Quỹ thời gian và phương tiện học tập

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 31 - 34)

3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 THPT.

3.2.2. Quỹ thời gian và phương tiện học tập

- Quy định về mặt thời gian:

+ Thời gian học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị 1 tuần + Báo cáo sản phẩm: 30 phút của tiết học trên lớp

- Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy.

3.2.3. Bộ câu hỏi định hướng

Tên dự án Câu hỏi định hướng

“Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản

- Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?

và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước

ta”.

ngành thủy sản nước ta?

Gợi ý:

+ Về giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng.

+ Sự phân bố thủy sản khai thác, nuôi trồng

+ Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn ngành khai thác?

+ Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại là nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?

- Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?

- Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai) – viết dưới dạng bài báo cáo.

3.2.4. Các bước tiến hành bài dạy

Các mốc thời gian

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Trước tiết học (trước tiết báo các dự án). - Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn video về các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta (gạo, gỗ, hàng dệt may, dầu thô…trong đó có mặt hàng thủy sản) sau đó GV có thể đặt một số câu hỏi để giới thiệu sơ lược về dự án:

+ Tiềm năng phát triển ngành thủy sản nước ta?

+ Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta?

- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.

- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Trình bày điều kiện

thuận lợi và khó khăn phát triển

- Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn video để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.

- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.

- Thành lập nhóm và xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở

ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?

Nhóm 2: Trình bày và giải thích về

tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta? Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?

Nhóm 3: Thực trạng phát triển

ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai).

- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ. Riêng nhóm 3 có thể khảo sát thêm thực tế ở địa bàn 2 phường (Quỳnh Phương và Quỳnh Lập).

mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự án - thuộc giai đoạn 1.

- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau (nhất là với nhóm 1, 2). Riêng nhóm 3 còn phải khảo sát thực tế tại địa phương thị xã Hoàng Mai.

Trong tiết học

Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta” (25 – 30 phút).

- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.

- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.

- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.

- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.

Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút):

GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.

Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.

Sau tiết học

Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).

Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:

+ Trình bày được điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta; tình hình phát triển ngành thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng): sản lượng, giá trị sản xuất…

+ Trình bày và giải thích được sự phân bố ngành khai thác thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhất là tỉnh Kiêng Giang), ngành nuôi trồng thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long).

Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các số liệu, tư liệu, biểu đồ, bản đồ,

đồng thời thực hiện một sô phép tính toán để trình bày và giải thích được tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta (vì sao sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh? Vì sao ngành nuôi trồng phát triển nhanh hơn ngành khai thác?...); rút ra được phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn hoc.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào

nghiên cứu ngành thủy sản ở địa phương, viết được bài báo cáo về tiềm năng, thực trạng phát triển và định hướng phát triển ngành thủy sản ở địa phương.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)