Bảng 2.11.
Những biểu hiện xúc cảm đối với việc giao tiếp với cha mẹ
STT Biểu hiện xúc cảm ĐTB ĐLC Thứ
bậc
1 Chăm chú lắng nghe ý kiến của cha mẹ 4,00 0,664 4
2 Cảm thấy nhàm chán 3,92 0,831 5
3 Thích nghe ý kiến của bạn bè hơn là ý
kiến cha mẹ 3,80 0,831 7
4 Không hài lòng với những quan điểm
của cha mẹ 3,68 0,889 10
5 Cảm thấy được tôn trọng khi trao đổi ý
kiến với cha mẹ về việc chọn nghề. 4,00 0,770 4
6 Khi được cha mẹ hỏi về việc chọn nghề,
em thường trả lời miễn cưỡng. 3,76 0,873 9 7 Không thể chấp nhận những điều cha mẹ
nói 4,02 0,830 3
8 Thích xin ý kiến chuyên gia hơn là ý
kiến cha mẹ 3,35 0,944 12
9 Lảng tránh trò chuyện với cha mẹ về
STT Biểu hiện xúc cảm ĐTB ĐLC Thứ bậc
10
Luôn mong đợi được chia sẻ những thông tin về vấn đề nghề nghiệp với cha mẹ
3,79 0,819 8
11
Cảm thấy hào hứng khi trao đổi với cha mẹ về thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
3,63 0,835 11
12 Không quan tâm đến những ý kiến của
cha mẹ 4,18 0,724 1
13 Sẵn sàng nói lên suy nghĩ ý kiến cho cha
mẹ hiểu hơn về em 4,12 0,817 2
Điểm trung bình chung 3,85
Từ kết quả của bảng 2.11 Ta thấy mặt xúc cảm có ĐTB chung cao nhất trong cả ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi, với ĐTB chung là 3,85 thuộc khoảng (ĐTB = 3,4 – 4,19) tương ứng với mức “đồng ý”. Ta nhận thấy HS có xúc cảm dương tính đối với hoạt động giao tiếp với cha mẹ, cụ thể như sau:
Có ĐTB cao nhất= 4,18 “Không quan tâm đến những ý kiến của cha mẹ”. Ở đây ta thấy được các em có sự quan tâm đến những thông tin, những ý kiến và những quan điểm mà cha mẹ nói đến trong quá trình giao tiếp. Có thể tại thời điểm mà cha mẹ nói các em tỏ ra không quan tâm, thậm chí đôi khi còn cảm thấy khó chịu vì cha mẹ nói quá nhiều, nói quá dài dòng… Nhưng sự thật là sau này, khi gặp những tình huống cần xử lý hay khi các em suy nghĩ đến những vấn đề liên quan, các em vẫn sẽ nhớ đến và suy ngẫm về những gì mà cha mẹ nói với mình, về những quan điểm, những cách xử lý mà cha mẹ đã từng đề cập tới.
Nằm ở vị trí thứ hai là “Sẵn sàng nói lên suy nghĩ ý kiến cho cha mẹ hiểu hơn về em” với ĐTB= 4,12. Các em luôn trong tâm thế sẵn sàng chia sẻ thông tin với cha mẹ về những mong muốn và cảm xúc của bản thân trong quá trình giao tiếp để cha mẹ hiểu hơn về mình, từ đó có thể đưa đến sự thống nhất và đồng ý trong quá trình giao tiếp. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, con cái không sẵn sàng để trò chuyện hay chia sẻ với mình. Ví dụ như bà VTB (phụ huynh trường THPT Thạnh Đông) cho biết: “Con tôi cũng có nói lên những quan điểm của mình nhưng thường là trong lúc tranh luận, con có chính kiến riêng và bảo vệ ý kiến của mình”. Để giải thích vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân có thể do các em cảm thấy chưa đủ an toàn, hoặc các em cảm thấy lo lắng, e ngại những phản ứng tiêu cực từ phía cha mẹ… Vì thế, cha mẹ cần dành thêm nhiều thời gian để lắng nghe và thấu hiểu con mình.
Tiếp theo với ĐTB= 4,02 “Không thể chấp nhận những điều cha mẹ nói” nằm ở vị trí thứ ba. Đây là một câu hỏi phủ định với cách tính điểm ngược, ta có thể nhận thấy HS chấp nhận những ý kiến mà cha mẹ đưa ra trong một mức độ nhất định, sẽ không cảm thấy khó chịu hay có thái độ tiêu cực với những gì cha mẹ nói. Điều này một lần nữa khẳng định, dù các bậc cha mẹ đôi khi cảm thấy con cái không lắng nghe những gì họ nói, nhưng thật ra các em vẫn rất để tâm, rất chú ý đến những quan điểm và đánh giá của cha mẹ mình và những ý kiến này thường sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến những quyết định của các em, nhất là trong việc các em lựa chọn ngành nghề, hướng đi cho bản thân trong tương lai.
“Cảm thấy được tôn trọng khi trao đổi ý kiến với cha mẹ về việc chọn nghề” và “Chăm chú lắng nghe ý kiến của cha mẹ” có ĐTB ngang nhau là 4,00 xếp thứ 4 trong tất cả các yếu tố. Đây là một dấu hiệu cho thấy mối giao tiếp giữa cha mẹ và con cái vẫn còn rất chặt chẽ. Khi giữa cha mẹ và con cái, có sự trao đổi và chia sẻ trên cơ sở tôn trọng ý kiến của cả hai bên, cũng như dành đủ thời gian để lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau thì sẽ rất dễ dàng để có
được sự thống nhất và đồng thuận trong các vấn đề của cuộc sống, cũng như việc định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
Trong quá trình giao tiếp, trò chuyện với cha mẹ các em không cảm thấy nhàm chán (ĐTB = 3.92), các em cũng không có sự lảng tránh việc trò chuyện với cha mẹ cũng như phần nào thích xin ý kiến của cha mẹ về định hướng nghề nghiệp (ĐTB = 3,80). Như lời bạn NTH có chia sẻ “Nếu như cha mẹ hiểu được ý nguyện, mong muốn của em thì em có thể trò chuyện với cha mẹ một cách tích cực và rút kinh nghiệm từ những ý kiến đó của cha mẹ”. Ta có thể nhận thấy, tuy các em không thể hiện sự nhàm chán hay lảng tránh trong việc giao tiếp với cha mẹ nhưng có lẽ các em cũng cần có sự thấu hiểu và chấp nhận của cha mẹ với những nguyện vọng và mong muốn của bản thân. Khi ấy sẽ tạo được sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái về định hướng nghề nghiệp.
Có ĐTB= 3,79 “Luôn mong đợi được chia sẻ những thông tin về vấn đề nghề nghiệp với cha mẹ” nằm ở vị trí thứ tám. Xếp ở vị trí thứ chín “Khi được cha mẹ hỏi về việc chọn nghề, em thường trả lời miễn cưỡng” có ĐTB= 3,76. Tuy rằng khi cha mẹ chủ động trò chuyện, hỏi han về các vấn đề hướng nghiệp các em sẽ không trả lời một cách miễn cưỡng nhưng các em cũng chưa có nhiều mong đợi và kỳ vọng trong việc trao đổi với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp. Có thể trong thực tế cha mẹ chưa hiểu hết những sở thích, ý nguyện của các em, hơn nữa còn khiến các em cảm thấy bị áp đặt bởi những quan điểm mà cha mẹ đưa ra. Do vậy các em chưa đạt được những gì mà bản thân mong muốn từ cha mẹ. Điều này dẫn đến việc các em chưa thật sự mong đợi được trao đổi với cha mẹ về những định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Ở vị trí thứ mười “Không hài lòng với những quan điểm của cha mẹ” có ĐTB= 3,68. Có vị trí gần cuối là “Cảm thấy hào hứng khi trao đổi với cha mẹ về thông tin liên quan đến nghề nghiệp” với ĐTB= 3,63. Tuy xếp ở những vị trí gần cuối nhưng ĐTB vẫn nằm trong khoảng 3,4 – 4,19 thuộc mức độ
“đúng”, có nghĩa là các em vẫn cảm thấy hài lòng với những quan điểm mà cha mẹ đưa ra cũng như có sự hào hứng nhất định trong việc trao đổi với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Vị trí cuối cùng với ĐTB= 3,35 “Thích xin ý kiến chuyên gia hơn là ý kiến cha mẹ”. Đây là nội dung duy nhất trong tất cả các câu có ĐTB thuộc khoảng (2,6 – 3,39) ở mức độ “phân vân”. Có thể thấy, trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp các em sẽ thích nghe ý kiến chuyên gia hơn là ý kiến cha mẹ, vì chuyên gia sẽ có nhiều thông tin chính xác và đầy đủ hơn cha mẹ. Thêm vào đó chuyên gia thường sẽ không có sự áp đặt các em vào một hướng đi nào đó mà sẽ cho các em nhìn thấy nhiều con đường để có thể lựa chọn, cân nhắc. Tuy nhiên do đặc trưng địa bàn huyện Tân Hiệp, công tác hướng nghiệp cho học sinh chủ yếu là do trường học tổ chức với sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm mà chưa có bộ phận tư vấn học đường đảm nhiệm, do vậy các em chưa có nhiều cơ hội để được tiếp xúc với những chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp. Điều này cho thấy các em cảm thấy phân vân với câu hỏi này là hoàn toàn hợp lý.
Nhìn chung, với những biểu hiện về mặt xúc cảm trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp, các em đã có được sự quan tâm đồng thuận và những xúc cảm dương tính như hài lòng, thích thú,… Trong bảng hỏi này có 13 mục hỏi với 5 mục hỏi là tích cực và 8 mục hỏi là tiêu cực, dường như với những mục tiêu cực các em dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn và có số ĐTB tương đối cao so với các mục tích cực.
Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện xúc cảm của học sinh đối với hoạt động giao tiếp với cha mẹ
Mức độ biểu hiện xúc cảm Tần số Phần trăm (%) Cao 178 74,5 Trung bình 60 25,1 Thấp 1 0,4 Tổng 239 100%
Dựa vào kết quả của bảng 2.12 Ta thấy được về mặt biểu hiện xúc cảm các em đều ở mức khá cao. Với 178 em ở mức độ cao chiếm 74,5%, ở mức độ trung bình chỉ có 60 em chiếm tỉ lệ 25,1% và cuối cùng, với tỷ lệ 0,4% có 1 em có biểu hiện xúc cảm ở mức độ thấp. Hầu hết các em đều có những xúc cảm tích cực với hoạt động giao tiếp với cha mẹ, các em cảm thấy đồng ý và hài lòng với những ý kiến mà cha mẹ đưa ra, cũng như hào hứng và chú ý lắng nghe trong quá trình giao tiếp với cha mẹ. Trong thực tế khi cha mẹ trao đổi với con cái về những vấn đề chọn ngành, chọn nghề, chọn trường,… Vẫn luôn có sự trái ngược về quan điểm, xu hướng, điều này đôi khi dẫn đến sự tranh luận trong lúc trò chuyện. Có thể những tranh luận này sẽ làm các em cảm thấy khó chịu không thoải mái. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở một mức độ khác những tranh luận này là cơ hội để cha mẹ và con cái nói lên ý kiến, quan điểm của mình. Từ đó, sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong giao tiếp với cha mẹ. Điều này cũng giúp cha mẹ và con cái dễ dàng có được tiếng nói chung trong việc định hướng nghề nghiệp cho các em