2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và thể thức nghiên cứu
2.1.2. Thể thức nghiên cứu
2.1.2.1. Mẫu nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát học sinh của ba trường: trường THPT Thạnh Đông, trường THPT Thạnh Tây và trường THPT Tân Hiệp. Với khách thể học sinh, trong quá trình thực hiện khảo sát, người nghiên cứu hướng dẫn học sinh trả lời những nội dung trong phiếu thăm dò ý kiến.
Số phiếu phát ra là 300 phiếu. Số phiếu thu về là 263 phiếu.
Số phiếu hợp lệ của học sinh là 239 phiếu.
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu học sinh
Đặc điểm Số lượng Phần trăm (%)
Trường THPT Thạnh Tây 70 29,3 THPT Thạnh Đông 53 22,2 THPT Tân Hiệp 116 48,5 Giới tính Nam 102 42,7 Nữ 137 57,3 Trình độ học vấn của cha Dưới 12/12 156 65,3 12/12 49 20,5 Trên 12/12 34 14,2 Trình độ học vấn của mẹ Dưới 12/12 175 73,2 12/12 40 16,7 Trên 12/12 24 10,0 Tổng 239 100
2.1.2.2. Công cụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn dành cho các đối tượng khách thể là học sinh và cha mẹ học sinh. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài.
Dưới đây là nội dung chi tiết các công cụ khảo sát.
a. Bảng hỏi
Bảng hỏi dành cho học sinh
Bảng hỏi bao gồm 2 phần: thông tin cá nhân và nội dung khảo sát. Phần nội dung khảo sát, chúng tôi tìm hiểu
-Biểu hiện nhận thức: học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc trao đổi với cha mẹ (Câu 1, 2, 3)
Câu 1: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc trao đổi với cha mẹ có 3 mức độ để học sinh có thể lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng. Tương ứng từ 2 đến 0 điểm.
Câu 2: Tìm hiểu nhu cầu trao đổi với cha mẹ với câu hỏi này có 3 mức độ: Có, không và không quan tâm, tương ứng với số điểm từ 2 đến 0
Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của học sinh về việc trao đổi với cha mẹ gồm có 15 câu nhỏ, từ câu 3.1 đến câu 3.15 trong đó gồm có hai loại câu hỏi là câu hỏi thuận và câu hỏi nghịch. Trong đó câu hỏi thuận là câu 3.1, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14, 3.15 và câu hỏi nghịch 3.2 và 3.3 các câu hỏi này được đánh giá theo năm mức độ: Rất đúng, đúng, phân vân, không đúng và hoàn toàn không đúng tương ứng với 5 đến 1 điểm.
-Biểu hiện Xúc cảm: (Câu 4)
Câu 4: Tìm hiểu thái độ thể hiện qua xúc cảm, tình cảm của học sinh về việc trao đổi với cha mẹ, câu hỏi này gồm 13 câu hỏi nhỏ trong đó các câu 4.1, 4.5, 4.10, 4.11, 4.13 là các câu hỏi thuận và các câu 4.2, 4.3, 4.4, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4,12 là các câu hỏi nghịch. Các câu hỏi này được đánh giá theo năm mức độ: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý, được tính điểm từ 5 đến 1 điểm.
-Biểu hiện hành động: (Câu 5)
Câu 5: Tìm hiểu biểu hiện về hành vi, hứng thú trao đổi với cha mẹ. Câu hỏi này gồm 15 câu hỏi nhỏ từ câu 5.1 đến 5.15. Câu hỏi này được đánh giá theo năm mức độ: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ, tương ứng từ 5 tới 1 điểm.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh
Câu 6: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh từ câu 6.1 đến câu 6.12 được đánh giá theo năm mức độ. Các câu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6 là yếu tố từ phía cha mẹ, các câu 6.7, 6.8, 6.9,
6.10, 6.11, 6.12 tương ứng với các yếu tố từ phía con. Câu hỏi này được đánh giá theo 5 mức độ từ: Rất ảnh hưởng, ảnh hưởng, bình thường, ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng, được tính điểm từ 5 đến 1 điểm.
Độ tin cậy của hệ thống nội dung các câu hỏi:
Người nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy của phiếu thăm dò ý kiến bằng phiếu kiểm nghiệm Crobach Alpha và thu được kết quả sau đây:
+ Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đonhận thức (câu 3) là 0,853. + Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mặt mặt xúc cảm (câu 4) là 0,843.
+ Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mặt hành động (câu 5) là 0,875. Hệ số Cronbach’s Alpha các phần của thang đo nằm trong khoảng 0,6 – 0,9. Nhận thấy kết quả thang đo là khá cao vì vậy có thể kết luận thang đo là phù hợp và đáng tin cậy.
Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú
Các tiêu chí:
Để đánh giá mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS chúng tôi tiến hành tích hợp cả 3 tiêu chí (Nhận thức, xúc cảm và hành vi) trên mỗi học sinh. Chúng tôi quy ước, nếu HS không đáp ứng được 3 tiêu chí này thì không có hứng thú giao tiếp với cha mẹ. Và trong hai mặt xúc cảm và hành vi nếu HS không nảy sinh xúc cảm dương tính mạnh mẽ cũng như không tích cực giao tiếp với cha mẹ thì coi như HS đó chưa có hứng thú giao tiếp với cha mẹ:
Các mức độ đánh giá:
Mức độ - 3 hứng thú cao: Ở mức độ này, HS có nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động cũng như có xúc cảm dương tính mạnh mẽ với hoạt động giao tiếp với cha mẹ và hoạt động phải có ý nghĩa với bản thân HS. Từ đó, HS có hành động tích cực, chủ động giao tiếp với cha mẹ.
Mức độ 2 - hứng thú trung bình: HS có xúc cảm dương tính ở mức vừa phải với hoạt động giao tiếp và có hành động tích cực giao tiếp. Nhận thức có thể ở mức độ tương đối đầy đủ về hoạt động.
Mức độ 1 - hứng thú thấp: Ở mức độ này HS không nảy sinh xúc cảm dương tính với hoạt động giao tiếp, chưa nhận thức được ý nghĩa của hoạt động và chưa có hành động giao tiếp với cha mẹ. Hoặc giữa 3 mặt nhận thức – xúc cảm - hành vi chưa có sự tương quan với nhau.
* Cách tính điểm:
Câu 3,4,5 tương ứng với các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi, người nghiên cứu tính tổng điểm từng câu và chia mức thành 3 mức độ cao, thấp, trung bình từng mặt như sau:
Bảng 2.2. Cách chia biên giới liên tục của ĐTB mặt nhận thức – ĐTB xúc cảm và ĐTB hành vi
ĐTB nhận thức, ĐTB xúc cảm, ĐTB hành vi Mức độ
1 – 2,32 Thấp
2,33 – 3,65 Trung bình
3,66 - 5 Cao
Cách qui đổi điểm trung bình với thang đo năm mức độ khi xử lý điểm trung bình như sau:
Bảng 2.3. Quy đổi sang điểm trung bình
ĐTB Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
4,2 – 5 Rất đúng Hoàn toàn đồng ý Rất thường xuyên Rất ảnh hưởng
3,4 – 4,19 Đúng Đồng ý Thường xuyên Ảnh hưởng 2,6 – 3,39 Phân vân Phân vân Thỉnh thoảng Bình thường 1,8 – 2,59 Không đúng Không đồng ý Ít khi Ít ảnh hưởng
1 – 1,79 Hoàn toàn không đúng
Hoàn toàn
không đồng ý Không bao giờ
Không ảnh hưởng
Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình sang các mức độ Mức độ Điểm trung bình Mức độ Mức độ Điểm trung bình Mức độ Nhận thức (15 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Xúc cảm (13 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Hành vi (15 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Bảng 2.5. Quy tắc xác định mức độ hứng thú Mức độ Quy tắc Các trường hợp Cao
Cả ba mặt đều cao Cao - Cao - Cao Hai mặt xúc cảm và hành
vi ở mức độ cao, nhận thức ở mức trung bình
Trung bình - Cao - Cao
Trung bình
Cả ba mặt đều trung bình Trung bình - Trung bình - Trung bình Hai mặt trung bình trở lên,
trong đó xúc cảm và hành vi ở mức trung bình hoặc cao
Cao - Trung bình - Trung bình Trung bình - Cao - Trung bình Trung bình - Trung bình - Cao Cao - Trung bình - Cao
Cao - Cao - Trung bình
Thấp – Trung bình – Trung bình Thấp Xúc cảm hoặc hành vi ở mức thấp Trung bình - Trung bình - Thấp Cao - Trung bình - Thấp Thấp - Trung bình - Thấp Hai mặt thấp Trung bình - Thấp - Thấp
b. Phiếu phỏng vấn
Người viết tiến hành phỏng vấn HS và cha mẹ HS về các vấn đề liên quan đến nội dung bảng hỏi cũng như hứng thú giao tiếp với cha mẹ để làm rõ kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra.
c. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát
Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý các dữ liệu thu được, bao gồm một số phép thống kê như:
-Kiểm định độ tin cậy -Tính tần số
-Điểm trung bình
-Độ lệch chuẩn: dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn
-Phân tích so sánh: trong việc nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dùng so sánh điểm trung bình. Các điểm trung bình được coi là khác nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p<0.05. Trong đó, chúng tôi dùng kiểm định kiểm định Chi – bình phương (chi-square) để kiểm định mức độ hứng thú.
-Phân tích tương quan: chúng tôi sử dụng tương quan pearson để tìm hiểu mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi theo điểm trung bình của từng mặt.
2.1.2.3. Quá trình tổ chức nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu làm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1:Nghiên cứu lý luận
Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu khảo sát ý kiến mở. Căn cứ vào giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu đã phát phiếu khảo sát ý kiến sử dụng câu hỏi mở về những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu đã phát 30 phiếu thăm dò bằng câu hỏi mở cho HS trường THPT Tân Hiệp.
Giai đoạn 3: Xây dựng phiếu khảo sát thử nghiệm. Sau khi thu được 30 phiếu thăm dò ý kiến bằng câu hỏi mở và tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, người nghiên cứu đã xây dựng phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm. Ở giai đoạn này, người nghiên cứu đã phát ra 30 phiếu cho HS.
Giai đoạn 4: Từ kết quả thu được, người nghiên cứu xây dựng, phiếu thăm dò ý kiến chính thức phát cho HS.