Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 53 - 54)

C. Sau tiết báo cáo dự án:

1. Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm Mục đích thực nghiệm

1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc tổ chức cho HS lớp 12 thực hiện các dự án Địa lí để chứng minh tính đúng đắn và khả thi của đề tài SKKN.

Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả khi áp dụng phương pháp dạy học dự án mang lại.

1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.

- Đảm bảo định hướng vào thực tiễn về điều kiện cũng như nội dung thực hiện.

- Dự án được chọn trong thực nghiệm phải mang tính phổ biến để kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan.

- Đánh giá trong dạy học dự án chú trọng đến đánh giá năng lực, đánh giá quá trình phát triển của HS với những hình thức đa dạng và linh hoạt.

1.3. Phương pháp thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm được chia làm hai nhóm:

- Lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học dự án.

- Lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động nhận thức không sử dụng phương pháp dạy học dự án.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT (Trang 53 - 54)