PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.5. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm
1.5.5. Một số lý thuyết áp dụng
1.5.5.1 Thuyết hệ thống sinh thái a. Lịch sử hình thành của thuyết
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học Ludving Von Bertanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy (Toseland và Rivas, 1998). Thuyết này được dựa trên quan điểm của lý thuyết hệ thống sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Theo Payne (1997), thuyết này có nguồn gốc từ xã hội học Herbert Spencer. Có hai loại thuyết hệ thống nổi bật được đề cập đến trong công tác xã hội: thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái.
b. Nội dung của thuyết hệ thống sinh thái
Hệ thống là: bất cứ đơn vị, tổ chức nào có những giới hạn xác định được với những bộ phận tương tác, những đơn vị, tổ chức này có thể mang tên vật chất, tính xã hội, mang tính kinh tế hoặc mang tính lý luận. Nói cách khác hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống (tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới), đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận của hệ thống lớn hơn.
Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống vì ngoài phần phương pháp (còn đang được phát triển và hoàn thiện), tiếp cận hệ thống còn đề cấp đến vấn đề về lý thuyết hệ thống cũng như phương hướng ứng dụng lý thuyết này trong thực tiễn.
Hệ thống mà nhân viên công tác xã hội làm việc là hệ thống rất đa dạng: trường học, lớp học, bạn bè, gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội, môi trường văn hóa mà con người hiện đang tồn tại. Hệ thống được chia thành ba hình thức chính:
- Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè - Hệ thống chính thức: trường học
- Hệ thống xã hội: các tổ chức xã hội
c. Vận dụng thuyết trong nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, tôi nhận thấy trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ là một hệ thống trong đó bao gồn các tiểu hệ thống: nhân sự (các bộ địa phương, trẻ em, cha mẹ trẻ), chính sách, cơ sở vật chất, tài chính,… Mặt khác, trẻ em cũng là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống bảo vệ trẻ em rộng lớn hơn là mạng lưới bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ.
Dưới cách nhình nhận là một hệ thống và cũng là một tiểu hệ thống, khi tiến hành những hoạt động nghiên cứu cụ thể tại xã Chuế Lưu tôi cũng thực hiện đồng thời nhiều đối tượng khác nhau để thu thập thông tin: nhóm trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ… Do vậy, kết quả thu thập thông tin phản ánh thông tin khách quan và đa dạng về thực trạng chăm sóc và bảo vệ
trẻ em lao động sớm tại xã Chuế Lưu – Hạ Hòa – Phú Thọ.
1.5.5.2. Thuyết nhu cầu phát triển con người a. Lịch sử hình thành của thuyết
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế. Theo quan điểm của Abraham Maslow: thuyết nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. Trong số đó có thể chú ý đến tháp nhu cầu được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943, đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs) - Nhu cầu về an toàn (safety needs) - Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (sefl-actualizing needs)
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng thành 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs) - Nhu cầu về an toàn (safety needs) - Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) - Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs) - Sự siêu nghiệm (transcendence)
Trong bài khóa luận này, tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích, giải thích và ứng dụng và khuyến khích người lao động
b. Nội dung của thuyết nhu cầu phát triển con người
Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định.
Theo Maslow thì nhu cầu của con người được chia làm 2 nhóm chính: nhu cầu (basic needs) và nhu cầu bạc cao (meta needs) con người luôn có những nhu cầu nhất định từ nhu cầu sơ cấp đến các nhu cầu cao cấp[10]. Nhu cầu về vật chất như: ăn, ở, nghỉ ngơi, giải trí; nhu cầu an toàn xã hội: được an toàn thân thể, được sống trong gia đình, được yêu thương; nhu cầu được coi trọng: được tôn trọng, không phán xét; nhu cầu xã hội: được hòa nhập cùng xã hội, cùng bạn bè và nhu cầu khẳng định. Chính vì vậy mà theo Maslow thì con người dù có khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng đều có các nhu cầu trên, các nhu cầu đó được sắp xếp từ thấp đến cao, khi một nhu cầu được thỏa mãn thì các nhu cầu khác tạm thời lắng xuống và khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện.
Nhu cầu thể lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, yếu thể trong xã hội vì họ bị hạn chế nhiều hoạt động và các chức năng xã hội bị thiếu hụt.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Nội dung của nhu cầu an toàn: an toàn tính mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người
tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô đơn, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm những vấn đề tâm lý như: được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.
Lòng tự trọng: bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.
Nhu cầu được người khác tôn trọng: gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mực độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,..), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
Các nhu cầu trên được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tới cao – từ các nhu cầu cân thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn. Sự thỏa mãn nhu cầu của con người cũng theo các bậc thang đó.
(THANG NHU CẦU CỦA MASLOW)
Theo Abraham Maslow nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn goị là động cơ thúc đẩy nữa. Vì vậy, khi làm bất cứ vấn đề gì cũng phải xem xét đến các nhu cầu của con người.
c. Vận dụng thuyết trong nghiên cứu
Trong đề tài vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow khi xem xét hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em lao động sớm, tôi đều quan tâm tới nhu cầu của đối tượng và mức độ đáp án nhu cầu của các hoạt động này đới với đối tượng ra sao. Trẻ em lao động sớm trong đề tài đều có các nhu cầu cơ bản để có thể duy trì sự sống, nhu cầu an toàn (môi trường sống an toàn) và nhu cầu được tôn trọng, yêu thương.
Tóm lại lý thuyết hệ thống sinh thái và lý thuyết nhu cầu đã đặt nền tảng lý luận cho phép tôi nghiên cứu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa các thành phần, bộ phận của trẻ tại xã Chuế Lưu; chức năng của mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài hòa của cấu trúc tổng thể; và mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ thể khi tham gia vào các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống khác xung quanh.