Hứng thú giao tiếp, hứng thú giao tiếp về định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 41 - 55)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.3. Hứng thú giao tiếp, hứng thú giao tiếp về định hướng

nghiệp

1.2.3.1. Khái niệm hứng thú giao tiếp

Dựa trên các khái niệm về hứng thú và giao tiếp tác giả xác lập khái niệm hứng thú giao tiếp như sau:

Hứng thú giao tiếp là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người do sự tiếp xúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cá nhân và mang lại những cảm xúc tích cực.

1.2.3.2. Khái niệm hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp a. Khái niệm nghề nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, nghề (nghề nghiệp) là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội, có rất nhiều nghề thuộc những nhóm ngành khác nhau. (Hoàng Phê, 1994).

Theo Nguyễn Văn Hộ: “Nghề nghiệp như là một dạng lao động vừa mang tính xã hội sự phân công xã hội, vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân” (dẫn theo Trần Đình Chiến, 2008).

Theo tác giả Klimov “Nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển” (dẫn theo Nguyễn Thị Trường Hân, 2010), cũng theo Kimov ông phân loại nghề nghiệp gồm năm nhóm chính:

Bảng 1.1. Phân loại năm nhóm nghề cơ bản

Nhóm nghề Đối tượng lao động chủ yếu Ví dụ

Người - thiên nhiên

Các tổ chức hữu cơ, các quá trình sinh vật và vi sinh vật

Trồng lúa, chăn nuôi, bác sĩ thú y.. Người - Kỹ thuật Hệ thống các thiết bị kỹ thuật, đối tượng vật chất Thợ máy, thợ rèn, thợ nguội, thợ xây, lái xe…

Người - người Con người, nhóm tập thể Bác sĩ, y tá, giáo viên, bán hàng… Người - hệ

thống kí hiệu

Những dấu hiệu, con số, mã số, công thức, ngôn ngữ..

Nhân viên, kế toán thủ quỹ, đánh máy, thợ xếp chữ in… Người - nghệ thuật Các hình ảnh nghệ thuật, các bộ phận và thuộc tính của nó

Sơn mài, điêu khắc, nhạc sĩ, họa sĩ…

Như vậy khái niệm nghề nghiệp có những nội dung cơ bản sau:

Nghề nghiệp là một nghề trong xã hội, đó là công việc chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động nhất định, đòi hỏi người làm phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để lao động hiệu quả.

Hoạt động nghề nghiệp phải có mục đích rõ ràng, nó không những mang lại lợi ích cho xã hội mà thỏa mãn nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển.

Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và gắn liền với những phân công lao động xã hội, phụ thuộc vào tính chất xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Tóm lại trong đề tài của mình tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghề và phân loại nghề theo Klimov vì trong nhiều cách phân loại nghề thì cách phân

loại của Klimov là phù hợp hơn cả bởi lẽ chọn nghề là chọn đối tượng lao động và có nhiều quan điểm cho rằng “hướng nghiệp là hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến nhóm nghề và rộng hơn (Nguyễn Thị Trường Hân, 2010), tuy nhiên cách phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương đối.

b. Khái niệm định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm rộng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Thị Uyên Thy định hướng nghề từ góc độ cá nhân là sự hướng vào và lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội, là hệ thống các giá trị, hứng thú, sở thích của cá nhân về nghành nghề trong xã hội, về nhu cầu của hệ thống phân công lao động xã hội hiện hành, về năng lực và nguyện vọng của bản thân (Nguyễn Thị Uyên Thy, 2002).

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Hân, một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông là định hướng nghề nghiệp cho học sinh, theo đó định hướng nghề là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề và những nơi đang thiếu lao động trẻ tuổi có văn hóa, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân (Nguyễn Thị Trường Hân, 2010).

Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho HS THPT: Tri thức về các nghành nghề trong xã hội hoặc địa phương, đặc điểm về nghề nghiệp, tri thức về nhu cầu lao động của xã hội hoặc địa phương, những hiểu biết về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân.

Dưới góc độ tâm lý học, định hướng nghề là quá trình trang bị cho cá nhân sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân và khả năng phát triển sự nghiệp trong tương lai của họ là quá trình giáo viên trợ giúp HS điều chỉnh và tự điều chỉnh hành động chọn nghề của mình trên cơ sở nhận thức về nghề nghiệp và về bản thân (Phạm Tất Dong, 2012). Quá trình này nhằm hình thành cho HS xu hướng nghề nghiệp, năng lực tự giác lựa chọn nghề nghiệp có tính đến những nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đó tự xác định nghề nghiệp của mình (Trần Trọng Thủy, 1987).

Nhìn chung công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS cần có sự phối hợp của nhà trường, gia đình và bản thân HS. Trong khuôn khổ đề tài của tác giả, định hướng nghề nghiệp đứng dưới góc độ gia đình, nhấn mạnh mối tương quan giữa cha mẹ và con trong việc lựa chọn nghề, xác định công việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy tác giả đưa ra khái niệm định hướng nghề nghiệp như sau:

“Định hướng nghề nghiệp là sự điều chỉnh quá trình chọn nghề thông qua hỗ trợ của nhà trường hoặc gia đình để đưa ra những thông tin nghề nghiệp phù hợp năng lực của cá nhân và thị trường lao động tương lai từ đó học sinh xác định nghề nghiệp của mình”.

Tóm lại dựa trên khái niệm hứng thú giao tiếp và định hướng nghề nghiệp ở trên chúng tôi quan niệm: “Hứng thú giao tiếp về định hướng nghề nghiệp là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trong lĩnh vực định hướng nghề do sự tiếp xúc này có ý nghĩa quan trọng trong trong hoạt động điều chỉnh quá trình chọn nghề, tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp phù hợp năng lực bản thân và thị trường lao động tương lai, đồng thời mang lại những cảm xúc tích cực cho chính cá nhân đó”.

1.2.4. Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12

Dựa trên những nội dung trình bày ở trên, chúng tôi quan niệm: Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề của HS lớp 12 là thái độ lựa chọn đặc biệt của HS lớp 12 đối với sự tiếp xúc tâm lý giữa bản thân với cha mẹ trong lĩnh vực định hướng nghề do sự tiếp xúc này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều chỉnh định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm thông tin nghề phù hợp với bản thân và thị trường lao động tương lai của HS lớp 12 và mang lại những cảm xúc tích cực.

1.2.4.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12 a. Một số đặc điểm lứa tuổi

Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò của xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi, mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều các vai trò của người lớn, và họ thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và có tinh thần trách nhiệm hơn. Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề.

Lứa tuổi HS THPT đã có những nét của người lớn, nhưng chưa phải là người lớn. Người lớn bắt đầu đòi hỏi ở các em phải có tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý… Đồng thời lại không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng ở mặt khác lại không). Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niên ở lứa tuổi này được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên.

Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên HS khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên; hoạt động học tập của thanh niên HS đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các bộ môn khoa học. HS càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy ,

thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển . Các em hiểu được rằng, vốn tri thức kỹ năng, kỉ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sống tương lai. Từ đó, nhu cầu tri thức của các em tăng lên.

Thái độ của thanh niên HS đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT, các em đã xác định được cho mình hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định, hứng thú này thường liên quan tới việc chọn một nghề nhất định của HS. Thái độ học tập của thanh niên HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với động cơ học tập ở tuổi trước. Đối với học sinh THPT thì có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thể khác…

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ, tính chủ định được phát triển mạnh nhất ở tất cả các quá trình nhận thức. Tuy nhiên, thiếu sót cơ bản trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính độc lập, chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, kết luận vội vàng theo cảm tính, hoặc thiên về tái hiện tư tưởng của người khác, các luận chứng của người khác… (Đỗ Thị Lệ Hằng, 2010)

THPT đã trưởng thành như một người lớn nhưng các em chưa phải là người lớn. Mặc dù trong nhận thức của các em đã có tính chủ định nhưng các em chưa hoàn toàn độc lập suy nghĩ mà còn lệ thuộc vào người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, nhận thức của các em về chọn nghề cũng như xu hướng chọn nghề mang những nét đặc trưng riêng của lứa tuổi.

Ở học sinh THPT có một số nét tính cách đặc biệt như sự độc lập. Đây là nét tính cách rất điển hình, các em luôn muốn thể hiện lập trường, quan điểm và tự quyết định vấn đề của bản thân. Cá tính độc lập giúp các em có thêm lòng can đảm, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, những hành động và quyết định của các em còn thiếu sự cẩn trọng chưa quan tâm đến hậu quả. Các em có

lòng tự trọng cao và luôn để tâm đến sự đánh giá của người khác. Bên cạnh đó, các em luôn tích cực chủ động trong các hoạt động tập thể. Các em thích khẳng định bản thân thông qua các hoạt động của lớp, của nhà trường và xã hội.

Quan hệ bạn bè giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của các em. Tuy sự ảnh hưởng của bạn bè không còn nhiều như giai đoạn thiếu niên, nhưng tình bạn vẫn chiếm vị trí đặc biệt trong lòng các em. Các em thường trò chuyện, chia sẻ tâm tư tình cảm, những khó khăn vướng mắc cũng như vui buồn của mình cho bạn thân. Lời khuyên của bạn thân đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề quan trọng của các em.

Giai đoạn này, gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định quan trọng của các em trong tương lai. Sự hướng dẫn, chia sẻ của cha mẹ sẽ giúp các em tự tin bước vào cuộc đời. Đặc biệt giúp các em tự tin chọn lựa nghề nghiệp thích hợp nhất đối với bản thân.

Ngày nay, một số gia đình có quan niệm “Đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, do vậy một số bậc cha mẹ có xu hướng đầu tư cho con từ học chính đến học thêm để có thể vượt qua các kì thi mà đôi khi quên đi sự chia sẻ và quan tâm đến những khó khăn mà các em đang gặp phải trong học tập và hướng nghiệp. Điều này khiến mối quan hệ của cha mẹ và các em dần trở nên xa cách. Áp lực học tập, áp lực thi cử, áp lực từ thầy cô và nhà trường cộng với những đòi hỏi quá cao từ cha mẹ sẽ làm các em cảm thấy áp lực và mệt mỏi dẫn đến bi quan, chán nản.

Trong giai đoạn này, các em đã tự quyết định những vấn đề của mình dưới sự hướng dẫn, chia sẻ của cha mẹ và thầy cô để hạn chế sự nôn nóng và hấp tập nơi các em. Cha mẹ không nên áp đặt ý muốn của bản thân lên ước mơ và hoài bão của các em. Để các em tự do trong những khuôn khổ nhất định, chuẩn bị cho các em hành trang về kiến thức, về niềm tin để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai sắp tới.

b. Nhận thức về việc chọn nghề và xu hướng chọn nghề, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề

Ở lứa tuổi học sinh THPT, nhu cầu tự ý thức được phát triển mạnh mẽ, khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, và sự tự ý thức này xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai; và các em coi trọng những phẩm chất bên trong. Ở lứa tuổi này, các em có thể xây dựng được thế giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống quan điểm; và sự hình thành thế giới quan này được thể hiện ở tính tích cực nhận thức. Một vấn đề quan trọng cần được nhắc đến trong thế giới quan của các em đó là việc chọn nghề một cách có ý thức, đây là công việc khẩn thiết đối với các em; các em hiểu được rằng: cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ các em có biết lựa chọn nghề một cách đúng đắn hay không. Dù vô tâm đến đâu thì các em cũng phải quan tâm, suy nghĩ đến việc chọn nghề. Việc quyết định chọn một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ. Nhiều em biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, mặc dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề còn phiến diện, chưa đầy đủ.

Học sinh khi bắt đầu định hướng chọn nghề thì điều trước tiên đòi hỏi các em phải hiểu biết về nghề định chọn. Hiện nay, đa số các em còn định hướng một cách phiến diện, đó là việc học tập ở đại học, các em hướng vào các trường đại học nhiều hơn là học nghề, tâm thế này sẽ dễ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các em (vô tình hoặc cố ý) đã không chú ý đến nhu cầu của xã hội đối với các nghành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề trong khi quyết định đường đời cho minh (Đỗ Thị Lệ Hằng, 2010).

Ở lứa tuổi này, các em luôn đặt ra những câu hỏi như: học đại học hay học nghề, học trường đại học nào, chọn nghành nghề nào, .v.v… Việc lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)