1.2. Cơ sở tiến hành quan hệ thƣơng mại giữa quốc gia với quốc gia và vớ
1.2.3. Cơ sở pháp lý
1.2.3.1. Hiệp định thương mại ký kết giữa quốc gia với liên minh kinh tế
Để tăng cường quan hệ thương mại giữa các bên, hiện nay các quốc gia thường ký kết với nhau các hiệp định thương mại tự do (FTA), đối với một liên minh kinh tế thì các quốc gia khi đàm phán và ký kết FTA sẽ chịu trách nhiệm ràng buộc những nội dung chính như sau:
quan.
Mức độ cắt giảm thuế quan theo Hiệp định FTA thường sâu hơn (đưa thuế suất về 0%), cắt giảm nhanh hơn cam kết trong WTO do các bên chỉ tập trung vào những lĩnh vực có quan tâm. Theo Điều XXIV của Hiệp định GATT/WTO, các bên tham gia Hiệp định FTA phải cam kết xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn thương mại giữa các bên (substantially all the trade). Theo cách hiểu thơng thường (khơng chính thức) thì Hiệp định FTA cần quy định xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong vòng 10 năm. Các dịng thuế khơng cam kết hoặc có cam kết nhưng khơng đưa về 0% thường là các sản phẩm nhạy cảm/đặc biệt nhạy cảm đối với các bên. Các nước kém phát triển nhất (LDCs) hoặc đang phát triển có thể được hưởng linh hoạt về lộ trình hoặc diện cam kết.
Cam kết cắt giảm thuế quan của các nước theo Hiệp định FTA thường chia thành các nhóm: (i) đưa thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định FTA có hiệu lực; (ii) đưa thuế suất về 0% theo lộ trình (cắt giảm tuyến tính); (iii) cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đó cắt giảm từng bước một trong những năm tiếp theo (frontload); (iv) không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu, việc cắt giảm được thực hiện vào các năm cuối của lộ trình (backload); và (v) khơng cam kết.
Bên cạnh thuế quan, các bên tham gia FTA cũng có thể đưa ra cam kết về hạn ngạch thuế quan, đặc biệt đối với các nông sản nhạy cảm. Thông thường, nhập khẩu trong hạn ngạch từ các đối tác tham gia FTA sẽ được hưởng thuế suất FTA ưu đãi, nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (trong nhiều trường hợp là thuế suất ngoài hạn ngạch theo cam kết WTO).
Bên cạnh thuế nhập khẩu, trong một số FTA các đối tác có thể thảo luận, cam kết cả thuế xuất khẩu, căn cứ vào mục tiêu chính sách của các bên.
Thứ hai là thuận lợi hóa thương mại
Thuận lợi hóa thương mại là một nội dung quan trọng trong nhiều Hiệp định FTA, các lĩnh vực mà các nước thường đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ FTA là hải quan, giải phóng hàng, quyết định trước (advanced rulings), áp dụng công nghệ thông tin trong thương mại, hàng chuyển tải, hỗ trợ kỹ thuật,…
Thứ ba là vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và vệ sinh dịch tễ (SPS)
Thông thường, đối với TBT và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam kết thực hiện các Hiệp định liên quan của WTO (Hiệp định TBT và Hiệp định SPS). Bên cạnh đó, các bên sẽ đề ra các nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chuẩn, công nhận tương đương, hài hòa tiêu chuẩn, các thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau, minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ thuật
Thứ tư là các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp
Bên cạnh thỏa thuận thực hiện các quy định của WTO, các bên tham gia FTA có thể thống nhất các quy định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống trợ cấp trong khuôn khổ Hiệp định FTA.
Thứ năm là quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong các Hiệp định FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm lượng giá trị khu vực), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể.
Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan trọng của các Hiệp định FTA. Hầu hết các Hiệp định FTA đều có chương riêng/Hiệp định riêng về dịch vụ. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung vào (i) lời văn về thương mại dịch vụ, chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh tốn và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp, v.v. và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thơng, di chuyển của tự nhiên nhân, v.v.); và (ii) biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Trong các Hiệp định FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành bốn phương thức cung cấp là (i) cung
cấp qua biên giới; (ii) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; (iii) hiện diện thương mại; và (iv) hiện diện của thể nhân. Tuy nhiên, trong nhiều Hiệp định FTA “thế hệ mới”, thương mại dịch vụ chỉ bao gồm hai phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ, phương thức hiện diện thương mại được đưa vào phần đầu tư, hiện diện của thể nhân được đưa vào một chương riêng về di chuyển của tự nhiên nhân. Về cách tiếp cận đối với tự do hóa thương mại dịch vụ, thường có hai cách tiếp cận chính là (i) chọn cho, tức là chỉ tự do hóa những ngành/phân ngành dịch vụ được liệt kê trong biểu cam kết; (ii) chọn bỏ, tức là những ngành/phân ngành nào muốn bảo lưu sẽ được liệt kê trong biểu cam kết, những ngành còn lại sẽ được tự do hóa.
Tương tự như thương mại hàng hóa, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) đề ra điều kiện về cam kết dịch vụ trong các Hiệp định FTA như sau:
(i) Hiệp định FTA cần có phạm vi đáng kể;
(ii) Loại bỏ phần lớn các biện pháp phân biệt đối xử hiện có; (iii) Khơng đưa ra các biện pháp phân biệt đối xử mới.
Ngồi các nội dung chính của FTA nêu trên, các FTA ngày nay cịn có các nội dung khác đề cập tới vấn đề đầu tư. Các Hiệp định FTA “thế hệ mới” còn bao gồm các nội dung như mua sắm chính phủ (mua sắm cơng), sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững (lao động và môi trường). Ở phần cuối, các FTA thường đề cập tới những hướng dẫn về thủ tục, chính sách, cơ chế giải quyết tranh chấp và một số điều khoản liên quan đến sửa đổi, bổ sung, một số ngoại lệ cũng như thời hạn hiệu lực của Hiệp định. (Nguyễn Thị Hồng Thúy, 2012)
1.2.3.2. Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia thành viên
Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia thành viên khi tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do là hệ thống các chính sách, cơng cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
thể được phân chia thành các cơng cụ thuế quan và phi thuế quan. (Krugman, Paul, và Obstfeld, Maurice ,1996)
Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất hay nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu.
- Thuế quan xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu Thuế quan xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang diễn ra rất quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh mở rộng nên nhà nước chỉ đánh thuế với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia…
Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm cho giá cả của hàng hóa bị đánh thuế vượt giá cả của hàng hóa trong nước làm cho giảm sản lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt đối với nước nhỏ.
- Thuế quan nhập khẩu
Thuế quan nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng hóa nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm.
Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành doanh nghiệp cịn non trẻ, có khả năng cạnh tranh cịn yếu trên thị trường quốc tế phát triển.
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả trong nước gây tổn thất cho các nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu cịn có một số loại thuế quan đặc thù:
- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuất nhập khẩu; hàng hóa trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hóa ngồi hạn ngạch chịu mức thuế cao hơn.
- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
- Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, đối phó với hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh
Ngồi ra cịn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc, thuế thời vụ…
Công cụ phi thuế quan
- Hạn ngạch
Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu thơng qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch bao gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hóa lớn nhất được phép xuất khẩu trong một khoảng thời hạn nhất định.
Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hóa lớn nhất được phép nhập khẩu trong một khoảng thời hạn nhất định.
Thông thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có tác dụng hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế song nó khơng mang lại nguồn thu cho chính phủ. Hạn ngạch xuất khẩu thường áp dụng ít hơn hạn ngạch nhập khẩu và thường chỉ áp dụng với một số mặt hàng.
- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an tồn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại mặt hàng nào đó.
trong nước, hạn chế và làm méo mó dịng vận động của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể làm cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng đẻ hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là các nước phát triển.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyện nếu không sẽ bị trả đũa. Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
- Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngồi để mua sản phẩm của mình.
Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa dẫn đến lợi ích người tiêu dùng bị giảm.
Một FTA có thể mang lại lợi ích khi nó có thể cắt giảm hoặc hài hịa các rào cản phi thuế quan, đưa ra được các quy định về phạm vi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như yêu càu các quốc gia cần minh bạch các biện pháp này
- Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa là một quy định địi hỏi một số bộ phận của
hàng hóa cuối cùng phải được sản xuất trong nước. Bộ phận này được cụ thể hóa dưới dạng các đơn vị vật chất hoặc các điều kiện về giá trị
Các hàng rào thương mại giữa các nước thành viên vào thời điểm đàm phán FTA càng cao và càng nhiều thì khả năng FTA làm gia tăng thương mại giữa các nước thành viên trong tương lai càng lớn, tuy nhiên có xu hướng dẫn đến chệch hướng thương mại.