Giải pháp cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu trong bối cảnh thực thi FTA giữa việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 96 - 106)

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết định

trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Do đó, để tồn tại được, điều tối quan trọng với các doanh nghiệp là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường của nước đối tác. Các doanh nghiệp cần tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chú trọng điều kiện thương mại, xâ dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, uy tín doanh nghiệp.

Thứ hai, thực tế trên nhiều lĩnh vực hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam

không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài, do họ có bề dầy kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, thương hiệu, uy tín… Do đó, doanh nghiệp Việt Nam thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn thì hãy chọn các thị trường ngách, thị trường nhỏ với chiến lược "đại dương xanh" - khai phá mảng thị trường có thể nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh. Ngay trong mảng mua sắm công, thay vì tham gia đấu thầu trực tiếp những hợp đồng lớn, doanh nghiệp Việt Nam hoàn

toàn có thể lựa chọn trở thành nhà thầu phụ. Điều này phù hợp với tiềm lực và khả năng của doanh Việt Nam hơn.

Thứ ba, những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là

xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn mình. Dù muốn hay không thì doanh nghiệp cũng phải chấp nhận xu hướng này. Do đó, thay vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, doanh nghiệp Việt Nam từng bước cải cách hoạt động của doanh nghiệp của mình cho phù hợp với xu thế của thời đại. doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, cập nhật và đáp ứng các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là TBTs, SPSs, RoO, chống bán phá giá và sở hữu trí tuệ của EAEU liên quan đến ngành sản phẩm của mình tiên phong là doanh nghiệp trong các nhóm ngành gồm Máy móc thiết bị cơ khí và điện tử; Sản phẩm thực vật; Động vật sống; Hàng dệt may; Sản phẩm nhựa và cao su.

Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành hoạt động nghiên cứu thị

trường các quốc gia thuộc Liên minh. Do thị hiếu của người tiêu dùng rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải tích cực đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường để có những hiểu biết rõ ràng hơn về đặc thù của từng thị trường qua đó nắm bắt các thông tin về cung cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh… để từ đó có thể lựa chọn mặt hàng, đối tượng khách hàng, phương thức kinh doanh, tổ chức hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, doanh nghiệp cần có chiến lược giá phù hợp. Mặc dù giá cả hàng

hóa là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định và chịu sự chi phối của nhu cầu, thị hiếu, mùa vụ, nhưng mỗi doanh nghiệp cũng nên có chiến lược giá cả nói chung và giá cả cho từng mặt hàng trong từng giai đoạn cụ thể thích hợp để cạnh tranh trực tiếp với các mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt các thông tin về cung cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh… để từ đó có thể lựa chọn mặt hàng, đối tượng khách hàng, phương thức kinh doanh, tổ chức hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất

Thứ sáu, doanh nghiệp cần đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ năng lực quản

lý của doanh nghiệp. Cần hiện đại hóa quản lý theo hướng đổi mới căn bản mô hình quản lý tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức ma trận, mạng lưới. Lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp nhằm phát huy vai trò của các bộ phận, tạo sự gắn kết trong doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cả về kiến thức chuyên môn, năng lực quàn lý và pháp luật, tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nga để tiếp cận các thị trường EAEU.

Chương này đã phân tích triển vọng phát triển của Liên minh kinh tế Á-Âu. Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ không chỉ giới hạn trong năm quốc gia thành viên mà trong tương lai sẽ thúc đẩy đàm phán với các nước thuộc Liên xô cũ như Tajikistan, Uzberkistan, Turkmenistan,…và các nước ngoài khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm phát triển thành Liên minh Á-Âu và sẽ là đối trọng với Liên minh châu Âu, cạnh tranh tầm ảnh hưởng và mở rộng thị trường của mình sang khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Từ những phân tích về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu, chương này đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quan hệ song phương. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp từ phía chính phủ cũng như giải pháp cho các doanh nghiệp để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EAEU.

KẾT LUẬN

EAEU tuy là một tổ chức kinh tế mới được thành lập song ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu đã mở ra những cơ hội rất lớn để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên khối Liên minh.

Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EAEU và tác động của hiệp định thương mại tự do đến Việt Nam, có thể đưa ra những kết luận chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, EAEU hình thành trên lãnh thổ của 5 nước thành viên là Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia, được khẳng định là một tổ chức hợp tác thuần túy về mặt kinh tế mà không có sự hội nhập về chính trị, trải qua các giai đoạn hình thành thương mại tự do giữa các nước tham gia, nhưng trong đó có chính sách thương mại độc lập của các nước thành viên đối với nước thứ ba, đến giai đoạn thành lập Liên minh thuế quan: có tính đến việc xây dựng một lãnh thổ hải quan thống nhất cho việc vận chuyển tự do hàng hóa và triển khai chính sách ngoại thương và hải quan chung, rối phát triển đến giai đoạn xây dựng một thị trường thống nhất có tính đến sự tự do vận chuyển không chỉ là hàng hóa mà còn các dịch vụ, nguồn vốn và lực lượng lao động trong không gian kinh tế được thiết lập, và hiện nay là giai đoạn xây dựng một liên minh kinh tế mà trong đó các quốc gia thành viên phối hợp chính sách kinh tế với nhau

Thứ hai, Việt Nam được lựa chọn là đối tác kinh tế đầu tiên của EAEU đã cho thấy sự đánh giá cao của EAEU về vị thế cũng như tiềm năng phát triển của Việt Nam, mong muốn Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ của Liên minh với ASEAN. Mặt khác, đây cũng thể hiện rõ sự nỗ lực của Việt Nam trong việc củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống nhằm đẩy mạnh hợp tác và thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. FTA Việt Nam – EAEU được ký kết cho thấy những nỗ lực không ngừng ở cả hai phía, từ tổ chức các cuộc gặp gỡ, đàm phán đến hoàn tất các thủ tục pháp lý. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu bao gồm các nhóm nội dung chính về:

Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Phòng vệ thương mại; thương mại dịch vụ; Đầu tư; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Cạnh tranh. Các cam kết khác về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp… đều được thống nhất trên cơ sở các quy định của WTO, đảm bảo cân bằng lợi ích, phù hợp với quy định pháp luật trong nước tại lĩnh vực liên quan. Hiệp định là điều kiện cần và đủ để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, khơi thông dòng chảy thương mại.

Thứ ba, ký kết FTA giữa Việt Nam với Liên minh vừa tạo ra những thuận lợi song cũng gây nên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thuận lợi là các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh như nông sản, các mặt hàng thủy sản, tăng nguồn cung cấp các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ thiết bị điện tử, các sản phẩm da và đồ gỗ vào thị trường này, đồng thời mở ra thêm thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn. Hàng hóa của Việt Nam vào các nước thành viên sẽ ngày càng thuận lợi hơn, được miễn thuế hoàn toàn hoặc hạ xuống mức tối thiểu, mở ra triển vọng cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng cũng như chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thị trường của Liên minh. Bên cạnh những thuận lợi thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Để tận dụng Hiệp định nhằm khai thác tốt hơn tại thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực trong thời gian dài để tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, quy mô của đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, năng lực tài chính và công nghệ còn nhiều hạn chế, do đó, để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế, phải tìm hiểu những công cụ để bảo vệ sản xuất của mình để tránh bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, phải chấp nhận nguyên tắc cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất hiệu quả và đấu tranh chống gian lận thương mại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Hà Nội 2017

2. Bộ công Thương, Hội thảo giới thiệu thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thông qua FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu, Hà Nội 2016.

3. Bùi Trường Giang, 2010, Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam, cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, NXB Khoa học xã hội.

4. Đỗ Thu Hằng, 2016, Hiệp định Việt Nam – EAEU: Cơ hội cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, Tạp chí tài chính kỳ I tháng 12/2016.

5. Đào Thu Hương, 2015, Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI.

6. Bùi Hồng Minh, 2015: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EAEU trong

FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của

Trung tâm WTO – VCCI.

7. Bùi Thành Nam, 2016, Phân tích lý thuyết về tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA):Các quan điểm khác nhau, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

8. Nguyễn Khánh Ngọc, 2015, Tổng quan về FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI.

9. Nguyễn Gia Phương, 2016, Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hà Nội 2016.

10. Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, 2016. Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44c: 114-126.

11. Nguyễn Thị Hoàng Thúy, 2012, Hiệp định thương mại tự do: Một số khái niệm cơ bản, MUTRAP – dự án hỗ trợ thương mại đa biên.

12. Tổng cục Hải quan, 2011, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (Bản tóm tắt) năm 2011.

13. Tổng cục Hải quan, 2012, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (Bản tóm tắt) năm 2012.

14. Tổng cục Hải quan, 2013, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (Bản tóm tắt) năm 2013.

15. Tổng cục Hải quan, 2014, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (Bản tóm tắt) năm 2014.

16. Tổng cục thống kê, 2014, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2012 17. Tổng cục thống kê, 2015, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2013

18. Tổng cục thống kê, 2014, Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu chính thức năm 2014.

19. Tổng cục thống kê, 2015, Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu chính thức năm 2015.

20. Tổng cục thống kê, 2016, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2016.

21. Tổng cục thống kê, 2017, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2017.

22. Vũ Thụy Trang, 2016, Liên minh thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan: 5 năm nhìn lại và triển vọng, Viện Hàn Lân khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Âu.

23. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tóm lược hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hà Nội 2016.

24. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Văn bản Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu bằng tiếng Việt.

25. Trương Đình Tuyển, 2011, Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập

khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011- 2015, Báo cáo thực hiện cho MUTRAP

26. Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các Văn kiện cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới, Hà Nội 2003, trang 918

II. Tiếng Anh

27. El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory and Measurement”, London, Macmilan Press, Bảng 1.1 tr.2

28. Eurasian Development Bank, 2013, Monitoring of direct investments of Russia, Belarus, Kazakhstan and Ukraine in Eurasia – 2013

29. Eurasian Development Bank, 2014, Monitoring of direct investments of Russia, Belarus, Kazakhstan and Ukraine in Eurasia – 2014

30. Krugman, Paul, và Obstfeld, Maurice (1996), Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách (tập 1), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 29

31. David Ricardo, 1817. The Principles of Political Economy and Taxation, London: John Murray, Albemarle-Street, third edition 1821.

III. Tài liệu tham khảo từ internet

32. Lê Anh, 2016, Nhận diện các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EAEU, Báo điện tử chính Phủ, tại địa chỉ:

http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nhan-dien-cac-mat-hang-xuat-khau-sang-thi- truong-EAEU/288800.vgp, truy cập ngày 3/3/2017

33. Báo điện tử chính phủ,2015, Từ Liên minh Thuế quan tới Liên minh Kinh tế Á- Âu, tại địa chỉ:

http://vasep.com.vn/hiep-dinh-thuong-mai-va-hang-rao-ky-thuat/1349_42795/Tu- Lien-minh-Thue-quan-toi-Lien-minh-Kinh-te-A-Au.htm, truy cập ngày 7/2/2017. 34. Thành Công, 2016, EAEU có hiệu lực: Cơ hội “vàng” của XK thủy sản, tại địa chỉ:

http://www.kinhtenongthon.com.vn/EAEU-co-hieu-luc-Co-hoi-vang-cua-xuat- khau-thuy-san-108-63660.html, truy cập ngày 7/4/2017.

35. Thái Hà, 2015, FTA Việt Nam – EEU có gì khác biệt, tại địa chỉ:

http://baoquocte.vn/fta-viet-nam-eeu-co-gi-khac-biet-2884.html, truy cập ngày 3/3/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu trong bối cảnh thực thi FTA giữa việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)