2.2.4.1. Mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12
Ta thấy được hầu hết các em có nhận thức tương đối đầy đủ, có nảy sinh xúc cảm dương tính nhưng chưa có hành động chủ động tích cực trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp. Để đưa ra mức độ hứng thú cho HS lớp 12, chúng tôi tiến hành tích hợp cả biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi theo nguyên tắc như sau:
Hứng thú ở mức độ cao khi có nhận thức ở mức tương đối đầy đủ, có nảy sinh xúc cảm dương tính một cách mạnh mẽ và có hành vi chủ động tích cực trong giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Hứng thú ở mức độ trung bình khi nhận thức có thể chưa đầy đủ nhưng đã có nảy sinh xúc cảm dương tính cũng như có những hành vi chủ động trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Hứng thú ở mức độ thấp khi không có nảy sinh những xúc cảm dương tính và không có hoạt động tích cực chủ động trong giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Sau khi tiến hành tích hợp, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.15
Bảng 2.15. Mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ
Mức độ hứng thú Tần số Phần trăm (%)
Cao 66 27,6
Trung bình 148 61,9
Thấp 25 10,5
Điểm trung bình chung của mức độ hứng thú là 2,17 nằm ở mức độ trung bình trong khoảng biên giới liên tục (1,67 - 2,33) vì vậy ta có thể thấy mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 nằm ở mức độ trung bình chiếm 61,9% (tức 148 HS), mức độ cao chiếm 27,6% và mức độ hứng thú thấp chiếm 10,5%. Nhìn chung về hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 ở mức trung bình. Hầu hết các em có nhận thức tương đối đầy đủ, có nảy sinh xúc cảm dương tính trong quá trình giao tiếp, tuy nhiên lại chưa có sự chủ động và tích cực trong việc giao tiếp với cha mẹ. Do đó, hứng thú chỉ đạt mức độ trung bình.
Trong thực tế cha mẹ vẫn nhận định là con cái chưa có hứng thú giao tiếp với mình, các em chưa thể hiện hứng thú giao tiếp với cha mẹ qua hành vi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như: luôn tồn tại những rào cản, khó khăn giữa cha mẹ và con cái, việc trao đổi với cha mẹ chưa hỗ trợ được nhiều cho các em trong việc định hướng nghề nghiệp. Do vậy các em chưa có sự mong đợi, kỳ vọng đối với hoạt động này; học sinh lớp 12 đã có nhận định, hướng đi riêng theo mong muốn của bản thân nhưng cha mẹ chưa dành đủ thời gian để chia sẻ, quan tâm đến những nguyện vọng này của các em.
2.2.4.2. So sánh tương quan giữa hứng thú, nhận thức, xúc cảm và hành vi
a. Tương quan về điểm trung bình giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Bảng 2.16. Tương quan giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi theo điểm trung bình
STT Biến số Nhận thức Xúc cảm Hành vi
1 Nhận thức r=0,000** r=0.000**
2 Xúc cảm r=0.000** r=0.000**
Từ kết quả bảng 2.16 ta nhận thấy:
Giữa mặt nhận thức với mặt xúc cảm có tương quan hai chiều mạnh mẽ với mức ý nghĩa = 0,00. Điều này có nghĩa là khi HS có nhận thức đầy đủ ý nghĩa về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp, thì lúc này các em sẽ nảy sinh xúc cảm dương tính, có sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động giao tiếp với cha mẹ. Ngược lại khi HS có xúc cảm dương tính và sự đồng thuận cũng như hài lòng trong quá trình giao tiếp với cha mẹ thì các em sẽ nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp đối với việc định hướng nghề nghiệp.
Tiếp theo giữa mặt nhận thức và hành vi với mức ý nghĩa = 0,000 ta thấy được có sự tương quan hai chiều giữa hai mặt này. Tức là khi HS nhận thức được ý nghĩa của hoạt động giao tiếp trong việc định hướng nghề nghiệp thì sẽ có động lực giúp các em chủ động tích cực hơn trong giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp. Ngược lại khi các em đã có hành động tích cực chủ động trong giao tiếp với cha mẹ thì sẽ giúp các em có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Khi so sánh về xúc cảm và nhận thức ta thấy với mức ý nghĩa = 0,000 thì có sự tương quan hai chiều giữa xúc cảm và hành vi, như vậy khi các em có những xúc cảm dương tính, sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp thì điều này cũng sẽ thúc đẩy các em có sự chủ động tích cực hơn trong việc giao tiếp với cha mẹ. Thêm vào đó khi các em có những hành động chủ động và tích cực trong giao tiếp với cha mẹ thì các em dễ dàng nảy sinh xúc cảm dương tính, sự đồng thuận và hài lòng với hoạt động này.
Tóm lại giữa ba biểu hiện xúc cảm, nhận thức và hành vi có sự tương quan thuận một cách mạnh mẽ. Khi một trong ba biểu hiện có sự biến động, các biểu hiện còn lại sẽ chịu sự ảnh hưởng nhất định.
b. Tương quan giữa mức độ hứng thú với mức độ nhận thức, mức độ xúc cảm và mức độ hành vi
Bảng 2.17. Tương quan giữa mức độ hứng thú với mức độ nhận thức, mức độ xúc cảm và mức độ hành vi STT Biến số Hứng thú Nhận thức Xúc cảm Hành vi 1 Hứng thú r=0.000** r=0,000** r=0.000** 2 Nhận thức r=0.000** r=0.000** r=0.000** 3 Xúc cảm r=0.000** r=0.000** r=0.000** 4 Hành vi r=0.000** r=0.000** r=0.000**
Kết quả bảng 2.17 cho thấy có sự tương quan hai chiều giữa mức độ hứng thú với các mức độ nhận thức, xúc cảm, hành vi cũng như giữa các mức độ này cũng có sự tương quan lẫn nhau với mức ý nghĩa = 0,00.
Mức độ hứng thú có mối tương quan chặt chẽ với cả ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi, nghĩa là khi có sự thay đổi ở ba biểu hiện này, mức độ hứng thú sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Khi HS có nhận thức càng đầy đủ và đúng đắn hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp, khi HS có xúc cảm ngày càng mạnh mẽ với hoạt động này cũng như có hành động ngày càng chủ động tích cực thì mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS ngày càng tăng. Ngược lại khi HS có sự hứng thú với hoạt động giao tiếp cao, các em sẽ đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa hoạt động, nảy sinh những xúc cảm tích cực cũng như chủ động hơn, tích cực hơn trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
Giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành vi cũng có mối tương quan hai chiều mạnh mẽ với nhau. Điều này cho thấy khi có sự thay đổi về mức độ ở một trong ba biểu hiện sẽ có những ảnh hưởng đến mức độ của các
biểu hiện còn lại. Đây là ba biểu hiện không thể tách rời của hứng thú và khi tác động vào một trong ba biểu hiện thì sẽ có những thay đổi nhất định về mức độ hứng thú cũng như các mức độ của hai biểu hiện còn lại.