học sinh lớp 12
Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12
Từ phía Cha mẹ Từ phía con
STT Yếu tố ĐTB Thứ
bậc STT Yếu tố ĐTB Thứ bậc
1
Sự quan tâm của cha mẹ dành cho con. 3,28 3 6.7 Mong muốn tìm hiểu kiến thức liên quan đến việc định hướng nghề 3,31 5 2 Sự kỳ vọng của cha mẹ về tương lai của con.
3,54 1 6.8
Luôn tôn trọng ý kiến
Từ phía Cha mẹ Từ phía con
STT Yếu tố ĐTB Thứ
bậc STT Yếu tố ĐTB Thứ bậc
3
Thói quen chia sẻ, trò chuyện của cha mẹ và con.
3,18 5 6.9
Sự tin tưởng của con đối với cha mẹ
3,27 6
4
Thời gian cha mẹ dành để trò chuyện cùng con. 3,07 6 6.10 Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình 3,66 2 5
Thái độ của cha mẹ đối với con trong lúc trò chuyện 3,44 2 6.11 Nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề 3,80 1 6 Kiến thức của cha mẹ về các vấn đề liên quan đến sự định hướng nghề nghiệp 3,26 4 6.12 Cá tính mạnh mẽ hay yếu đuối của bản thân 3,50 3 ĐTB chung 3,3 ĐTB chung 3,48
Qua bảng 2.22. ta thấy, các yếu tố từ phía cha mẹ có ĐTB chung là 3,3 nằm trong khoảng (ĐTB = 2,6 – 3,39) thuộc khoảng “bình thường”, có nghĩa là theo HS các yếu tố từ phía cha mẹ chưa có ảnh hưởng lớn đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ các em.
HS cho là ảnh hướng nhất đó là “Sự kỳ vọng của cha mẹ về tương lai của con” với ĐTB= 3,54. Yếu tố này có ảnh hưởng đến các em nhiều nhất, có thể vì các em cảm thấy bị áp lực với những điều mà cha mẹ hy vọng các em làm được (đạt được thành tích học tập cao, ngoan ngoãn, không cãi lời cha
mẹ…). Tuy nhiên ở một góc độ khác, theo các em những kỳ vọng này cũng sẽ giúp các em nỗ lực và cố gắng hơn trong học tập, cố gắng để đạt được những gì mà cha mẹ mong muốn. Bạn BTPM đang học tại trường THPT Tân Hiệp chia sẻ: “Khi bị cha mẹ la rầy em thấy rất áp lực nhưng như vậy em mới cố gắng học tập hơn”.
“Thái độ của cha mẹ đối với con trong lúc trò chuyện” với ĐTB= 3,44, ở vị trí thứ hai. Yếu tố này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hứng thứ giao tiếp với cha mẹ của các em, khi mà từng thời điểm, từng hoàn cảnh với thái độ khác nhau của cha mẹ sẽ tạo cho các em hứng thú không giống nhau trong khi trò chuyện, chia sẻ với cha mẹ. Bạn PTN ở trường THPT Thạnh Tây chia sẻ: “Em nói chuyện với cha mẹ cũng tùy lúc, có lúc vui thì nói nhiều chứ khi cha mẹ đang tức giận thì nói gì được ạ”.
HS có sự đánh giá với các yếu tố khác chỉ ở mức bình thường. Sự quan tâm của cha mẹ (ĐTB= 3.28), kiến thức của cha mẹ (ĐTB= 3,26), thói quen chia sẻ (ĐTB= 3,18). Ta có thể hiểu được với các em thì trình độ học vấn, thói quen chia sẻ hay là sự quan tâm của cha mẹ chưa có ảnh hưởng quá lớn đến hứng thú giao tiếp của các em với cha mẹ. Có thể, điều mà các em cần ở cha mẹ là sự thông cảm và chấp nhận với những nguyện vọng tâm tư của bản thân. Dù có những lúc các em mắc phải những sai lầm hay suy nghĩ chưa đúng đắn thì điều mà các em cần ở các bậc cha mẹ đó là sự lắng nghe, chia sẻ và phân tích chứ không phải là sự chỉ trích, rầy la.
Ở vị trí cuối cùng là yếu tố “Thời gian cha mẹ dành để trò chuyện cùng con” có ĐTB= 3,07. Theo các em, yếu tố thời gian ít ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp, quan trọng không phải là việc mỗi ngày cha mẹ có thể dành cho các em bao nhiêu thời gian để trò chuyện, mà quan trọng là các em cảm thấy như thế nào trong những khoảng thời gian đó, không phải là trò chuyện với nhau bao lâu mỗi ngày mà là cuộc trò chuyện có đạt được sự thống nhất, hài lòng hay không và hài lòng ở mức độ nào.
Đối với yếu tố từ phía con có ĐTB chung= 3,48 nằm trong khoảng (ĐTB = 3,4 – 4,19) thuộc khoảng “ảnh hưởng”, ở đây ta thấy được theo nhận định của các em HS, những yếu tố từ chính các em sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ, cụ thể như sau:
Yếu tố quan trọng nhất đó là “Nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề” với ĐTB= 3,80. Khi các em nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng nghề, cũng như hoạt động giao tiếp với cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp các em định hướng nghề nghiệp, điều này sẽ có ảnh hưởng đến mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiềp của các em.
Với ĐTB= 3,66, yếu tố “Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình” ở vị trí thứ hai. Các em có quan tâm đến những nguồn lực từ phía gia đình và sự phù hợp của nghề nghiệp với kinh tế gia đình, và việc giao tiếp với cha mẹ giúp các em có được những thông tin này, vì thế yếu tố này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12. Bạn NAQ là HS tại trường THPT Tân Hiệp cho biết: “Em sẽ chọn trường và mức chi tiêu mà cha mẹ em có thể lo được cho em”.
Xếp thứ bậc ba “Cá tính mạnh mẽ hay yếu đuối của bản thân” có ĐTB = 3,50. Ta thấy đối với HS lớp 12 việc các em có tính cách như thế nào sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp. Có thể với những em có cá tính mạnh mẽ sẽ dễ nảy sinh những mâu thuẫn, tranh luận trong cuộc trò chuyện với cha mẹ còn những em có cá tính yếu đuối hơn thì sẽ dễ dàng chấp nhận những quan điểm hay những quyết định mà cha mẹ đặt ra. Mỗi cá tính đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau cần có sự tinh tế, khéo léo của cha mẹ để việc trao đổi giao tiếp với con về định hướng nghề nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo nhận định của các em yếu tố tôn trọng ý kiến của cha mẹ (ĐTB= 3.35) và yếu tố mong muốn tìm hiểu kiến thức (ĐTB= 3.31) là chưa có nhiều ảnh hưởng đến mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12. Có thể các em cho rằng con cái tôn trọng cha mẹ là điều đương nhiên, vì cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi nấng bản thân. Cũng như cha mẹ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, sẽ giúp các em có được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Thêm vào đó, những thông tin về nghề nghiệp các em có thể tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau như thầy (cô), bạn bè, mạng xã hội,….
Xếp ở vị trí cuối cùng “Sự tin tưởng của con đối với cha mẹ” có ĐTB= 3,27. Yếu tố này nằm trong khoảng ít ảnh hưởng cho thấy chưa có mối liên hệ giữa việc cha mẹ có tin tưởng vào con hay không với việc con có hứng thú giao tiếp với cha mẹ hay không.
Nhìn chung, những yếu tố từ phía cha mẹ ít ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 hơn so với các yếu tố từ phía con, Tuy nhiên những yếu tố này vẫn có phần nào tác động đến hứng thú ở các em, có thể tích cực hay tiêu cực, tùy vào mỗi hoàn cảnh và mức độ khác nhau. Thông qua những yếu tố này ta có thể nhận thấy hầu hết các em đều đã nhận thức được về ý nghĩa của hoạt động hướng nghiệp, có quan tâm đến hoàn cảnh gia đình và những kỳ vọng của cha mẹ.