Liên minh kinh tế
1.3.1. Kim ngạch thương mạị và tỷ trọng thương mại
Kim ngạch là quy định về mặt giá trị thể hiện bằng tiền tệ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của một nước hay một khu vực trong một thời kì nhất định.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) đó trong một kỳ nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định
Kim ngạch thương mại là tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm..)
Tỷ trọng thương mại giữa một quốc gia với một liên minh kinh tế là tỷ lệ giữa giá trị xuất nhập khẩu của quốc gia đó với liên minh kinh tế so với tổng kim ngạch thương mại của quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ vào tỷ trọng này chúng ta có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của hiệp định thương mại tự do FTA, mức độ mở cửa hội nhập của các nền kinh tế trong FTA
1.3.2. Cơ cấu thương mại
Cơ cấu thương mại hàng hóa là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia cùng với những mối quan hệ ổn định và phát triển giữa các bộ phận hợp thành đó trong một điều kiện kinh tế xã hội cho trước tương ứng với một thời kỳ xác định. (Nguyễn Minh Hương, 2013)
Cơ cấu thương mại hàng hóa có đặc trưng là thể hiện qua hai thông số là số lượng và chất lượng, mang tính lịch sử, kế thừa, ln ở trong trạng thái vận động phát triển không ngừng.
Phân loại cơ cấu thương mại hàng hóa
- Cơ cấu theo thị trường xuất nhập khẩu: Là sự phân bố kim ngạch xuất nhập khẩu theo nước, nền kinh tế và khu vực lãnh thổ thế giới.
- Cơ cấu theo mặt hàng xuất nhập khẩu: Là tỷ lệ tương quan giữa các ngành, mặt hàng xuất khẩu.
Cơ cấu thương mại giữa các nước càng bổ sung lẫn nhau thì FTA có khả năng sẽ thúc đẩy gia thương mại giữa các bên càng lớn, tăng tạo lập thương mại
Lợi ích của FTA còn chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau trong cơ cấu xuất khẩu của nước đối tác ký kết FTA và các nước đối tác còn lại. Nếu cơ cấu xuất khẩu của hai nhóm nước này càng có sự khác biệt lớn thì khả năng chệch hướng thương mại sẽ giảm đi, từ đó gia tăng lợi ích cho các nước thành viên.
Dựa trên cơ cấu thương mại, các quốc gia có thể tập trung phát triển những ngành nghề chiếm tỷ trọng cao mang lại nguồn thu lớn nhờ xuất khẩu. Đồng thời, các quốc gia có thể đưa ra những chính sách bảo hộ những ngành nghề chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao để khuyến khích phát triển thương mại trong nước.
Tóm lại, chương này đã cung cấp cho độc giả cơ sở lý luận về quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một liên minh kinh tế. Cụ thể là những tác động về kinh tế và thương mại của FTA tác động đến các quốc gia thành viên, cơ sở để tiến hành quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một liên minh kinh tế và những tiêu chí để đánh giá quan hệ thương mại giữa quốc gia với quốc gia và với liên minh kinh tế. Từ những phân tích trên sẽ là tiền đề để tác giả đi vào phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu dựa trên khung lý luận được xây dựng ở chương I.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU