Kết quả thực nghiệm 1 Phân tích định lượng:

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 61 - 64)

C. Sau tiết báo cáo dự án:

4. Kết quả thực nghiệm 1 Phân tích định lượng:

4.1 Phân tích định lượng:

Sau khi thực hiện 2 dự án học tập cho 2 lớp 12A2 và 12A11, tôi đã tiến hành điều tra về hứng thú và khảo sát kết quả học tập của học sinh, thu được kết quả như sau:

- Về hứng thú học tập:

Kết quả phiếu điều tra thái độ, tâm lí, hứng thú của HS: Lớp Sĩ số Rất hứng thú học Hứng thú học Không hứng thú học Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 12A11 39 34 87.2 5 12.8 0 0 12A2 42 30 74.4 12 25.6 0 0 12A4 - ĐC 43 9 20.9 11 25.6 23 53.5

100% HS ở 2 lớp tiến hành phương pháp dạy học dự án có hứng thú cao về học tập, biểu hiện trong biên bản hợp tác nhóm các em đều hoàn thành đầy đủ, xuất sắc nhiệm vụ của mình với ý thức tự giác cao. Xin được đối chiếu với lớp 12A4, không dùng phương pháp dạy học dự án thì tỉ lệ HS có hứng thú học tập bộ môn chỉ đạt 46.5 %.

- Về kết quả học tập:

+ Thực nghiệm dự án “Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” ở bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta. Lớp thực

nghiệm: 12A2, lớp đối chứng: 12A4. Sau giờ học, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút (đề kiểm tra ở phụ lục 2) cho 2 lớp trên và thu được kết quả như sau:

Bảng điểm kiểm tra

Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB

12

A2 42 0 0 0 0 0 0 7 17 11 5 2 7.48

12

A4 43 0 0 0 0 2 4 9 19 7 2 0 5.91

Bảng xếp loại kết quả kiểm tra

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 12A2 - TN 42 18 42.6 17 40.5 7 16.9 0 0 12A4 - ĐC 43 9 20.9 19 44.2 13 30.2 2 4.7

+ Thực nghiệm dự án “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” ở bài 27: Vấn đề phát triển một số

ngành công nghiệp trọng điểm. Lớp thực nghiệm: 12A11, lớp đối chứng: 12A3. Sau giờ học, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút (đề kiểm tra ở phụ lục 2) cho 2 lớp trên và thu được kết quả như sau:

Bảng điểm kiểm tra

Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB

12

A11 39 0 0 0 0 0 3 8 16 5 5 2 7.18

12

Bảng xếp loại kết quả kiểm tra

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 12A11 - TN 39 12 30.8 16 41.0 11 28.1 0 0 12A3 - ĐC 43 7 16.3 18 41.8 16 37.2 2 4.7

Như vậy, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm tiến hành ở các lớp 12 về mặt định lượng cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau :

+ Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm không có, trong khi lớp đối chứng vẫn chiểm 4.7%.

+ Tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng. Ở dự án 1: Lớp thực nghiệm 12A2 tỷ lệ khá, giỏi chiếm 83,1%, trong khi lớp đối chứng 12A4 tỉ lệ này chỉ chiếm 65,3%. Ở dự án 2: Lớp thực nghiệm 12A11 tỷ lệ khá, giỏi chiếm 71,8%, trong khi lớp đối chứng 12A4 chỉ chiếm 58,1%.

Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, việc vận dụng phương pháp dạy học dự án mang lại hiệu quả dạy học cao hơn nhiều so với việc không vận dụng.

4.2.Phân tích định tính.

Cùng với việc tiến hành thực nghiệm về mặt định lượng, tôi có tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng cuộc phỏng vấn, quan sát và các phiếu ý kiến của giáo viên bộ môn, HS sau tiết dạy thực nghiệm. Thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học dự án ở phần Địa lí các ngành kinh tế thì phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực chuyên biệt môn Địa lí của HS được nâng lên rõ rệt. HS tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung kiến thức ở nhà theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên; các em quan tâm hơn các vấn đề thực tiễn của địa phương đồng thời các em cũng có cách nhìn nhận đúng đắn về các ngành nghề ở nước ta và có sự lựa chọn phù hợp nghề nghiệp cho tương lai.

Bên cạnh đó các kĩ năng như thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận và liên hệ thực tiễn được phát huy và khẳng định.

Như vậy, việc Vận dụng phương pháp dạy học dự án không những nâng cao hiệu quả dạy học mà còn đảm bảo phát triển tốt phẩm chất năng lực cho HS.

PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của đề tài 1. Hiệu quả của đề tài

- Về phía học sinh:

Sau khi triển khai, thực nghiệm 2 dự án của đề tài “Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn địa lí thông qua dạy học dự án phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT” bản thân giáo viên đã thu nhận những

hiệu ứng tốt đẹp từ phía các em học sinh. Kết quả ban đầu cho thấy:

Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong các giờ học Địa lí. Các em đã được chủ động, tích cực thu thập thông tin, tài liệu, tự bản thân mày mò, tìm hiểu rút ra kiến thức và đặc biệt các em được học tập gắn liền với thực tiễn nên các em cảm thấy hứng thú hơn đối với môn học đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực chuyên biệt môn Địa lí.

Sau khi đựơc thu thập tìm hiểu kiến thức thực tế liên quan đến bài học, học sinh yêu thích hơn với bộ môn địa lí và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá nhân về những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu, tham khảo kiến thức từ các nguồn khác nhau như từ mạng Internet, sách báo, tài liệu… nên hình thành thói quen chủ động, độc lập trong việc lĩnh hội tri thức và cả trong các hoạt động học tập khác. Các em cũng tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá nhân của mình để trao đổi với giáo viên và các bạn. Trong giờ học, học sinh không còn ngồi nghe một cách thụ động, giáo viên không còn phải “độc thoại” trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tích cực của học sinh. Kiến thức địa lí cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống. Chất lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt.

Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận, giáo viên cũng đã phát hiện ra một số hạt nhân tiêu biểu. Nhiều em tự tin và có khả năng thuyết trình, tranh luận để bảo vệ quan điểm đúng của mình trước đám đông. Có những em bình thường nhút nhát nhưng khi được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng thì rất chững chạc và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.

- Về phía giáo viên:

Dạy học theo phương pháp dự án tạo điều kiện cho giáo viên phát triển nâng cao năng lực chuyên môn một cách hiệu quả, thực tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình dạy học. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi tổ chức dạy học một nội dung mà được học sinh thích thú đón nhận, hợp tác hiệu quả. Từ đó đam mê hơn với môn học mình giảng dạy và các nội dung giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 61 - 64)