Mức độ hứng thú Tần số Phần trăm (%)
Cao 66 27,6
Trung bình 148 61,9
Thấp 25 10,5
Điểm trung bình chung của mức độ hứng thú là 2,17 nằm ở mức độ trung bình trong khoảng biên giới liên tục (1,67 - 2,33) vì vậy ta có thể thấy mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 nằm ở mức độ trung bình chiếm 61,9% (tức 148 HS), mức độ cao chiếm 27,6% và mức độ hứng thú thấp chiếm 10,5%. Nhìn chung về hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 ở mức trung bình. Hầu hết các em có nhận thức tương đối đầy đủ, có nảy sinh xúc cảm dương tính trong quá trình giao tiếp, tuy nhiên lại chưa có sự chủ động và tích cực trong việc giao tiếp với cha mẹ. Do đó, hứng thú chỉ đạt mức độ trung bình.
Trong thực tế cha mẹ vẫn nhận định là con cái chưa có hứng thú giao tiếp với mình, các em chưa thể hiện hứng thú giao tiếp với cha mẹ qua hành vi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như: luôn tồn tại những rào cản, khó khăn giữa cha mẹ và con cái, việc trao đổi với cha mẹ chưa hỗ trợ được nhiều cho các em trong việc định hướng nghề nghiệp. Do vậy các em chưa có sự mong đợi, kỳ vọng đối với hoạt động này; học sinh lớp 12 đã có nhận định, hướng đi riêng theo mong muốn của bản thân nhưng cha mẹ chưa dành đủ thời gian để chia sẻ, quan tâm đến những nguyện vọng này của các em.
2.2.4.2. So sánh tương quan giữa hứng thú, nhận thức, xúc cảm và hành vi
a. Tương quan về điểm trung bình giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Bảng 2.16. Tương quan giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi theo điểm trung bình
STT Biến số Nhận thức Xúc cảm Hành vi
1 Nhận thức r=0,000** r=0.000**
2 Xúc cảm r=0.000** r=0.000**
Từ kết quả bảng 2.16 ta nhận thấy:
Giữa mặt nhận thức với mặt xúc cảm có tương quan hai chiều mạnh mẽ với mức ý nghĩa = 0,00. Điều này có nghĩa là khi HS có nhận thức đầy đủ ý nghĩa về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp, thì lúc này các em sẽ nảy sinh xúc cảm dương tính, có sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động giao tiếp với cha mẹ. Ngược lại khi HS có xúc cảm dương tính và sự đồng thuận cũng như hài lòng trong quá trình giao tiếp với cha mẹ thì các em sẽ nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp đối với việc định hướng nghề nghiệp.
Tiếp theo giữa mặt nhận thức và hành vi với mức ý nghĩa = 0,000 ta thấy được có sự tương quan hai chiều giữa hai mặt này. Tức là khi HS nhận thức được ý nghĩa của hoạt động giao tiếp trong việc định hướng nghề nghiệp thì sẽ có động lực giúp các em chủ động tích cực hơn trong giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp. Ngược lại khi các em đã có hành động tích cực chủ động trong giao tiếp với cha mẹ thì sẽ giúp các em có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Khi so sánh về xúc cảm và nhận thức ta thấy với mức ý nghĩa = 0,000 thì có sự tương quan hai chiều giữa xúc cảm và hành vi, như vậy khi các em có những xúc cảm dương tính, sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp thì điều này cũng sẽ thúc đẩy các em có sự chủ động tích cực hơn trong việc giao tiếp với cha mẹ. Thêm vào đó khi các em có những hành động chủ động và tích cực trong giao tiếp với cha mẹ thì các em dễ dàng nảy sinh xúc cảm dương tính, sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động này.
Tóm lại giữa ba biểu hiện xúc cảm, nhận thức và hành vi có sự tương quan thuận một cách mạnh mẽ. Khi một trong ba biểu hiện có sự biến động, các biểu hiện còn lại sẽ chịu sự ảnh hưởng nhất định.
b. Tương quan giữa mức độ hứng thú với mức độ nhận thức, mức độ xúc cảm và mức độ hành vi
Bảng 2.17. Tương quan giữa mức độ hứng thú với mức độ nhận thức, mức độ xúc cảm và mức độ hành vi STT Biến số Hứng thú Nhận thức Xúc cảm Hành vi 1 Hứng thú r=0.000** r=0,000** r=0.000** 2 Nhận thức r=0.000** r=0.000** r=0.000** 3 Xúc cảm r=0.000** r=0.000** r=0.000** 4 Hành vi r=0.000** r=0.000** r=0.000**
Kết quả bảng 2.17 cho thấy có sự tương quan hai chiều giữa mức độ hứng thú với các mức độ nhận thức, xúc cảm, hành vi cũng như giữa các mức độ này cũng có sự tương quan lẫn nhau với mức ý nghĩa = 0,00.
Mức độ hứng thú có mối tương quan chặt chẽ với cả ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi, nghĩa là khi có sự thay đổi ở ba biểu hiện này, mức độ hứng thú sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Khi HS có nhận thức càng đầy đủ và đúng đắn hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp, khi HS có xúc cảm ngày càng mạnh mẽ với hoạt động này cũng như có hành động ngày càng chủ động tích cực thì mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS ngày càng tăng. Ngược lại khi HS có sự hứng thú với hoạt động giao tiếp cao, các em sẽ đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa hoạt động, nảy sinh những xúc cảm tích cực cũng như chủ động hơn, tích cực hơn trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi cũng có mối tương quan hai chiều mạnh mẽ với nhau. Điều này cho thấy khi có sự thay đổi về mức độ ở một trong ba biểu hiện sẽ có những ảnh hưởng đến mức độ của các
biểu hiện còn lại. Đây là ba biểu hiện không thể tách rời của hứng thú và khi tác động vào một trong ba biểu hiện thì sẽ có những thay đổi nhất định về mức độ hứng thú cũng như các mức độ của hai biểu hiện còn lại.
2.2.5. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường, theo giới tính và theo trình độ học vấn của cha mẹ tính và theo trình độ học vấn của cha mẹ
2.2.5.1. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo giới tính Bảng 2.18. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo giới tính
Mức độ hứng thú Hứng thú thấp Hứng thú trung bình Hứng thú cao Kiểm nghiệm chi bình phương SL % SL % SL % Mức ý nghĩa=0,673 Nam 11 10,8 60 58,8 31 30,4 Nữ 14 10,2 88 64,2 35 25,5 Tổng 25 10,5 148 61,9 66 27,6
Dựa vào kết quả bảng 2.18 ta thấy với mức ý nghĩa = 0,673 thì không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa nam và nữ trong hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp ở HS lớp 12. Đối với HS nam có 30,4% (tương ứng 31 em) có hứng thú ở mức cao, đạt mức hứng thú trung bình có 58,8% (tương ứng 60 em) và ở mức hứng thú thấp có 10,8% (tương ứng 11 em). Đối với nữ có 25,5% ở mức hứng thú cao (tương ứng 35 em), đạt mức hứng thú trung bình có 64,2% (tương ứng 88 em) và ở mức hứng thú thấp có 10,5% (tương ứng 25 em).
Ta có thể nhận thấy hứng thú giao tiếp không chịu tác động bởi yếu tố giới tính. Một số người có quan điểm rằng các bạn nữ sẽ thể hiện tình cảm, chủ động chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn các bạn nam, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các bạn nữ có hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp cao hơn các bạn nam. Có thể về vấn đề định hướng nghề
nghiệp là vấn đề mang tính quyết định, có ảnh hưởng to lớn đến tương lai sau này của các em. Do vậy hầu hết hết các em đều có nhu cầu cũng như quan tâm đến vấn đề này.
2.2.5.2. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường
Địa bàn Huyện Tân Hiệp có 3 trường THPT, với trường THPT Tân Hiệp trực thuộc thị trấn Tân Hiệp, với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, bề dày lịch sử gần 40 năm thành lập, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng với đội ngũ giáo viên lâu năm nhiều kinh nghiệm đây là trường có nhiều HS nhất trong toàn huyện.
Tiếp theo là trường THPT Thạnh Đông, với vị trí địa lý nằm ngay trên tuyến quốc lộ 80 của tỉnh, được thành lập cách đây khoảng 20 năm, với cơ sở hạ tầng đã gần như hoàn thiện và có chất lượng giáo dục ổn định.
Riêng đối với trường THPT Thạnh Tây là một trường còn khá mới trong địa bàn huyện, thành lập vào năm 2009, với vị trí địa lý thuộc khu vực vùng sâu, chủ yếu hỗ trợ các em HS THPT trong khu vực không phải đi học quá xa… với đội ngũ giáo viên và công nhân viên trẻ trung và nhiệt huyết với nghề cũng như sự quan tâm hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, trường đang dần mở rộng quy mô, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.
Dù trong ba trường vẫn có những điểm đặc trưng khác nhau, tuy nhiên mỗi trường vẫn luôn đặt việc đào tạo giáo dục và hỗ trợ HS lên hàng đầu. Riêng đối với HS lớp 12 mỗi năm các trường luôn có những hoạt động hướng nghiệp để kết hợp với gia đình trong việc hỗ trợ các em trong việc định hướng nghề nghiệp.
Tìm hiểu kỹ hơn sự khác biệt về hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp ở mỗi trường, chúng tôi đã tiến hành phân tích số liệu như bảng 2.19.
Bảng 2.19. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường Mức độ hứng thú Hứng thú thấp Hứng thú trung bình Hứng thú cao Kiểm nghiệm Chi bình phương SL % SL % SL % Mức ý nghĩa=0,125 THPT Thạnh Tây 7 10,0 41 58,6 22 31,4 THPT Thạnh Đông 10 18,9 28 52,8 15 28,3 THPT Tân Hiệp 8 6,9 79 68,1 29 25,0 Tổng 25 8,4 148 64,0 66 27,6
Theo bảng 2.19 ta thấy với mức ý nghĩa mức ý nghĩa = 0,125 thì không có sự khác biệt về hứng giao tiếp với cha mẹ ở các trường trong địa bàn huyện Tân Hiệp. Ở mức độ hứng thú cao, đứng đầu là trường THPT Thạnh Tây với 31,4% (tương ứng 21 em), ở mức hứng thú trung bình đứng đầu là trường THPT Tân Hiệp có tỉ lệ 68,1% (tương ứng 79 em) và ở mức hứng thú thấp có tỉ lệ cao nhất là trường THPT Thạnh Đông với tỉ lệ phần trăm là 18,9% (tương ứng 10 em). Nhìn chung các tỉ lệ chênh lệch không nhiều và chưa có sự khác biệt đáng kể giữa các trường về hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12. Điều này cho thấy, với những địa bàn khác nhau của huyện, những sự khác biệt về điều kiện kinh tế thì không có quá nhiều tác động đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12. Cả ba trường trong huyện, dù mỗi trường có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau nhưng công tác hướng nghiệp cho các em thì luôn được nhà trường kết hợp với các bậc cha mẹ HS quan tâm và hỗ trợ hết mình. Như vậy, dù ở thị trấn hay vùng sâu, vùng xa thì các em vẫn có hứng thú giao tiếp với cha mẹ tương tự nhau về định hướng nghề nghiệp.
2.2.5.3. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn của cha mẹ
a. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn của cha
Bảng 2.20. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn của cha Mức độ hứng thú Hứng thú thấp Hứng thú trung bình Hứng thú cao Kiểm nghiệm Chi bình phương SL % SL % SL % Mức ý nghĩa=0,041 Dưới 12/12 16 10,3 98 62,8 42 26,9 12/12 7 14,3 34 69,4 8 16,3 Trên 12/12 2 5,9 16 47,1 16 47,1 Tông 25 8,4 148 64,0 66 27,6
Từ kết quả bảng 2.20 ta thấy với mức ý nghĩa = 0,041<0.05 có sự khác biệt ý nghĩa về hứng thú giao tiếp với cha mẹ giữa các trình độ học vấn khác nhau của cha. Ở mức hứng thú cao có tỉ lệ phần trăm cao nhất là trình độ học vấn của cha trên 12/12 với 47,1% (tương ứng 16 em). Ở mức hứng thú trung bình và thấp với tỉ lệ cao nhất là trình độ học vấn 12/12 có tỉ lệ phần trăm lần lượt như sau 69,4% (tương ứng 34 em) và 14,3% (tương ứng 7 em). Ta nhận thấy khi trình độ học vấn của cha càng cao thì HS lớp 12 càng có hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Với trình độ học vấn của cha là 12/12, HS có thể chưa có nhiều hứng thú khi giao tiếp với cha mẹ và khi trình độ học vấn của cha là dưới 12/12 HS vẫn
có hứng thú nhất định trong việc giao tiếp với cha mẹ. Trong thực tế, những thông tin mà cha cung cấp thường mang tính lí trí, thiên về con số và thực tế, vì thế trình độ học vấn của cha sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12. Bạn NQT đang học tại trường THPT Thạnh Đông cho biết: “Cha em thường nói gắn gọn, chỉ nói những vấn đề chính”.
b. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn của mẹ
Bảng 2.21. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn của mẹ Mức độ hứng thú Hứng thú thấp Hứng thú trung bình Hứng thú cao Kiểm nghiệm Chi bình phương SL % SL % SL % Mức ý nghĩa=0,58 Dưới 12/12 19 10,9 111 63,4 45 25,7 12/12 5 12,5 22 55,0 13 32,5 Trên 12/12 1 4,2 15 62,5 8 33,3 Tổng 25 8,4 148 64,0 66 27,6
Dựa vào bảng 2.21. ta thấy với mức ý nghĩa = 0,58 cho thấy không có sự khác biệt về hứng thú giao tiếp với cha mẹ giữa các trình độ học vấn khác nhau của mẹ.
Cụ thể như sau: Với trình độ học vấn của mẹ là dưới 12/12 có 5,7% (tương ứng 45 em) ở mức hứng thú cao, ở mức độ hứng thú trung bình có 63,4% (tương ứng 111 em), và ở mức độ hứng thú thấp 10,9% (tương ứng 19
em); Đối với trình độ học vấn của mẹ là 12/12 ở mức hứng thú cao có 32,5% (tương ứng 13 em), tiếp theo có 55,0% (tương ứng 22 em) có mức hứng thú trung bình, ở mức độ hứng thú thấp có 12,5% (tương ứng 5 em); Còn ở trình độ học vấn của mẹ là trên 12/12 ở mức hứng thú cao có 33,3% (tương ứng 8 em), có 62,5% (tương ứng 15 em) ở mức độ hứng thú trung bình và ở mức độ hứng thú thấp có 4,2% (tương ứng 1 em).
Ta thấy rằng dù trình độ học vấn của mẹ như thế nào cũng ít có ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12. Trong thực tế, người mẹ thường là nơi con gửi gắm và chia sẻ những tâm tư tình cảm của bản thân về những ước mơ, mong đợi, dự định trong tương lai... Và sẽ là người cho con những những gợi ý thiên về cảm xúc nhiều hơn, có lẽ vì thế trình độ học vấn không có nhiều ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12.
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 học sinh lớp 12
Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12
Từ phía Cha mẹ Từ phía con
STT Yếu tố ĐTB Thứ
bậc STT Yếu tố ĐTB Thứ bậc
1
Sự quan tâm của cha mẹ dành cho con. 3,28 3 6.7 Mong muốn tìm hiểu kiến thức liên quan đến việc định hướng nghề 3,31 5 2 Sự kỳ vọng của cha mẹ về tương lai của con.
3,54 1 6.8
Luôn tôn trọng ý kiến
Từ phía Cha mẹ Từ phía con
STT Yếu tố ĐTB Thứ
bậc STT Yếu tố ĐTB Thứ bậc