Cách quy đổi điểm trung bình sang các mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 61)

Mức độ Điểm trung bình Mức độ Nhận thức (15 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Xúc cảm (13 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Hành vi (15 câu) 3,66 -5 Cao 2,33 -3,65 Trung bình 1 – 2,32 Thấp Bảng 2.5. Quy tắc xác định mức độ hứng thú Mức độ Quy tắc Các trường hợp Cao

Cả ba mặt đều cao Cao - Cao - Cao Hai mặt xúc cảm và hành

vi ở mức độ cao, nhận thức ở mức trung bình

Trung bình - Cao - Cao

Trung bình

Cả ba mặt đều trung bình Trung bình - Trung bình - Trung bình Hai mặt trung bình trở lên,

trong đó xúc cảm và hành vi ở mức trung bình hoặc cao

Cao - Trung bình - Trung bình Trung bình - Cao - Trung bình Trung bình - Trung bình - Cao Cao - Trung bình - Cao

Cao - Cao - Trung bình

Thấp – Trung bình – Trung bình Thấp Xúc cảm hoặc hành vi ở mức thấp Trung bình - Trung bình - Thấp Cao - Trung bình - Thấp Thấp - Trung bình - Thấp Hai mặt thấp Trung bình - Thấp - Thấp

b. Phiếu phỏng vấn

Người viết tiến hành phỏng vấn HS và cha mẹ HS về các vấn đề liên quan đến nội dung bảng hỏi cũng như hứng thú giao tiếp với cha mẹ để làm rõ kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra.

c. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát

Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý các dữ liệu thu được, bao gồm một số phép thống kê như:

-Kiểm định độ tin cậy -Tính tần số

-Điểm trung bình

-Độ lệch chuẩn: dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn

-Phân tích so sánh: trong việc nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dùng so sánh điểm trung bình. Các điểm trung bình được coi là khác nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p<0.05. Trong đó, chúng tôi dùng kiểm định kiểm định Chi – bình phương (chi-square) để kiểm định mức độ hứng thú.

-Phân tích tương quan: chúng tôi sử dụng tương quan pearson để tìm hiểu mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi theo điểm trung bình của từng mặt.

2.1.2.3. Quá trình tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu làm 4 giai đoạn

Giai đoạn 1:Nghiên cứu lý luận

Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu khảo sát ý kiến mở. Căn cứ vào giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu đã phát phiếu khảo sát ý kiến sử dụng câu hỏi mở về những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu đã phát 30 phiếu thăm dò bằng câu hỏi mở cho HS trường THPT Tân Hiệp.

Giai đoạn 3: Xây dựng phiếu khảo sát thử nghiệm. Sau khi thu được 30 phiếu thăm dò ý kiến bằng câu hỏi mở và tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, người nghiên cứu đã xây dựng phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm. Ở giai đoạn này, người nghiên cứu đã phát ra 30 phiếu cho HS.

Giai đoạn 4: Từ kết quả thu được, người nghiên cứu xây dựng, phiếu thăm dò ý kiến chính thức phát cho HS.

2.2. Thực trạng hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Nhận thức về giao tiếp với cha mẹ

2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giao tiếp với cha mẹ

Câu hỏi 1 chúng tôi tìm hiểu nhận thức của HS về tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp, chúng tôi dựa trên câu hỏi 1 với ba mức độ rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giao tiếp với cha mẹ Tầm quan trọng của việc giao Tầm quan trọng của việc giao

tiếp với cha mẹ Số lượng Phần trăm (%)

Rất quan trọng 115 48,1%

Quan trọng 119 49,8%

Không quan trọng 5 2,1%

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy có 119 HS cho rằng việc giao tiếp với cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 49,8% , có 48,1% HS cho rằng việc giao tiếp với cha mẹ là rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp và chỉ có 2,1% HS cho rằng hoạt động này không quan trọng. Từ đó ta thấy đa số các em HS đã nhận thức đúng và đánh giá rất cao về tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong

chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp cho bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các em có thể chọn được một hướng đi phù hợp sau khi học xong 12. Bạn VTKP chia sẻ: “Em và các bạn đều biết để định hướng nghề nghiệp một cách tốt nhất, thì cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng, vì cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống cũng như có nhiều hiểu biết để giúp em đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất.

Thêm vào đó người nghiên cứu có thu thập được một số ý kiến về lý do vì sao HS lựa chọn mức độ quan trọng của hứng thú giao tiếp trong việc định hướng nghề nghiệp cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.7. Lý do học sinh lựa chọn mức độ quan trọng của hứng thú giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp

STT Nội dung Tần số Phần trăm (%)

1 Định hướng nghề nghiệp 21 2.1%

2 Cha mẹ hiểu được ước mơ, nguyện vọng 5 5.2%

3 Quyết định tương lai 19 19.8%

4 Tự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân 5 5.2%

5 Cha mẹ là người có kinh nghiệm 24 25.0%

6 Phù hợp với hoàn cảnh gia đình 12 12.5%

7 Cha mẹ mong muốn con chọn nghề phù

hợp 3 3.1%

8 Tin tưởng ý kiến của cha mẹ 4 4.2%

9 Cha mẹ giúp chon tự tin lựa chọn nghề

nghiệp 1 1.0%

10 Chọn nghề phù hợp với bản thân 16 16.7%

11 Chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích 1 1.0%

12 Có được sự ủng hộ của cha mẹ 4 4.2%

13 Hiểu được mong muốn của bản thân 3 3.1% 14 Có thêm nhiều sự chọn về nghề nghiệp 2 2.1%

Qua bảng 2.7 ta thấy, học sinh có hứng thú giao tiếp với cha mẹ vì các em tin tưởng vào kinh nghiệm của cha mẹ, bằng chứng trong 120 lượt trả lời, có 24 lượt lựa chọn lý do vì “cha mẹ là người có kinh nghiệm”. Các em cho rằng kinh nghiệm của cha mẹ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các em trong việc định hướng nghề nghiệp.

Kế đến là ý kiến “định hướng nghề nghiệp” 21 lượt lựa chọn, ở đây việc định hướng nghề thông qua hoạt động giao tiếp được các em chú trọng và quan tâm. Có 19 lượt trả lời lý do là “quyết định tương lai” các em cho rằng việc trao đổi với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp sẽ có những tác động đến tương lai của các em sau này. Sự lựa chọn này phần nào khẳng định vai trò và vị trí của cha mẹ đối với tương lai của các em. Yếu tố “chọn nghề phù hợp với bản thân” có 16 lượt lựa chọn. “Phù hợp với hoàn cảnh gia đình” có 12 lượt lựa chọn như vậy việc trao đổi với cha mẹ sẽ giúp các em có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình. Kế tiếp là “Tự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân” với 5 lượt lựa chọn, một số em cũng cho rằng các em cần tự lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Xếp kế có cùng có 4 lượt lựa chọn là “Có được sự ủng hộ của cha mẹ” và “Tin tưởng ý kiến của cha mẹ”, ta thấy thông qua hoạt động giao tiếp với cha mẹ, các em có được sự ủng hộ và tin tưởng từ phía cha mẹ. Tiếp theo cùng có 1 lượt lựa chọn là “Chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích” và “Cha mẹ giúp con tự tin lựa chọn nghề nghiệp”.

Nhìn chung có rất nhiều lý do để các em đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động giao tiếp, nhưng những lý do này hầu hết đều xuất phát từ nhận thức đúng đắn của các em về hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các em. Hầu hết các lý do mà các em đưa ra đều cho thấy các em có sự tin tưởng vào kinh nghiệm, khả năng, cách nhìn nhận của cha mẹ. Các em tin tưởng rằng cha mẹ sẽ giúp đỡ các em rất nhiều trong việc

định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và những lựa chọn này sẽ phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân, cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, một số em cũng thể hiện mong muốn tự lựa chọn nghề nghiệp theo ý nguyện của bản thân. Tuy nhiên, các em vẫn đề cập đến vai trò định hướng của cha mẹ.

2.2.1.2. Nhận thức về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12

Yếu tố nhu cầu là một yếu tố vô cùng quan trọng vì khi các em nhận thức được nhu cầu giao tiếp với cha mẹ, cũng như nảy sinh những xúc cảm dương tính với hoạt động giao tiếp với cha mẹ, thì sẽ thúc đẩy các em có hành động giao tiếp với cha mẹ.

Bảng 2.8. Nhận thức về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12:

Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ Số lượng Phần trăm (%)

Có 218 91,2

Không 18 7,5

Không quan tâm 3 1,3

Qua bảng 2.8 ta thấy phần lớn các em đều có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ, chiếm 91,2%, số lượng HS không có nhu cầu chiếm 7,5% và không quan tâm chỉ chiếm 1,3%.

Nhìn chung các em đều nhận thức được nhu cầu giao tiếp với cha mẹ về vấn đề định hướng nghề nghiệp. Các em hiểu rằng thông qua việc trao đổi và trò chuyện với cha mẹ sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc chọn nghề cho bản thân. Tuy nhiên, trong thực tế một số bậc cha mẹ nhận định con mình chưa có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ. Ông VNP cho biết: “Con tôi không nói với tôi nhiều về những nguyện vọng hay mong muốn của nó về nghề nghiệp trong tương lai. Tôi nghĩ nó cảm thấy điều đó không cần thiết”. Ở đây ta thấy

có sự mâu thuẫn giữa nhận thức của HS lớp 12 với những nhận định của cha mẹ về nhu cầu giao tiếp. Vậy điều gì khiến các em chưa thể hiện những nhu cầu của bản thân để cha mẹ có thể hiểu, hay nói cách khác điều gì làm cha mẹ chưa cảm nhận được nhu cầu giao tiếp của con cái mình.

2.2.1.3. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp

Việc giao tiếp trao đổi với cha mẹ có rất nhiều ý nghĩa cho HS lớp 12 trong việc định hướng nghề nghiệp, vậy đó là những ý nghĩa nào và các em có đánh giá như thế nào về những ý nghĩa này. Kết quả thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh

STT Ý nghĩa ĐTB ĐLC

1 Cung cấp rất nhiều thông tin về nghề nghiệp. 3,76 0,860

2 Khiến em gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn

nghề nghiệp. 3,56 0,857

3 Không hỗ trợ được gì cho em trong việc định

hướng nghề nghiệp. 3,95 0,831

4 Giúp em biết được tỷ lệ chọi của nghề ở các

trường khác nhau. 3,22 0,989

5 Được cha mẹ tạo cơ hội cho em tham gia nhiều

chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề. 3,55 1,047 6 Giúp em nhận ra sở trường của bản thân, từ đó

em nhận ra nhiều nghề có thể lựa chọn. 3,77 0,921

7 Được cha mẹ giới thiệu thêm nhiều trường khác

STT Ý nghĩa ĐTB ĐLC

8 Giúp em nhận ra cơ hội việc làm trong tương lai

của nhiều nghề khác nhau. 3,77 0,772

9 Giúp em biết thêm nhiều loại hình đào tạo như

đào tạo từ xa, chính quy, tại chức… 3,37 0,920

10

Giúp em đánh giá được tính cách của em có phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp mà em đã lựa chọn hay không.

3,80 0,846

11 Giúp em lựa chọn được loại hình đào tạo phù

hợp. 3,64 0,808

12 Giúp em chọn trường học phù hợp với điều kiện

kinh tế gia đình. ? 4,06 0,719

13 Giúp em biết thêm nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. 3,58 0,870 14 Giúp em ý thức được rằng, không nên dựa hoàn

toàn vào ý kiến của bạn bè khi chọn nghề. 3,91 0,942

15 Định hướng cho em tự quyết định nghề trong

tương lai. 4,13 0,815

Trung bình chung 3,69

Kết quả ở bảng 2.9 cho ta thấy nhận thức của HS về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha mẹ là mức “đúng” với ĐTB chung là 3,69 trong khoảng (ĐTB = 3,4 – 4,19). Nghĩa là HS đã nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp. Trong đó hoạt động giao tiếp với cha mẹ giữ vai trò “Định hướng cho HS tự quyết định nghề trong tương lai” có ĐTB = 4,13 xếp thứ hạng cao nhất,

cho thấy HS đã nhận thức được ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha mẹ có tính chất định hướng giúp các em tự chọn ngành, chọn nghề. Ta thấy, được các em có mong muốn tự lựa chọn nghành nghề cho bản thân dựa trên sự định hướng của cha mẹ. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số em HS về vấn đề này, hầu hết các em đều chia sẻ rằng bản thân hi vọng được tự quyết định nghề nghiệp theo mong muốn của bản thân và cha mẹ sẽ giữ vai trò định hướng để các em tránh được những sai lầm vì chưa nhìn nhận được nhiều mặt của vấn đề.

Tiếp theo “Giúp em chọn trường học phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình” có ĐTB = 4,06, xếp thứ hai. Điều này cho thấy khi giao tiếp với cha mẹ các em sẽ hiểu rõ hơn về nguồn lực và sự hỗ trợ từ phía gia đình. Các em nhận thức được thông qua việc giao tiếp với cha mẹ sẽ xác định được những nguồn lực của gia đình và chọn được nghề phù hợp như ông VTT (phụ huynh em VTKP trường THPT Thạnh Đông) cho biết: “Điều kiện kinh tế gia đình sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến quyết định chọn trường chọn nghề cho con tôi vì tôi phải biết được mình có đủ khả năng đóng học phí cho con mỗi năm hay không”. Chính cha mẹ sẽ là người hiểu rõ nhất về khả năng kinh tế của bản thân từ đó sẽ giúp con xác định và lựa chọn trường học, nghành học phù hợp nhất để việc đi học của con không tạo thành một gánh nặng quá lớn lên kinh tế gia đình. Ông bà ta có câu: “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” với mỗi điều kiện hoàn cảnh gia đình khác nhau cha mẹ sẽ là người có thể gợi ý cho con hướng đi nào là phù hợp nhất với điều kiện gia đình ở từng thời điểm khác nhau.

Ở vị trí thứ ba là “Không hỗ trợ được gì cho em trong việc định hướng nghề nghiệp” với ĐTB = 3,95. Đây là câu hỏi gần như phủ định hoàn toàn vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con với cách tính điểm ngược ta nhận thấy các em hầu như không đồng ý với quan điểm này. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn HS lớp 12 tại trường THPT Tân Hiệp về vấn

đề này bạn NAQ cho biết: “Dù có như thế nào thì ý kiến của cha mẹ vẫn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của chúng em sau này”. Có thể trong thực tế các em chưa chủ động chia sẻ với cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)