Thực trạng trẻ lao động sớm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 48 - 53)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3. Thực trạng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ

2.3.4. Thực trạng trẻ lao động sớm

Để tìm hiểu thực trạng của trẻ en lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả thông qua những bảng số liệu sau:

4%

16%

64% 16%

Dưới 5 giờ Từ 5-6 giờ Từ 6-7 giờ Trên 7 giờ

Biểu đồ 2.3: Thời gian lao động một ngày của trẻ

Thời gian lao động một ngày của trẻ thông qua biểu đồ trên cho thấy, có tới 64% trẻ em lao động từ 6-7 giờ/ngày trong khi đó chỉ có 4% trẻ lao động dưới 5 tiếng trên ngày, ngoài ra trên 7 giờ/ngày vẫn còn 16% trẻ lao động. Từ số liệu trên, chúng ta cần nhanh chóng chỉnh sửa lại khung giờ làm việc phù hợp với sức lực của trẻ và tuân thủ những quy định của pháp luật về thời gian làm việc một ngày của trẻ. Qua quá trình khảo sát về thu nhập một tháng của trẻ chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Thu nhập một tháng của trẻ

Số tiền Số lượng Phần trăm (%)

Dưới 1 triệu 2 4

Từ 1-2 triệu 14 28

Từ 2-3 triệu 30 60

Phương ác khác 4 8

Từ kết quả thu được, ta nhận thấy trẻ có thu nhập rất thấp, thu nhập bình quân nhiều nhất của trẻ là ở mức từ 2-3 triệu chiếm 60%, trong khi những trẻ chọn phương án khác ở mức thu nhập cao hơn thì chỉ có 8%. Có những gia đình chỉ trông chờ vào khoản thu nhập của con mình đi làm thì có lẽ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, điều đó dẫn đến dần đưa gia đình mình đi xuống và rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Để biết được cảm nhận của trẻ, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.4: Cảm nhận của trẻ về công việc mình làm

Sự đam mê, yêu thích công việc của trẻ đang làm được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ trên cụ thể như sau: có tới 54% trẻ thích công việc hiện tại đang làm nhưng tỉ lệ không thích chiếm rất ít chỉ có 8%. Điều đó cho thấy trẻ rất thích đi làm, vì đồng tiền mà lãng quyên đi những quyền và nghĩa vụ của mình.

Những công việc mà trẻ đang làm đều nói lên những khó khăn riêng của mình, cụ thể: 22 48 30 0 10 20 30 40 50 60

sức khỏe yếu tiên lương

thấp

làm nhiều thời gian

phương án khác

sức khỏe yếu tiên lương thấp làm nhiều thời gian

Khó khăn gặp phải lớn nhất khi trẻ tham gia lao động thông qua những số liệu từ bảng và biểu đồ trên là tiền lương thấp chiếm 48% sau đó đến thời gian lao động nhiều chiếm 30% và không có một trẻ nào gặp những khó khăn nào khác. Điều đó chứng tỏ người sử dụng lao động vì lợi nhuận mà lạm dụng sức lao động của trẻ quá mức.

Bảng 2.6: Thực trạng lao động trẻ em phân theo ngành nghề

Ngành Số lượng Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 26 52 Công nghiệp 17 34 Thương nghiệp 2 4 Dịch vụ khác 5 10 Tổng 50 100%

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy có tới 52% số trẻ em lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mà trong khi đó trẻ lao động trong lĩnh vực thương nghiệp chỉ chiếm có 4%. Như ta thấy, lĩnh vực nông nghiệp là một ngành nghề vất vả nhất trong khi đó trẻ lại lao động ở đó nhiều nhất, chứng tỏ rằng trẻ em phải chịu nhiều thiệt thòi nhất, những ngành nghề tương đối nhàn chân tay thì trẻ ít có cơ hội làm việc ở đó nhưng trẻ vẫn sẵn sàng chịu vất vả để kiếm sống.

42% 30%

4%

24%

chính sách hộ nghèo

chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo chính sách người thương bình, liệt chính sách vay vốn

Qua biểu đồ trên chính sách mà hiện tại gia đình đang được hưởng nhiều nhất là chính sách hộ nghèo chiếm 42% còn chính sách giành cho người thương binh, liệt sĩ chỉ chiếm có 4%. Điều đó thấy được số trẻ em được hỏi xuất phát nhiều từ hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.

Tóm lại, qua quá trình điều tra, khảo sát về khả năng tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, nguyên nhân, nhu cầu, thực trạng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ thì phần lớn trẻ xuất phát từ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chính vì vậy trẻ đã buộc mình phải từ bỏ những quyền và nghĩa vụ của mình đi kiếm tiền với mục đích cuối cùng là phụ giúp cha mẹ trang chải cuộc sống hàng ngày. Đa số trẻ em lao động sớm không muốn quay trở lại đi học, rất đam mê và yêu thích công việc của mình bởi lẽ chính vì những đồng tiền đó đã làm cho trẻ không còn suy nghĩ cầu tiến tương lai chỉ vì lợi ích trước mắt của bản thân. Về thời gian lao động của trẻ em tại nơi đây thì chủ yếu là làm từ 6-7 giờ/ngày, với khoảng thời gian lao động kéo dài như vậy mà trẻ chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì quả đó là một công việc quá sức đối với trẻ mà tiền lương bình quân một tháng trẻ nhận được chủ yếu là từ trên 2 triệu, trong khi đó theo quy định của pháp luật mỗi trẻ em không được lao động quá 5 giờ/ngày điều đó chứng người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động quá mức trong khi đó lại trả cho trẻ những đồng lương rất ít ỏi, và đây cũng chính là khó khăn lớn nhất của trẻ trong quá trình lao động. Tất cả những gia đình thuộc diện hộ nghèo trong xã đều được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội như: chính sách hộ nghèo, chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo, chính sách vay vốn… Từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ.

Tiểu kết chương 2

Thông qua quá trình tìm hiểu, điều tra về khả năng tiếp cận các chính sách an

sinh xã hội, nguyên nhân, nhu cầu, thực trạng trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Nhìn chung số trẻ em lao đông sớm tại xã Chuế Lưu chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, buộc mình phải hi sinh đi lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình, điều đó chứng tỏ sự quan tâm, lòng thương cha mẹ của trẻ rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ đi lao động chỉ để phục vụ cho bản thân mình, ham tiền mà quyên đi nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Nhu cầu cũng như mong muốn hiện tại của trẻ phần lớn đa số là muốn gia đình mình thoát nghèo, nhưng thực tế vấn để giải quyết vấn đề đó rất nan giải. Chính vì vậy, rất nhiều trẻ không muốn đi học, rất thích đi làm để kiếm tiền vì mục tiêu cuối cùng muốn gia đình mình thóat nghèo.

Tuy nhiên, về thực trạng lao động của trẻ gặp rất nhiều khó khăn như: lao động nhiều thời gian, đồng lương ít ỏi, lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm nhưng trẻ vẫn yêu thích công việc đâng làm của mình. Chứng tỏ rằng trẻ rất cố gắng biết vươn lên trong cuộc sống cho dù phải gặp bất cứ khó khăn nào. Từ những thực tế đó, đòi đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính đột phá, thiết thực nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động sớm trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI XÃ CHUẾ LƯU – HẠ HÒA – PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm tại xã chuế lưu – huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 48 - 53)