PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.6. Pháp luật, chính sách hiện hành liên quan tới bảo vệ trẻ em lao động sớm
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã từng bước xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với luật pháp quốc tế, sự tin cậy và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới cũng như hội nhập một cách vững trắc vào các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế. Trên cơ sở phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990, Việt Nam đã xây dựng luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 nhằm thể chế hóa việc thực hiện các quyền của trẻ em tại Việt Nam. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em gồm 5 chương, 60 điều quy định các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bả của trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (điều 41) quy định: Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn
chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Về mặt Hiếp pháp và pháp luật
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ công hòa ra đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ. Điều 14, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ công hòa năm 1946 quy định: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo
dưỡng” và Điều 15: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí… học trò nghèo
được Chính phủ giúp”. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1992, Điều 65 khẳng định: “trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và điều 65 Hiến pháp 1992 quy định trẻ em lao động sớm gồm các nội dung:
1. Trẻ em lao động sớm, trẻ em không nơi nương tựa đựa UBND địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lao động sớm.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lao động sớm.
Để triển khai việc thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Đảng và chính phủ đã có các chỉ thị, chính sách và chương trình cụ thể quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các ban ngành trong việc thực hiện quyền của trẻ em và giúp đỡ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó phải kể đến một số văn bản pháp luật như:
+ Chỉ thị 20- CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính Trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng tại cơ sở đối với công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em;
+ Chỉ thị số 1408/CT- TTG ngày 03/9/20009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lao động sớm, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiểm HIV/AIDS;
+ Quyết định số 37/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2007 (và nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung nghị định số 67/2007) của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
+ Quyết định số 267/2011/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo vệ trẻ em 2011-2015.
Bên cạnh Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác trong đó có đề cập tới công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Có thể kể tới một số văn bản háp luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số Bộ Luật, Luật, Pháp lệnh. Ngoài ra còn phải kể tới hệ thống các văn bản dưới luật khác bao gồm: Nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết thi hành.
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em “nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em”, cho phép mình không phải tham gia những công việc lao động ảnh hưởng đến
sự phát triển bình thường của mình. Nhưng không thể ngăn cấm được những gia đình bắt con em của họ tham gia lao động để tăng thu nhập, để khắc phục khó khăn do nghèo đói.