Thực trạng trẻ em lao động sớ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 43 - 44)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng trẻ em lao động sớ mở Việt Nam

Cũng như các nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề trẻ em lao động sớm. Một cuộc khảo sát về lao động trẻ em ở Việt Nam vào năm 2012 cho thấy tính đến năm 2012, Việt Nam có hơn 18,3 triệu trẻ em trong đó 5-17 tuổi, chiếm 20,7% dân số cả nước trong đó nam sinh chiếm 52,3% và nữ sinh chiếm 47,7 %. Hiện Việt Nam có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% số trẻ em trên cả nước.

Gần 85% trẻ em sống khu vực nông thôn và 60% thuộc nhóm tuổi 15-17. Những đứa trẻ này bắt đầu làm việc ở độ tuổi tương đối sớm. Tuổi bắt đầu làm việc từ 12 tuổi trở lên. Như vậy sự tham gia của trẻ trong các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc học của họ, gần 55% lao động trẻ em không đi học (5% trong số đó không bao giời đi học ở trường học). Về thành phần các hoạt động kinh tế của trẻ em, hơn 67% công việc nông nghiệp, 15,7% về công nghiệp và xây dựng và 16,7% về dịch vụ.

Nơi làm việc của trẻ em thông thường là đồn điền/trang trại/khu vườn, tại nhà hoặc các địa điểm di động. Một số lượng đáng kể trẻ em làm việc hoạt động ở những nơi làm việc ngoài trời đòi hỏi sự linh hoạt cao và để trẻ em tham gia các hoạt động với rủi ro tai nạn cao, nhiệt độ khắc nghiệt và môi trường độc hại sự phát triển thể chất của trẻ. Về thanh toán, 38,2% các hộ gia đình có lao động trẻ em có mức lương bình quân tháng 4,5 triệu đồng (62,1% trẻ em thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 17 tuổi).

Trong 1,75 triệu lao động trẻ em, khoảng 1,31 triệu được xác định là trẻ em có nguy cơ rủi ro tham gia vào các hoạt động bị cấm đối với thanh thiếu niên công nhân hoặc trong môi trường làm việc nguy hiểm như đã nêu trong Thông tư số 09- TT/LB, ngày 13 tháng 4 năm 1995.

Dù luật lao động đã cấm sử dụng lao động là trẻ vị thành niên nhưng trong thực tế cũng không biết bằng cách nào mà các em vẫn được tuyển dụng. Ước tính cả nước có gần 1,8 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe. Việc ngăn chặn và giảm thiểu lao động trẻ em đang là vấn đề thách thức tại Việt Nam.

Số giờ làm việc để phân biệt có phải là lao động trẻ em hay không sẽ được xét theo bối cảnh của từng quốc gia. Ở Việt Nam, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy

định là 8 giờ một ngày và 40 giờ mỗi tuần là thời gian tối đa trẻ em trên độ tuổi lao động tối thiểu được làm việc. Với trẻ từ 13 đến 14 tuổi, luật pháp cho phép các em làm việc không quá 4 giờ mỗi ngày và 20 giờ mỗi tuần với điều kiện công việc đó là không làm nhẹ nhàng.

Các tỉnh có số liệu trẻ em lao động sớm cao trong cả nước là: Bạc Liêu 184.174 trẻ em; Nam Định 130.121 trẻ em; Hậu Giang: 112.181 trẻ em; Đà Nẵng 110.483 trẻ em. Các vùng trong nước ta có tỷ lệ trẻ em lao động sớm cao là: Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, các vùng kinh tế càng nghèo thì tỷ lệ trẻ em lao động sớm càng cao.

Việt Nam có tới 1,75 triệu lao động trẻ em, gần 85% trong số đó sống ở khu vực nông thôn và 65% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Các em thường làm việc gia đình không lương, con số này tương ứng gần 10% số trẻ từ 5 đến 17 tuổi trên toàn quốc và trong đó 3/5 đang ở độ tuổi từ 15 đến 17. Gần 85% lao động trẻ em sống ở khu vực nông thôn và 65% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Các em thường làm việc gia đình không lương (Nguyễn Kim Loan, trường Đại học Lao động – Xã hội).

Trẻ em phải lao động sớm sẽ để lại những hậu quả nặng nề, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng nguồn lao động trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề trẻ em vì: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Vấn đề đặt ra là với sự nỗ lực, quan tâm của Đảng và Chính phủ như vậy tại sao vấn đề trẻ em Lao động sớm ở Việt Nam vẫntồn tại ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam? Như vậy, vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội Việt Nam. Những ưu tiên đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, luật pháp của Việt Nam để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 43 - 44)