờng đã san lấp hai con đƣờng dân sinh và xâm lấn 1ha rừng gây sụt lún, nƣớc thải chƣa qua xử lý đƣợc thải xuống ven biển tại xã Cát Hải. Chính những điều trên có thể là nguyên nhân khiến cho hàm lƣợng Hg, Pb, Cd cao vƣợt chuẩn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian thực hiện thì luận văn “Đánh giá sự tích lũy một số kim
loại nặng (Hg, Pb, Cd) trong Hàu (Saccostrea sp.) và trầm tích mặt ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định” đã đƣợc hoàn thành trong vòng 6 tháng và thu đƣợc những kết quả sau:
- Đã quan trắc đƣợc trầm tích và hàu trên vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định với 10 điểm quan trắc.
- Phân tích đƣợc các chỉ tiêu kim loại nặng: Hg, Pb, Cd với mỗi chỉ tiêu đều thực hiện đánh giá độ lặp và hệ số khô kiệt của phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu đó.
- Đánh giá đƣợc sơ bộ chất lƣợng trầm tích và hàu vùng biển ven bờ Bình Định dựa vào việc so sánh với các quy chuẩn và các chỉ số trong nƣớc và nƣớc ngoài.
+ Hàm lƣợng kim loại nặng tích lũy trong trầm tích hều hết đều nằm trong giới hạn cho phép đƣợc quy định QCVN 43 :2012/BTNMT . Tại vị trí 1 thuộc xã Tam Quan hàm lƣợng kim loại nặng vƣợt quá giới hạn cho phép theo tài liệu hƣớng dẫn chất lƣợng trầm tích của Canada (2002) đƣợc sử dụng đánh giá mức ảnh hƣởng chi tiết hơn mức ảnh hƣởng có thể xảy ra (PEL) là 0,034mg/kg khô.
+ Hàm lƣợng kim loại nặng tích lũy trong hàu đối với Hg và Cd hầu hết đều theo giới hạn cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT – Quy định về hàm lƣợng kim loại nặng trong thực phẩm về hàm lƣợng kim loại nặng Hg trong thủy sản và Pb, Cd trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ trừ hàm lƣợng cadimi ở vị trí lấy mẫu Trung Lƣơng là vƣợt ngƣỡng cho phép 0,34 mg/kg ƣớt. Còn lại hàm lƣợng kim loại nặng tích lũy trong hàu đối với Pb ở tất cả các điểm lấy mẫu đều vƣợt ngƣỡng cho phép, thậm chí điểm lấy mẫu thuộc xã Mỹ An và Trung Lƣơng vƣợt gần gấp 2 lần ngƣỡng cho phép.
- Đã có sự so sánh, đánh giá kết quả hàm lƣợng các kim loại nặng Hg, Pb, Cd trong trầm tích với một số nghiên cứu ở các vùng biển khác: hàm lƣợng kim loại nặng tích trong trầm tích vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định thấp hơn so với các khu vực khác. Cụ thể, hàm lƣợng Hg cao hơn so với vùng biển ven bờ Hải Phòng và ở
cửa Thuận An (sông Hƣơng) từ 0,029 – 0,119 mg/kg, còn lại thấp hơn so với ở Cửa Đại (sông Thu Bồn) 0,071 mg/kg. Hàm lƣợng Pb so với các nghiên cứu ở các địa điểm khác đều thấp hơn hoặc ngang bằng. Hàm lƣợng Cd cũng tƣơng tự so với hàm lƣợng chì, đều thấp hơn hoặc ngang bằng so với các vùng ven biển khác.
- Kết quả tính toán các chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo) và hệ số tích tụ sinh học
trầm tích (BSAF) cho thấy:
+ Đã có sự tích lũy một số kim loại nặng Hg, Pb, Cd trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Bình Định và một phần nguyên nhân là do các hoạt động của con ngƣời.
+ Loài hàu tại vùng ven biển tỉnh Bình Định có khả năng tích lũy một số kim loại nặng Hg, Pb, Cd.
2. Kiến nghị
Kết hợp một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả đã công bố về động vật hai mảnh vỏ, kết quả nghiên cứu này của tôi một lần nữa khẳng định việc
sử dụng loại động vật hai mảnh vỏ cụ thể là loài Hàu (Saccostrea sp.) làm sinh vật
chỉ thị sinh học trong quan trắc môi trƣờng biển đối với kim loại nặng là phù hợp và có tính chính xác cao do chúng đem lại trong quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và điều kiện thí nghiệm có hạn chƣa thực hiện hết những phần cần làm, tôi đƣa ra một số hƣớng nghiên cứu tiếp theo nhƣ sau:
- Nghiên cứu thêm về sự ảnh hƣởng của các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH, đến khả năng tích lũy kim loại nặng của các loài hai mảnh vỏ để đánh giá toàn diện hơn về khả năng chỉ thị của các loài này.
- Nên có những giải pháp quản lý môi trƣờng thích hợp từ các cấp quản lý, các công tác đảm bảo nhu cầu về thực phẩm cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách du lịch.
- Cần có khuyến cáo về mức độ sử dụng hàu tại một số vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định làm thực phẩm nhằm đảm bảo tránh nguy cơ tích tụ Hg, Pb, Cd vào cơ thể theo chuỗi thức ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bình Định; (2011-2016). Niên giám
thống kê tỉnh Bình Định, NXB Thống kê, TP. Quy Nhơn.
[2] Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bình Định; (2018). Báo cáo tình hình
kinh tế xã hội tháng 4 năm 2018, NXB Thống kê, TP. Quy Nhơn.
[3] Đào Việt Hà, (2002), Hàm lượng Kim loại nặng trong Vẹm xanh (Perma viridis)
tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Biển Đông, Tr. 638-642.
[4] Đặng Thúy Bình và cộng sự, (2006), Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong
ốc hương và một số đối tượng thủy sản (vẹm, hải sâm, rong sụn) tại đảo Điệp Sơn, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006.
[5] Nguyễn Đức Huệ, (2010), Độc học môi trường (giáo trình chuyên đề), NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
[6] Lê Huy Bá, (2000), Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh.
[7] Cao Thị Hảo, (2017), Nghiên cứu, đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại
nặng As, Hg, Pb trong trầm tích và ngao vùng ven biển tỉnh hái Bình.
[8] Lê Thị Mùi, (2008), Sự tích tụ đồng và chì trong một số loài nhuyễn thể hai
mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 27 (4).
[9] Nguyễn Văn Khánh, Trần Duy Vinh, Lê Hà Yến Nhi, (2014). Hàm lượng kim
loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr) trong các loài động vật hai mảnh vỏ ở một số cửa sông tại khu vực Miền Trung, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tập 14 (4), 385-391.
[10] Bùi Thị Nga, Nguyễn Văn Tho, (2009). Hàm lượng Zn, Cu, Pb trong trầm tích,
đất và nước tại vùng ven biển bán đảo Cà Mau. Tạp chí Khoa học, tập 11, 356-364.
[11] Lê Quang Dũng, (2013). Hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu đá
(Saccostrea glomerata) và ngao (Meretrix lyrata) vùng biển ven bờ Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tập 13 (3), 268-275.
[12] Lê Thị Vinh, Phạm Hữu Tâm, (2015). Chất lượng môi trường trầm tích tầng
mặt phía Nam Vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tập 15 (1), 91 – 97.
[13] J.A. Alfonso, J. Azocar, J.J. LaBrecque, B. Garcia1, D. Palacios & Z. Benzo
(2008). Trace metals in bivalves and seagrass collected from Venezuelan
coastal sites. Rev. Biol. Trop. (Int. J. Trop. Biol. ISSN-0034-7744) Vol. 56 (Suppl. 1): 215-222, May.
[14] Alina, M., Azrina, A., Mohd Yunus, A.S., Mohd Zakiuddin, S., Mohd Izuan
Effendi, H. and Muhammad Rizal, R (2012). Heavy metals (mercury, arsenic,
cadmium, plumbum) in selected marine fish and shellfish along the Straits of Malacca. International Food Research Journal 19(1): 135-140.
[15] Mohamed Bahnasawy , Abdel-Aziz Khidr, Nadia Dheina (2011). Assessment
of heavy metal concentrations in water, plankton, and fish of Lake Manzala, Egypt. Turk J Zool; 35(2): 271-280.
[16] Quy chuẩn Việt Nam (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng trầm tích, QCVN 43:2012/BTNMT
[17] Canadian Council of Ministers of the Environment. 2002. Canadian sediment
quality guidelines for the protection of aquatic life: Summary tables. Updated. In: Canadian environmental quality guidelines, 1999, Canadian Council of Ministers of the Environment, Winnipeg.
[18] Quy chuẩn Việt Nam (2011). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, QCVN 8-2 : 2011/BYT
[19] QĐ 46/2007/QĐ – BYT: Quyết định về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
[20] Bennett B, Dudas MJ (2003) Release of arsenic and molybdenum by reductive dissolution of iron oxides in a soil with enriched levels of native arsenic. J Environ Eng Sci 2:265–272.
[21] Turekian K. K., and Wedepohl K. H. (1961): Distribution of the Elements in
Some Major Units of the Earth's Crust: Geological Society of America Bulletin, v.72, p.175-192.
[22] Thomann RV, Komlos J (1999) Model of biota – sediment accumulation factor
for polycyclic aromatic hydrocarbons. Environ Toxicol Chem 18:1060-1068.
[23] C.K. Kwok, Y.Liang, S.Y. Leung et al (2013). Biota – sediment accumulation
factor (BSAF), bioaccumulation factor (BAF), and contaminant levels in prey fish to indicate the extent of PAHs and OCPs contamination in eggs of waterbirds. Environ Sei Pollut Res (2013) 20:8425-8434.
[24] Lê Xuân Sinh, (2013), Cơ chế tích tụ thủy ngân của loài nghêu trắng (meretrix
lyrata) phân bố vùng ven biển cửa sông Bạch Đằng, Hải Phòng, Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Tập 51, Số 5 573-585.
[25] Lê Thị Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2010) Chất lượng trầm tích đầm Thị
Nại, tỉnh Bình Định, Tạp chí khoa học và công nghệ biển.
[26] Võ Văn Minh, (2014), Hàm lượng Cd, Pb, Cr và Hg trong trầm tích và trong
loài hến (Corbicula subsulcata) ở một số cửa sông khu vực miền trung, Việt
Nam, Tạp chí Sinh Học.
[27] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, (2007). Chỉ thị sinh