2.2.4. Thị trường Kyrgyzstan
Kyrgyzstan là thành viên của WTO, có quan hệ hữu nghị và là đối tác làm ăn truyền thống của Việt Nam. Hai Bên có cơ cấu hàng hố khơng mang tính cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên kim ngạch trao đổi hàng hố giữa 2 nước cịn thấp do vận chuyển hàng hố khó khăn.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2015 đạt 1,777 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt 1,7 triệu USD, nhập
Chì và các sản phẩm từ chì 76% Sắt và thép 23% Mặt hàng khác 1%
khẩu đạt 77 nghìn USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kyrgyzstan gồm: chè,
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Kyrgyzstan máy móc, thiết
bị và phụ tùng, bông.
2.2.5. Thị trường Armenia
Năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 6 triệu USD, giảm 47% so với năm 2014. Trong đó xuất khẩu đạt 5,9 triệu USD (giảm 48,5% so với năm 2014), nhập khẩu đạt 200 nghìn USD (tăng 66,7% so với năm 2014).
Trong 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch song phương Việt Nam và Armenia đạt 1,789 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 1,742 triệu USD, cịn nhập khẩu đạt 47 nghìn USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Armenia gồm: điện thoại
và linh kiện, cà phê, hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm dệt may.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Armenia máy móc, thiết bị
và phụ tùng, bông, gỗ và sản phẩm gỗ, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da giày.
2.3. Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc thành viên trong Liên minh kinh tế Á-Âu viên trong Liên minh kinh tế Á-Âu
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua những phân tích trên đây, ta có thể thấy hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu, với 3 đại diện có nền kinh tế lớn nhất là Liên Bang Nga, Kazakhstan và Belarus đều đã đạt được sự tăng trưởng nhất định trong thời gian qua
Thứ nhất, xét về kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với các
nước Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan có sự tăng trưởng đáng kể theo từng năm. Theo đó, từ năm 2010 đến 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đối với Nga tăng từ 1,8 tỷ USD lên đến 2,7 tỷ USD, tăng trưởng 50%, đối với Belarus tăng từ
100 triệu USD lên 124,7 triệu USD, tăng trưởng 24,7%; đối với Kazakhstan tăng từ 44 triệu USD lên đến 276,3 triệu USD, tăng hơn 6 lần. Các số liệu đã chỉ ra rằng quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trong liên minh kinh tế Á-Âu đang khơng ngừng tăng trưởng tích cực và ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thành viên khác ngoài Nga vẫn chưa thực sự phản ánh đúng khả năng hợp tác và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của cả hai bên. Nếu chỉ xét đến quy mô, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga luôn chiếm từ 80-90% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với EAEU. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong khối Liên minh kinh tế Á-Âu.
Thứ hai, Việt Nam thường xuyên đạt cán cân thương mại dương với các nước
Nga, Kazakhstan. Đối với Nga, từ năm 2010 trở về trước, Việt Nam luôn nhập siêu từ nước này, tuy nhiên kể từ năm 2011 đến nay, cán cân thương mại song phương luôn nghiêng về phía Việt Nam, đặc biệt năm 2013, giá trị xuất siêu lên đến trên 1.066,1 triệu USD. Đối với Kazakhstan cũng như vậy, cán cân thương mại từ năm 2011 trở lại đây luôn dương, giá trị xuất siêu từ 23,8 triệu USD năm 2011 lên đến 208,6 triệu USD vào năm 2014. Chính điều này đã góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, làm tăng thu ngoại tệ, và tạo nguồn lực phát triển kinh tế theo hương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu đối với các nước trong EAEU của
Việt Nam tương đối đa dạng. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EAEU bao gồm thiết bị điện, điện thoại và linh kiện, điện tử, hàng dệt may, giày dép, cà phê, chè, trái cây, thực phẩm chế biến, hạt điều,… Các mặt hàng EAEU xuất khẩu chính sang Việt Nam bao gồm nhiên liệu khống sản, dầu mỏ, phân bón, máy móc thiết bị điện, nồi hơi, thiết bị chụp ảnh, quang học, sắt thép, muối, lưu huỳnh, xi măng, ơ tơ, khí ga tự nhiên,…
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế trong quan hệ hợp tác thương mại với các quốc gia trong EAEU, cụ thể:
rõ rệt nhưng rõ ràng cả hai bên chưa khai thác hết tiềm năng của đối phương. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của EAEU và kim ngạch hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ EAEU chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của EAEU.
Thứ hai, giá trị xuất khẩu tăng nhưng mức độ tăng trưởng là chưa tương xứng.
Trong khi mối quan hệ chính trị giữa hai bên hết sức tốt đẹp, được ưu tiên phát triển, những cơ cở pháp lý cân thiết cho việc hợp tác kinh tế giữa hai bên thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn cịn hạn chế. Chưa có mặt hàng nào kể cả mặt hàng chủ lực có giá trị cao nhất trong nhóm các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh (điện thoại và linh kiện các loại) có tỷ trọng vượt quá 4% tổng giá trị Việt Nam xuất khẩu mặt hàng đó ra tồn thế giới. Mặt khác, vấn đề khơng phải do thừa cung, thiếu cầu vì theo số liệu thống kê của ITC (International Trade Center) tính tốn dựa trên số liệu của Liên hợp quốc về thương mại hàng hóa (UN comtrade) thì đối với những mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc EAEU, tỷ trọng hàng hóa nhập về từ Việt Nam so với tổng giá trị nhập khẩu từ thế giới của các nước thành viên đều khá nhỏ. Điều đó chứng tỏ lượng cầu về những mặt hàng Việt Nam xuất sang còn lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tốt những cơ hội này. Bởi thị trường EAEU là thị trường tiềm năng với dân số đông, kinh tế phát triển và mức sống của người dân tương đối cao. Bảng số liệu về những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh mà có tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng giá trị nhập khẩu của từng mặt hàng đó của Liên minh sẽ chứng minh nhận định trên.
Bảng 2.10. Tỷ trọng nhập khẩu hàng Việt Nam trong tổng nhập khẩu từ thế giới của 3 nƣớc Nga, Belarus, Kazakhstan
Đơn vị: %
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nga
Điện thoại các
loại và linh kiện 2,38 3,41 2,83 2,24 4,37 5,35 Giày dép 4,74 4,81 5,94 7,54 9,07 11,40
Máy móc, thiết bị cơ khí 0,18 0,25 0,82 0,61 0,58 0,56 Chè, cà phê 10,06 10,55 10,64 12,50 12,05 15,82 Ngũ cốc 7,2 1,61 6,83 2,49 5,32 2,78 Belarus Điện thoại các
loại và linh kiện 1,02 0,01 0,02 0,17 0,45 0,48 Máy móc, thiết bị cơ khí 0,06 0,13 0,14 0,00 0,18 0,21 Giày dép 0,96 0,59 1,03 0,09 1,02 1,49 Cao su và các sản phẩm cao su 0,25 0,18 0,43 0,00 0,46 0,81 Ngũ cốc 5,85 0,86 6,03 2,88 2,96 3,69 Kazakhstan Điện thoại các
loại và linh kiện 0,41 1,58 4,23 4,60 4,42 6,61 Máy móc, thiết
bị cơ khí 0,15 0,17 0,45 0,81 0,55 0,33 Giày dép 2,79 1,80 1,19 1,25 1,82 2,00 Chè, cà phê 1,87 2,41 1,43 1,07 1,69 1,51 Thủy, hải sản 6,91 9,17 7,50 6,89 4,32 2,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ITC (International Trade Center)
Từ bảng trên ta có thể thấy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị cơ khí tuy chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 3 nước trong Liên minh, tuy nhiên giá trị lượng hàng nhập khẩu này so với tổng giá trị nhập khẩu tử thế giới của 3 nước là khá khiêm tốn.
Thứ ba, so với nhiều thị trường khác, thị trường EAEU có một số đặc điểm
tồn tại của nhiều loại “rào cản trá hình” như:
Quy trình, thủ tục hải quan tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước EAEU, cụ thể:
- Phân loại mã hải quan giữa các nước Liên minh vẫn chưa đồng nhất, hoạt động ở biên giới mỗi nước vẫn có những khác biệt.
- Thuật ngữ chuyên ngành được dùng trong thủ tục hải quan khơng được giải thích rõ ràng với các nhà nhập khẩu gây ra những nhầm lẫn khơng đáng có.
- Các quy tắc thiết lập giá để tính thuế phức tạp và hay dao động lại khơng có thơng báo trước gây khó khăn lớn cho nhà nhập khẩu vào thị trường này.
- Việc thông quan tốn nhiều thời gian, hay chậm trễ nhất là đối với những hàng hóa thơng thường có giá trị khơng q lớn (đây lại là nhóm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với những hàng hóa tiêu dùng hàng ngày).
- Phần lớn hàng hóa tiêu dùng (chiếm lượng lớn trong xuất khẩu Việt Nam) nhập khẩu vào Liên minh bị đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau như giấy phép xuất khẩu, giấy phép vệ sinh, giấy đăng ký nhà máy của các quốc gia thứ ba, giấy chứng nhận tiêu chuẩn nhà nước, bản cam đoan hợp quy… với quy trình thủ tục xin cấp ngày càng nghiêm ngặt và hay thay đổi.
Hàng rào kỹ thuật với thương mại (TBT) và vệ sinh dịch tễ (SBS) cao, nhiều khác biệt so với các nước khác và không rõ ràng kể cả đối với nước Nga dù đã gia nhập WTO nhưng vẫn giữ được các yêu cầu riêng biệt đó, đồng thời những quy định này hay bị thay đổi mà không được thông báo đầy đủ hay nói cách khác là thiếu minh bạch, thiếu nhất quán.
Cơ chế thanh toán là một trong những trở ngại khiến cho thương mại giữa Việt Nam và Liên minh chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Thực tế đang tồn tại 2 điểm sau:
- Một là giữa hai bên chưa có cơ chế cơng nhận thanh tốn bằng đồng tiền của nhau mà sử dụng phần lớn qua đồng tiền trung gian là USD. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu sang EAEU thì buộc các nhà nhập khẩu EAEU phải quy đổi sang tiền USD để thực hiện giao dịch. Quy trình thanh tốn trên thực tế sẽ là doanh nghiệp hai nước thanh toán qua hai ngân hàng trung
gian, ngân hàng của phía doanh nghiệp Nga sẽ đổi từ đồng Rúp sang đồng USD để chuyển khoản cho ngân hàng Việt Nam, tiếp đó ngân hàng Việt Nam sẽ chuyển đổi từ đồng USD sang VNĐ. Việc hai lần chuyển đổi qua lại từ đồng USD sang đồng tiền của các nước gây trở ngại lớn cho việc thanh toán trên phương diện thời gian, đồng thời bị ảnh hưởng khi đồng Rúp mất giá so với đồng USD (ví dụ như thời điểm cuối năm 2014 đầu năm 2015 do tác động của giá dầu giảm và những cấm vận của phương Tây khi Nga can thiệp vào Ukraina) điều này làm giảm khả năng cạnh tranh thậm chí mất đi cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang Liên minh.
- Hai là bên phía các doanh nghiệp của Liên minh, việc thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C) cịn ít phổ biến, trong khi đó các doanh nghiệp lại thường thanh toán theo kiểu trả chậm với tỷ lệ 20% - 30% là trả trước khi giao hàng còn 70% - 80% là trả sau khi đã nhận được hàng. Điều này gây ra rủi ro cao cho các doanh nghiệp Việt Nam với tình trạng là nhận được hàng nhưng khơng thanh tốn hoặc thanh tốn rất chậm. Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam ở thị trường Liên minh chưa phát triển, chưa có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thu hồi tiền hàng khi bị trả chậm.
FTA Việt Nam – EAEU chưa xử lý được các loại rào cản này. Trong khi đó, nếu khơng vượt qua được những rào cản này, các lợi ích mà việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà Hiệp định mang lại sẽ bị vơ hiệu hóa. Do vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản này để tiếp cận thị trường EAEU, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn mà Hiệp định này mang lại.
Dựa trên khung lý thuyết được xây dựng ở chương I, chương này đã đi phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên Liên minh còn khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của hai nước. Hiệp định FTA đã và sẽ cam kết cắt giảm các loại thuế quan sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương trong thời gian tới. Bên cạnh những kết quả tích cực thì quan hệ thương mại giữa hai bên vẫn cịn những hạn chế. Tác giả sẽ tập trung phân tích và đưa ra những giải pháp phát triển quan hệ thương mại trong chương III.
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC
THI FTA
3.1. Triển vọng phát triển của Liên minh kinh tế Á-Âu
3.1.1. Vị thế của EAEU trong nền kinh tế toàn cầu
EAEU được coi là biểu trưng cho mơ hình siêu quốc gia, có khả năng trở thành một trong những cực quan trọng của thế giới hiện nay và đóng vai trị quan trọng gắn kết giữa châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương năng động. Có nhận định như vậy là do đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng kinh tế, có lực lượng lao động rẻ, có nguồn năng lượng dồi dào, có sự gắn kết về sản xuất – cơng nghệ, có cơ sở hạ tầng tương đồng.
Bảng 3.1. Chỉ số thịnh vƣợng của các nƣớc trong EAEU năm 2016
Vị trí Nước Kinh tế Mơi trường kinh doanh Quản lý Giáo dục Sức khỏe An ninh Tự do cá nhân Vốn xã hội 77 Kyrgyzstan 71 87 113 60 61 81 86 47 82 Kazakhstan 48 53 105 35 75 65 122 109 95 Nga 63 69 108 25 101 119 141 116 98 Belarus 50 92 135 41 89 57 134 121 99 Armenia 115 83 107 56 100 70 99 141 Nguồn: http://www.prosperity.com/rankings
Nếu so sánh EAEU với Liên minh châu Âu (EU), có thể nhận thấy 6 nước thành viên sáng lập của EU về cơ bản có mức độ phát triển kinh tế đồng đều nhau, còn 5 nước của EAEU lại khơng có được đặc điểm chung như vậy. Nước Nga chiếm tới hơn 85% tỷ trọng kinh tế của EAEU, trong khi Armenia và Kyrgyzstan chỉ chiểm 0,4 – 0,6%. Việc tạo a một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành viên với mức độ phát triển kinh tế khác xa nhau như trong EAEU là không hề đơn giản. EAEU khó có thể trở thành một cơ chế đồng thuận bình đẳng cho các quyết định về thương mại. Thường thì các nước phải điều chỉnh theo và ủng hộ các quyết định mà Nga thông qua một cách đơn phương.
diện tích vào khoảng 20 triệu km2, chiếm khoảng 14% diện tích tồn cầu, GDP của EAEU đạt 200 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP toàn cầu. Nếu so với năm 1995,tỷ trọng GDP của các nước thành viên EAEU so với GDP thế giới chỉ chiếm khoảng 1,6%, thì đến nay, sau 20 năm đã tăng 2 lần.
Bảng 3.2. So sánh EAEU với một số nền kinh tế chính trên thế giới giai đoạn 2015-2016
GDP(tỷ USD) Dân số (triệu ngƣời)
2015 2.016 2015 2016 EU 16.326 16.408 508,3 508,5 Mỹ 18.036 18.569 321,1 323,3 Nhật Bản 4.382 4.938 127 126,9 Trung Quốc 11.226 11.218 1.374,6 1.382,7 EAEU 1.582 1.467 182,5 182,4