KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 71)

3.1. Kết luận

Trẻ em lao động sớm đã và đang là vấn đề cấp thiết cần quan tâm và hướng tới giải quyết vì mục tiêu phát triển của Đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ đang có chiều hướng thuyên giảm nhưng rất chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do nghèo đói, nhận thức của cha mẹ, người sử dụng lao động cũng như do nhận thức của trẻ… Việc trẻ em lao động sớm dẫn tới những hậu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ những thực tế đó, đòi hỏi cần phải có những giải pháp/mô hình thiết thực nhằm giảm thiểu tiến tới đẩy lùi tình trạng trẻ em lao động sớm. Với mô hình hỗ trợ trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu, ít nhiều đã mang lại những ý nghĩa thiết thực nhằm hỗ trợ cho trẻ em lao động sớm trong xã và hơn bao giờ hết, hoạt động đó như một thông điệp được lan tỏa trong xã nhằm kêu gọi cộng đồng hãy bảo vệ trẻ và không lạm dụng sức lao động của trẻ.

3.2. Khuyến nghị

Với đề tài nghiên cứ này, tôi xin đề xuất ra một số kiến nghị đến các cá nhân, tổ chức và cộng đồng không chỉ là giành cho địa bàn nghiên cứu mà còn giành cho các địa phương tỉnh thành khác trong cả nước nhằm mục đích là phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thực trạng trẻ em lao động sớm như hiện nay. Sau đây là các kiến nghị cụ thể:

3.2.1. Đối với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đoàn thể

- Các ban ngành tổ chức đoàn thể đặc biệt là sở Lao Động – Thương binh và xã hội sẽ cùng phối hợp với nhau thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em như trẻ em cần được quan tâm nhiều hơn qua các chính sách về y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội để hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn nhất là trẻ em lao động sớm.

- Cần xây dựng cơ sở pháp lý đủ mạnh, có tính răn đe với những trường hợp sử dụng lao động trái pháp luật. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế quản lý để giúp việc thực thi pháp luật có hiệu quả.

- Cần có chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội nông thôn để hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học tham gia lao động sớm. Đây là giải pháp mang tính vĩ mô, đòi hỏi cần có chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Các cơ quan chức năng cần phối hợp với gia đình, nhà trường, tạo điều kiện hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ lao động sớm tham gia vào học tập, vui chơi, giải trí.

- Nâng cao công tác tuyên truyền để thấy được tác hại của việc lao động sớm ở trẻ em. Quan điểm của cộng đồng về sự tồn tại lao động trẻ em có sự khác biệt đáng kể đối với từng nhóm trẻ tham gia lao động, về mức độ và loại hình tham gia.

- Tạo dư luận xã hội phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm đối với trẻ em, tích cực giải quyết những vấn đề xã hội tiêu cực đối với trẻ em.

- Các cơ quan chức năng của Nhà nước phải giới thiệu, phổ biến, tập huấn sau rộng Bộ luật Lao động (chương 11, mục lao động chưa thành niên) đến mọi người dân, có lưu ý đầy đủ đến những người sử dụng lao động nhất là các cơ sở, các hộ tư nhân sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Đối với gia đình, bản thân mỗi cá nhân

- Đối với trẻ em, phải xem việc học tập là quyền và bổn phận của mình, không được bỏ học, không hám lợi ích trước mắt và không làm các công việc độc hại, nguy hiểm.

- Cha mẹ phải ý thức được nghĩa vụ của mình và chăm sóc giáo dục con cái phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Với cha mẹ, cần quan tâm và tạo điều kiện cho con em học tập, vui chơi, giải trí để phát triển thể chất và trí tuệ; giáo dục con cái lòng yêu lao động, biết giá trị của lao động, giúp con cái hình thành nhân cách thông qua lao động hàng ngày, không bắt con cái lao động quá sức nhằm mục đích kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bình (1997), Vấn đề lao động trẻ em, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2. Bộ lao động Thương binh và Xã hội (1997), Vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam. 3. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989).

4. Nguyễn Hữu Hải (2010), Tình hình lao động trẻ em – thực trạng và giải pháp. 5. Vũ Thị Hồng Khanh (2003), Lao động trẻ em trong điều kiện độc hại nguy hiểm. 6. Nguyễn Thị Liên (2017), Kỉ yếu từ thực trạng tới mô hình hỗ trợ trẻ em mồ côi

lao động sớm tại xã Thương Cửu – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ, trường Đại học

Hùng Vương.

7. Nguyễn Kim Loan (2017), Kỉ yếu vấn đề trẻ em lao động sớm và phương pháp

tiếp cận của công tác xã hội, đại học lao động – xã hội.

8. Luật năm 2016.

9. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Bộ lao động Thương binh và xã hội.

10. UNICEF (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và xã hội

11. Quyết định số 518/QĐ-LĐTBXH ngày 10/4/2008 của Bộ trưởng Lao động – Thương Binh và Xã Hội.

12. Đặng Bích Thủy (2007), Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam.

13. Nguyễn Thế Thắng (2009), ảnh hưởng của gia đình đến giáo dục của trẻ em lao

động sớm, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

14. Đoàn Văn Trường (2017), Kỉ yếu vai trò an sinh xã hội đối với trẻ em lao động sớm, Tạp chí Lao động và Xã hội.

15. Tổ chức nghiên cứu Thụy Điển Save the Children in sweeden công tác với khoa tâm lí học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2000), Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình,Trung tâm phát triển nông thôn miền

Trung, thành phố Huế.

16. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (1999), Điều đầu tiên trước hết trong lao động trẻ em: xóa bỏ những công việc độc hại với trẻ em, NXB giáo dục.

17. Nguyễn Dạ Đan Trang (2015), Định hướng nghề và học nghề cho thanh niên có

18. Viện khoa học Lao động Xã hội (2011), Điều tra thu thập thông tin ban đầu nhằm xác định đối tượng hưởng lợi của dự án lao động trẻ em – thực trạng và giải pháp.

Tài liệu tiếng Anh

19. Chirtopher Heady (2010), What is the effect of the child labor on learning

achievement, Evidence from Ghana

20. Dr. Mohammad Reza IraVani (2011), Role of Social Workers in Supporting Girl

Child Labour anh their Families, Đại học Azad Hồi giáo Khomeinishahr Chi nhánh

Daneshjou Blvd, Iran.

21. Yacouba Diallo và công sự tiến hành 2013, Báo cáo xu hướng lao động trẻ em

từ 2008-2012, Tổ chức lao động quốc tế - ILO.

22. Nghiên cứu định nghĩa lao động trẻ em đánh giá từ định nghĩa lao động trẻ em

trong nghiên cứu chính sách – tên tiếng anh “Defining child labour: A review of the defintions of child”

23. Eric V.Edmonds (2007), Child Labour.

24. Evolucion e impacto, Trends in child labor anh the impact on health in

adulthood in Brazil from 1998 to 2008.

25. Terkey (2014), The effects of education system on to the child labour: an eva

1

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho trẻ em lao động sớm)

Xin chào các em!

Chị tên là Hoàng Thị Oanh, sinh viên lớp k12 công tác xã hội – Khoa tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương. Hiện tại chị đang thực hiện đề tài khóa luận: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – huyện

Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ”. Nhằm giúp chị tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng của

trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động sớm chị rất cần sự hợp tác

giúp đỡ của các em bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.

Chị xin cam đoan chỉ sử dụng những thông tin này nhằm mục đích nghiên cứu, phục vụ cho học tập chứ không ngoài mục đích nào khác. Chị xin chân thành cảm ơn! Vui lòng khoanh tròn vào đáp án theo quan điểm của mình. I.THÔNG TIN CHUNG Họ và tên:………

Giới tính:………

Tuổi:………..

Học lớp:……….

II. NGUYÊN NHÂN TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM Câu 1: Nguyên nhân nào thôi thúc em tham gia lao động? a. Do nhà nghèo c. Do cha mẹ bắt phải làm b. Do muốn có tiền tiêu d. Phương án khác Câu 2: Gia đình em thuộc đối tượng nào sau đây? a. Hộ khá giả c. Hộ cận nghèo

Câu 3: Em đi làm về thì đưa tiền cho ai?

a. Gia đình c. Giữ cho bản thân b. Bạn bè d. Phương án khác

III. NHU CẦU CỦA TRẺ

Câu 4: Bây giờ, em có muốn đi học nữa không?

a. Có b. Không

Câu 5: Em có muốn nghỉ làm công việc mà em đang làm không?

a. Có b. Không

Câu 6: Nếu cho em được học nghề mà không mất tiền học phí thì em có đồng ý không?

a. Có b. Không

Câu 7: Em mong muốn gia đình của mình như thế nào?

a. Thoát khỏi nghèo đói c. Bố mẹ khỏi bệnh b. Cha mẹ có việc làm ổn định d. Phương án khác

IV. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM Câu 8: Thời gian lao động/ngày của em kéo dài bao lâu?

a. Dưới 5 giờ c. Từ 6-7 giờ b. Từ 5-6 giờ d. Trên 8 giờ

Câu 9: Mỗi tháng em kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc đó?

a. Dưới 1 triệu đồng c. Từ 2-3 triệu đồng b. Từ 1-2 triệu đồng d. Phương án khác

Câu 10: Em cảm thấy công việc đang làm của mình như thế nào?

a. Rất thích c. Bình thường b. Thích d. Không thích

Câu 11: Khi làm việc em cảm thấy thế nào?

a. Rất vui c. Chán b. Vui bình thường d. Rất chán

Câu 12: Khó khăn gặp phải khi tham gia lao động là gì?

a. Sức khỏe yếu c. Làm nhiều thời gian b. Tiền lương thấp d. Phương án khác

Câu 13: Em có biết em đang làm việc mà chưa đến tuổi lao động không?

a. Có b. Không

Câu 14: Công việc hiện tại của em thuộc lĩnh vực nào?

a. Công nghiệp c. Thủ công nghiệp b. Nông nghiệp d. Dịch vụ khác

Câu 15: Trong quá trình đi làm như vậy thì các em có thường xuyên bị ốm đau gì không?

a. Có b. Không

Câu 16: Hiện tại gia đình em được hưởng những chính sách gì?

a.Chính sách hộ nghèo c. Chính sách người thương binh

PHỤ LỤC 2: VẤN ĐÀM

Lần thứ nhất

Họ và tên: Hoàng T.M

Ngày tháng năm sinh: 12/04/1982

Quê quán: Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ Địa điểm vấn đàm: Ngôi nhà thân chủ

Thời gian: 8h đến 10h sáng ngày 17/11/2017.

Được sự đồng ý của mẹ thân chủ tôi tiến hành buổi vấn đàm với cô Nguyễn T.M. Mục tiêu: Tìm hiểu và thu thập thông tin về thân chủ

Ghi chú: phần vấn đàm dưới đây là vắn tắt. MĐ: Mẹ đẻ

SV: Sinh viên

NỘI DUNG VẤN ĐÀM KĨ NĂNG SỬ DỤNG NHẬN XÉT, CẢM NGHĨ

SV: Cháu chào cô ạ! MĐ: Ừ, cô chào cháu, cháu vào nhà uống nước. SV: Dạ vâng ạ.

MĐ: Cô mời cháu uống nước, cháu vừa ngoài nhà vào à?

SV: Dạ vâng ạ. Cháu mời cô uống nước. Cô ơi! Như buổi hôm trước cô cháu đã nói với cô hôm nay cô cháu mình sẽ có một buổi trò chuyện trực tiếp để tìm hiểu và đưa ra những kế hoạch trợ giúp vấn đề mà em H đang gặp phải cô ạ. Cháu xin hứa là cháu sẽ giữ bí mật

Kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu cảm.

Qua buổi nói chuyện với mẹ đẻ thân chủ tôi cảm thấy cô rất thân thiện, cởi mở, vui tính.

Khi tiếp xúc với cô tôi có cảm giác rất gần gũi, giống như người thân trong gia đình. Qua cuộc nói chuyện với mẹ đẻ của thân chủ tôi thu được nhiều thông tin vô cùng hữu ích.

những thông tin mà cô chia sẻ cho cháu.

MĐ: Ừ, không có gì đâu cháu muốn hỏi thì cứ hỏi, nếu cô biết cô sẽ giúp đỡ cháu.

SV: Dạ vâng ạ. Thế thì tốt quá. Cô ơi cho cháu hỏi em H nhà mình hiện tại đang làm gì vậy cô? MĐ: Công việc hàng ngày của nó khổ lắm cháu ạ. Cứ đi từ sáng đến tối đi phụ xây, tuổi của nó như thế nhẽ ra được vui chơi học hành như bao đứa trẻ khác nhưng do hoàn cảnh khó khăn bố cháu mất sớm cô thì giờ bệnh tật chẳng làm được gì nên cháu giờ phải thôi học để đi kiếm tiền phụ giúp gia đình cháu ạ. SV: Dạ vâng cháu rất hiểu cho hoàn cảnh nhà cô bây giờ, thế cô bị bệnh gì hả cô?

MĐ: Cô bị bướu cổ cháu ạ, mỗi tháng mất hơn một triệu tiền thuốc nên kinh tế cũng khó khăn lắm. Nhà xây này là nhà nước

xây cho chứ nhà cô có xây nổi đâu.

SV: Thế nhà cô có thuộc diện hộ nghèo không ạ? MĐ: Nhà cô năm trước thì được năm nay chấm theo tiêu chí điểm nên nhà cô không được, nhưng cháu thấy như nhà cô thế này có đáng được vào hộ nghèo không? SV: Dạ vâng, năm nay chấm theo thang điểm chứ không bình xét cô ạ. Cô ơi H thôi học từ lớp mấy ạ?

MĐ: H thôi học từ năm học hết lớp 8 cháu ạ. Bây giờ nó đi làm cũng đỡ cô lắm cháu ạ, cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình và nuôi em nó ăn học.

SV: Dạ vâng, cô ơi cháu cũng rất hiểu cho hoàn cảnh nhà cô do kinh tế gia đình khó khăn nên H mới buộc phải thôi học, nhưng cô ạ việc học đối với trẻ là rất quan trọng, một đứa đi học so với một đứa đi làm nó khác hoàn toàn cô ạ, ngoài ra

như cháu được biết trẻ lao động sớm sống rất khép mình, tự tin với bản thân ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. MĐ: ừ cô cũng biết hậu quả của việc không đi học sẽ như thế nào nhưng mà do kinh tế khó khăn không có nguồn thu nhập nào nên cô kệ thôi cho em nó nghỉ học đi làm, chấp nhận khó khăn vậy. Nó thì chẳng có nhiều bạn đâu có mỗi hai đứa gần nhà thỉnh thoảng còn đến chơi với nhau thôi không là nó cứ đi làm về đến nhà mệt là lại lên giường ngủ chẳng chơi bời đâu cả, nó không được đi học nên cách nói năng nhiều câu thô tục lắm cô bảo mãi nhưng nó cũng không sửa được. SV: Về nhà H có hay cáu bẳn với gia đình không cô?

MĐ: Cũng thỉnh thoảng cháu ạ, nhưng được cái nó cũng chỉn chu làm ăn đi làm được bao nhiêu

tiền về đưa hết cho cô. SV: à thế thì tốt cô ạ, thôi cô ơi bây giờ cũng muộn rồi cháu xin phép cô cháu về đây ạ, cảm ơn cô rất nhiều về buổi trò chuyện hôm nay.

MĐ: Không có gì, cháu về thỉnh thoảng qua cô chơi, nếu có cần thêm thông tin gì cứ hỏi cô không phải ngại đâu. Thôi cháu về nhá.

SV: Dạ vâng, cháu cảm ơn cô, cháu chào cô.

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

………

………

………

………

Lần thứ hai

Họ tên thân chủ: Nguyễn V.H Ngày tháng năm sinh: 21/10/2004

Quê quán: Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ Địa điểm vấn đàm: Ngôi nhà thân chủ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)