3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 THPT.
3.3.3. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án Câu hỏi định hướng
“Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển –
nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống”.
- Công nghiệp năng lượng có sự phân ngành như thế nào? - Tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện?
- Mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng?
- Phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?
- Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An?
- Chứng minh công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm?
3.3.4. Các bước tiến hành bài dạy
Các mốc
thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Bước 1: GV đưa ra một số câu hỏi liên đến chủ đề của dự án sắp thực hiện -> kích thích tính hứng thú, lòng say mê tìm hiểu,
- Lắng nghe, suy ngẫm (có thể đặt câu hỏi) về các câu hỏi liên quan mà GV đặt ra..
Trước tiết học (trước tiết báo các
dự án).
nghiên cứu của HS:
+ Ở nước ta ngành công nghiệp năng lượng có vai trò gì? Vì sao ngành này được ưu tiên phát triển đi trước một bước?
+ Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta như thế nào? + Vì sao ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
- Sau đó, GV giới thiệu chủ đề dự án.
- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Hoàn thành yêu cầu về
sự phân ngành công nghiệp năng lượng; tình hình phát triển và phân bố ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện.
Nhóm 2: Giải quyết nội dung
mối quan hệ giữa ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện; phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta; thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An.
Nhóm 3: Giải quyết nội dung
chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm.
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ.
- Suy nghĩ về các tiểu chủ đề.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
- Thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 – Các giai đoạn của dạy học dự án thuộc giai đoạn 1.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong tiết học
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” (25 – 30 phút).
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.
- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.
Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút):
GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.
Sau tiết học Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng (sự phân ngành của công nghiệp năng lượng); tình hình phát triển của các phân ngành (công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện).
+ Trình bày và giải thích được sự phân bố của các phân ngành của công nghiệp năng lượng.
+ Nêu được phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các hình ảnh, bản đồ, số liệu, tư liệu, các trang web để rút ra được mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng ở nước ta (ví dụ miền Bắc nước ta có trữ lượng và sản lượng than lớn thì phát triển ngành nhiệt điện chạy bằng than, trong khi miền Nam phát triển các nhà máy nhiệt điện
chay bằng tuốc bin khí và dầu…); chứng minh được ngành công nghiệp năng
lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta dựa vào 3 tiêu chí đã học ở bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Sử dụng Átlát (các biểu đồ trong Átlát trang 22 – công nghiệp năng lượng), biểu đồ hình 27.2 – Sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta để trình bày và giải thích về tình hình phát triển của ngành khai thác than, dầu và ngành điện lực ở nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào nghiên cứu ngành công nghiệp năng lượng tại tỉnh Nghệ An.