Kết quả đạt được, đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 68 - 71)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả đạt được, đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm

3.4.1. Kết quả đạt được

Sau tiến trình công tác xã hội cá nhân này tôi đã đạt được một số kết quả sau: - Vấn đề lao động sớm của thân chủ đã được giải quyết, không còn tình trạng lao động sớm nữa.

- Tạo được sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức cảm xúc và hành vi từ tâm trạng buồn chán, mặc cảm về gia đình và bản thân trạng sang trạng thái lạc quan, có ý chí vươn lên.

- Sau tiến trình giúp đỡ này, đã khơi dậy được năng lực ý chí phấn đấu của thân chủ, thân chủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai của bản thân mình, và tiếp tục quay trở lại đi học.

- Tư vấn thành công trong việc khuyến khích mẹ thân chủ (lao động chính) tham gia vào việc kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và khuyến khích vay vốn để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.

3.4.2. Đánh giá kết quả

Mọi hoạt động trợ giúp được thực hiện lần lượt theo trình tự đã vạch ra. Nhân viên công tác xã hội đề ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết để việc can thiệp đạt hiệu quả tốt nhất. Sau thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy rằng đối tượng đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy có những khó khăn nhất định nhưng những mục tiêu ban đầu đều được hoàn thành và có tác động tốt tới thân chủ. H đã nhận thức được tác hại của việc lao động sớm, có suy nghĩ thay đổi tích cực cầu tiến hướng đến tương lai tiếp tục đi học, biết khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, biết bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân bằng cách đến các trung trâm y tế khám bệnh định

kì. Đồng thời gia đình H đã tiếp cận được đến các chính sách và từ đó đã mạnh dạn vay vốn để buôn bán đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Từ kết quả trên tôi quyết định kết thúc quá trình can thiệp, trợ giúp H.

Tuy nhiên, là một NVCTXH, tôi nhấn mạnh với thân chủ, dù kết thúc nhưng tôi vẫn quan tâm, hỗ trợ khi cần thiết. Điều này sẽ giúp thân chủ của tôi cảm thấy tự tin vì có nhà chuyên môn ở mức độ nào đó luôn sẵn sàng hỗ trợ. Đồng thời sẽ tạo điều kiện để tôi có những hỗ trợ, can thiệp kịp thời, tránh hiện tượng H bỏ ngang những nỗ lực đã đạt được.

3.4.3. Bài học kinh nghiệm

Sau khi kết thúc tiến trình công tác xã hội cá nhân này tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất là: biết cách giao tiếp linh hoạt có hiệu quả với từng đối tượng khác

nhau từ chính quyền địa phương, người dân đến thân chủ, gia đình thân chủ nhất là trong quá trình tiếp cận với các trẻ em lao động sớm ở đây, ngoài việc tôi phải tỏ thái độ cởi mở thân thiện và vui vẻ tôi phải tổ chức các trò chơi bổ ích để có thể trò chuyện với các em một cách dễ dàng.

Thứ hai là: phải biết cách vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp kỹ

năng không chỉ trong công tác xã hội cá nhân mà còn phải phối kết hợp với các phương pháp công tác xã hội nhóm có như thế tiến trình làm việc giải quyết vấn đề của thân chủ mới có hiệu quả.

Thứ ba là: cần phải có tinh thần luôn luôn tìm tòi, học hỏi và rút kinh nghiệm.

Trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đã có được một nền tảng kiến thức cơ bản về công tác xã hội nói chung và mảng kiến thức về công tác xã hội cá nhân nói riêng thì tôi đã không ngừng tìm hiểu nhiều thông tin, kiến thức bên ngoài để nâng cao tầm hiểu biết hướng tới mục tiêu thực hành trợ giúp thân chủ có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Việc vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ. Thông qua việc đánh giá, tìm hiểu, và phân tích tôi nhận thấy vấn đề lớn nhất thân chủ gặp phải là lao động quá sớm, bởi lẽ xuất phát từ nguyên nhân do nhà nghèo nên đã đẩy em phải tham gia lao động vào những công việc nặng nhọc, bên cạnh đó do hạn chế về nhận thức, chỉ nhìn về lợi ích trước mắt mà không hề để ý đến tương lai của mình sau này.

Sau quá trình can thiệp với việc ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với việc trải qua các bước: tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu, thu thập thông tin, chuẩn đoán, lập kế hoạch trị liệu, thực hiện trợ giúp, lượng giá và kết thúc, thông qua các hoạt động, trò chơi trị liệu, kết quả lượng giá từ nhiều phía nhận thấy trẻ đã có sự thay đổi tích cực. Phát huy tính hiệu quả từ phương pháp công tác xã hội cá nhân mang lại cho thân chủ.

Bên cạnh đó, để trẻ em lao động sớm trên địa bàn xã Chuế Lưu được phát triển một cách toàn diện, và mang tính bền vững thì không chỉ xét riêng hiệu quả của hoạt động công tác xã hội mang lại, mà là cả sự chung tay của toàn hệ thống xã hội trong đó có cán bộ địa phương xã Chuế Lưu, các nhà hảo tâm, các nhà chức trách liên quan, công đồng và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)