viên thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu.
2.1.1. Lịch sử hình thành Liên minh kinh tế Á – Âu và diễn tiến đàm phán ký kết FTA giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á -Âu
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và các nước cộng hòa Trung Á đối mặt với việc nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng và sự sụt giảm tăng trưởng GDP. Tiến trình thành lập liên minh đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô sụp đổ bằng việc liên kết các nền kinh tế thông qua Cộng đồng kinh tế Á-Âu vào tháng 12 năm 1991 bởi tổng thống của Belarus, Kazakhstan và Nga.
Tháng 3/1994, Tổng thống Kazakhstan N.Narazbayev đề xuất một bản dự thảo về việc thành lập một khu vực thuế quan thống nhất bao gồm 5 nước thuộc Liên Xô cũ là Nga, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tháng 1/1995, Hiệp ước về việc thành lập Liên minh Thuế quan đã được 3 nước thành viên chính thức sau này của Liên minh ký.
Tuy nhiên, do giữa các nước thành viên một số đạo luật lại không giống nhau, thậm chí có nhiều điều khoản còn mâu thuẫn nhau đòi hỏi phải có những điều chỉnh tương đối căn bản thì việc liên minh mới dần trở thành hiện thực. Bằng những nỗ lực của mỗi nước, mùa hè năm 1995, biên giới giữa Nga và Belarus đã trở nên thông thương khi các trạm kiểm tra hải quan tại đây đã được dỡ bỏ.
Tháng 3/1996, Kyrgyzstan chính thức sáp nhập vào Liên minh Thuế quan. Tuy nhiên, hai năm sau (1998) nước này đã tự rút lui khỏi liên minh để trở thành thành viên chính thức của WTO. Khủng hoảng kinh tế ngay sau đó diễn ra tại Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động hải quan của 3 nước thành viên và kéo theo đó là sự đổ vỡ kế hoạch xây dựng Liên minh Thuế quan. Tháng 4/2000, các trạm kiểm tra hải quan đã được phục dựng trên biên giới Nga- Belarus và trong năm 2001, tại biên giới Nga – Kazakhstan, các trạm tương tự cũng hoạt động trở lại.
Tháng 10/2000 tại Astana, lãnh đạo 5 nước Nga, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan cùng ký vào văn bản khởi đầu cho việc thành lập Liên minh Kinh tế Á – Âu với mục đích là tạo ra một sân chơi thương mại tự do, hình thành liên minh hải quan, không gian kinh tế thống nhất và thống nhất chế độ ngoại hối.
Năm 2005, Hội nghị thượng đỉnh tại Kazan (Nga) đã thông qua được quyết định về việc tái thành lập Liên minh Thuế quan.
Ngày 6/10/2007 tại Thủ đô Dushanbe (Tajikistan), bản thỏa thuận về việc xây dựng một khu vực chung với các thủ tục hải quan đồng nhất trong phạm vi của Liên minh đã được ký bởi Nga, Kazakhstan và Belarus. Rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong quá khứ, các phương án chặt chẽ hơn về tổ chức và các văn bản pháp lý đi kèm đã được lựa chọn và đề xuất.
Ngày 1/7/2011, bộ luật hải quan chung đã được Nga và Kazakhstan áp dụng. Đến ngày 6/7/2011 bộ luật này đã có hiệu lực pháp lý trên toàn lãnh thổ của Liên minh Thuế quan.
Ngày 29/5/2014 tại Astana, 5 nước Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyrstan ký thỏa thuận về việc cho ra đời Liên minh Kinh tế Á-Âu. Từ 1/1/2015, 3 nước thuộc Liên minh Thuế quan ngay lập tức trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Armenia trở thành thành viên từ 2/1/2015, còn Kyrgyrstan thì từ 14/5/2015.
Việc thành lập Liên minh nhằm tạo dòng chảy tự do về người, vốn và hàng hóa, giúp củng cố nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa và xích lại gần nhau của các nước thành viên. Ngoài tự do thương mại, liên minh này còn phối hợp hệ thống tài chính của các nước thành viên, điều chỉnh chính sách công nghiệp, nông nghiệp cùng mạng lưới giao thông vận tải. Cũng nhờ những lợi ích từ liên minh, liên kết mà trình độ phát triển của các nước trong khối sẽ dần tăng lên, từ đó, GDP của cả khối cũng sẽ tăng lên đáng kể.
2.1.1.2. Diễn tiến đàm phán FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu
chính thức khởi động đàm phán
- Tổng cộng có 8 vòng đàm phán chính thức (vòng cuối cùng tại Hà Nội ngày 8-14/12/2014), nhiều vòng không chính thức
- Ngày 15/12/2014: Hai bên đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán
- Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu.
- Ngày 5/10/2016: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có văn bản thông báo việc hai bên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn và FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu chính thức có hiệu lực
2.1.2. Lợi thế so sánh
2.1.2.1. Đặc điểm của Liên minh Kinh tế Á- Âu
Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu km2 (chiếm 14% diện tích đất đai của thế giới); dân số khoảng 182,7 triệu người; tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 2,2 nghìn tỷ USD; sản lượng công nghiệp đạt 1,3 nghìn tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 580 tỷ USD. (Nguyễn Gia Phương, 2016)
Những đối tác nhập khẩu chính của Liên minh là EU (chiếm khoảng 40-50%), Trung Quốc, Thổ Nhĩ kỳ. Việt Nam đứng khoảng thứ 24 trong số các nước nhập khẩu từ Liên minh.
Những đối tác xuất khẩu chính của Liên minh là EU (hơn 40%), Trung Quốc, Hoa Kỳ. Việt Nam đứng khoảng thứ 11 trong số các nước xuất khẩu sang Liên minh.
Về tổ chức, Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) là cơ quan thường trực của Liên minh Kinh tế Á Âu, bắt đầu hoạt động từ tháng 02 năm 2012. Chức năng của EEC là đảm bảo sự phát triển của Liên minh Kinh tế Á Âu và triển khai các đề xuất, kế hoạch hội nhập khu vực. EEC là cơ quan siêu quốc gia và hoạt động trên cơ sở lợi ích của các nước tham gia Liên minh chứ không vì lợi ích của bất kỳ chính phủ quốc gia nào. Quyết định của EEC mang tính bắt buộc với các nước thành viên Liên minh.
Liên bang Nga
Số liệu cơ bản:
Diện tích: 17 098 200 km2 (1/1/2010), diện tích của Khu vực Crưm là 28.100 km2 và Sevastopol là 884 km2.
Dân số: 142,42 triệu người (07/2015). Trong đó 74% dân số thành thị và 26% dân số nông thôn; 79,3% dân số thuộc châu Âu, 20,7% dân số thuộc châu Á.
Tài nguyên thiên nhiên: có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất giàu có, phong phú về khoáng sản, lâm sản và hải sản.
Tổng GDP (PPP): 3.745 tỷ USD (2016).
Tốc độ tăng GDP: 0,7% (2014); -3,7% (2015), -0,8% (2016) GDP bình quân (PPP): 26.100 USD (2016).
Cơ cấu GDP: nông nghiệp 4,7 %; công nghiệp 33,1 %; dịch vụ 62,2 %. (2016) Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, thịt, sữa, rau củ quả.
Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu, sản phẩm dầu và khí, sản phẩm luyện kim đen và luyện kim màu, phân bón, sản phẩm công nghiệp hóa chất, sản phẩm cơ khí…
Kim ngạch xuất khẩu: 341,5 tỷ USD (2015); 259,3 tỷ USD (2016)
Mặt hàng xuất khẩu chính: Nhiên liệu, năng lượng, kim loại đen, gỗ và sản phẩm gỗ, xe và thiết bị, than, phân bón các loại.
Thị trường xuất khẩu chính: Hà Lan 11,9%, Trung Quốc 8,3%, Đức 7,4%, Ý 6,5%, Thổ Nhĩ Kỳ 5,6%, Belarus 4,4%, Nhật Bản 4,2% (2015)
Kim ngạch nhập khẩu: 193 tỷ USD (2015); 165,1 tỷ USD (2016)
Mặt hàng nhập khẩu chính: Máy, ô tô các loại, kim loại đen, thực phẩm các loại, dệt may, sản phẩm hóa dầu, đồ gỗ và giầy dép.
Thị trường nhập khẩu chính: Trung Quốc 19,2%, Đức 11,2%, Hoa Kỳ 6,4%, Belarus 4,8%, Ý 4,6% (2015) (Russia, CIA, 2017)
Đặc điểm kinh tế
Năm 2015, do ảnh hưởng cấm vận kinh tế, giá dầu thế giới bị giảm mạnh, việc chia sẻ cho các vùng khó khăn như Crưm, hỗ trợ nhân đạo cho vùng miền Đông Ucraina, tham gia chiến sự ở Trung Đông (Syria) và khó khăn nội tại làm kinh tế
Nga đã và đang trải qua nhiều thử thách. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 đạt 533,6 tỷ USD, giảm 33,8% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu đạt 339,6 tỷ USD, giảm 31,8% và nhập khẩu đạt 194 tỷ USD, giảm 37%.
Dưới đây là dự báo về hoạt động kinh tế - thương mại Nga giai đoạn 2016- 2018:
- Về xuất khẩu:
Xuất khẩu năm 2016 tiếp tục giảm nhưng tốc độ chậm hơn, các năm tiếp theo sẽ tăng dần, nhưng không tăng đột biến.
Năm 2016, xuất khẩu các nhóm hàng như sau: so với năm 2015, giảm về xuất dầu và sản phẩm từ dầu, tăng xuất khẩu khí đốt, các mặt hàng phi nhiên liệu sẽ tăng. Năm 2017-2018 sẽ tăng tốc độ xuất khẩu tương ứng 1,2%-1,8%. Trong đó, xuất khẩu nhiên liệu-năng lượng sẽ tăng tối đa 0,8%, các mặt hàng khác sẽ tăng 2,9%.
Cơ cấu xuất khẩu có sự thay đổi: tỉ lệ nhóm hàng nhiên liệu-năng lượng giảm đi; nhóm hàng máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải sẽ tăng lên; nhóm hàng lương thực, thực phẩm cũng tăng nhẹ tăng; sản phẩm xuất khẩu công nghiệp hóa chất, sản phẩm luyện kim đen, luyện kim màu, gỗ, giấy cũng có xu hướng tăng.
Về nhập khẩu
Nhập khẩu năm 2016 nhích lên một chút và năm 2017-2018 dự kiến tăng 3,6%/năm.
Cơ cấu hàng nhập khẩu có sự dịch chuyển: tỉ lệ nhóm hàng máy, thiết bị, phương tiện vận tải sẽ tăng; nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ giảm dần từ năm 2016; hàng lương thực, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm sẽ phấn đấu đến năm 2018 giảm 22% so với năm 2014. (Bộ công thương, 2016)
Cộng hòa Belarus
Số liệu cơ bản
Diện tích: 207.600 km2
Dân số: (01/2016): 9,498 triệu người (dân thành thị 75%; nông thôn 25%) Tài nguyên thiên nhiên: Rừng, than bùn, dầu mỏ và hơi đốt (trữ lượng không nhiều).
Tốc độ tăng GDP: 1,7% (2014); -3,9% (2015), -3% (2016) GDP bình quân (PPP): 17.500 USD (2016).
Cơ cấu GDP: nông nghiệp 9,2%; công nghiệp 40,9%; dịch vụ 49,8%. (2016) Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, khoai tây, rau, củ cải, đường, thịt bò… Sản phẩm công nghiệp chính: Máy cắt kim loại, máy kéo, xe tải, máy phay, xe máy, ti vi, sợi tổng hợp, phân bón, hàng đệt may,….
Kim ngạch xuất khẩu: 28,63 tỷ USD (2015); 22,65 tỷ USD (2016)
Mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ, phân bón, máy móc thiết bị, hoá chất, thực phẩm kim loại, dệt may.
Thị trường xuất khẩu chính: Nga 39%; Anh 11,2%; Hà Lan 4,3%; Ukraine 11,2%; Đức 4,1% (2015).
Kim ngạch nhập khẩu: 29.72 tỷ USD (2015); 25,44 tỷ USD (2016)
Mặt hàng nhập khẩu chính: khoáng chất, máy móc thiết bị, kim loại, dầu thô và khí ga tự nhiên, hoá chất, thực phẩm.
Thị trường nhập khẩu chính: Nga 56,6%; Đức 4,6%; Trung Quốc 7,9%. (2015) (Belarus, CIA, 2017)
Đặc điểm kinh tế
Là một phần của Liên bang Xô viết cũ, mặc dù Belarus có nền công nghiệp tương đối phát triển tuy nhiên những cơ sở công nghiệp đã trở nên lỗi thời, nguồn năng lượng không hiệu quả và phụ thuộc trợ cấp của Nga và sự tiếp cận ưu đãi đối với các thị trường Nga - sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Đất nước này cũng có một cơ sở nông nghiệp rộng lớn không hiệu quả và phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ. Sau một đợt cải cách tư bản ban đầu từ năm 1991-1994, bao gồm tư nhân hoá các doanh nghiệp nhỏ và một số doanh nghiệp dịch vụ, tạo lập các tổ chức tài sản cá nhân, và phát triển kinh doanh, phát triển kinh tế của Belarus đã chậm lại rất nhiều. Khoảng 80% các ngành công nghiệp vẫn còn thuộc sở hữu nhà nước, Một vài ngân hàng đã được tư nhân hóa sau khi độc lập. Ngân hàng nhà nước chiếm 75% trong khu vực ngân hàng.
Sản lượng kinh tế đã giảm trong vài năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, hồi phục vào giữa những năm 2000 do sự bùng nổ của giá dầu. Belarus chỉ có trữ lượng nhỏ
dầu thô, mặc dù họ nhập khẩu hầu hết dầu thô và khí đốt tự nhiên từ Nga với giá thấp hơn nhiều so với thị trường thế giới. (Belarus,CIA,2017)
Trong bảy tháng đầu năm 2016, nền kinh tế Belarus giảm 2,7% so với năm trước, so với mức giảm 4,1% trong năm trước đó. Sự suy giảm của GDP và sự hồi phục dự kiến trong ngành công nghiệp của Nga đã làm chậm lại sự suy giảm của sản lượng công nghiệp Belarus xuống còn 2%/năm so với mức giảm 7,2% trong một năm trước.
Về triền vọng kinh tế của Belarus, sự suy giảm của GDP trong năm 2016-2017 có thể sẽ không sâu sắc như những dự báo trước đây. Động lực của cuộc suy thoái dường như đã chậm lại, thể hiện bằng sự suy giảm của sản lượng trong ngành công nghiệp và sự phát triển nhỏ trong ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, với giá hàng hóa dự kiến vẫn còn thấp, Belarus có thể sẽ phải đối mặt với một sự suy giảm hơn nữa về thương mại, do đó có thể gây áp lực lên dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
Cộng hòa Kazakhstan
Số liệu cơ bản
Diện tích: 2.724.900 km2 Dân số: 18,157 triệu người
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu khí, than, uran, các loại quặng kim loại. Tổng GDP (PPP): 460,7 tỷ USD (2016).
Tốc độ tăng GDP: 4,3% (2014); 1,2% (2015), -0,8% (2016) GDP bình quân (PPP): 25.700 USD (2016).
Cơ cấu GDP: nông nghiệp 5,1 %; công nghiệp 33%; dịch vụ 61,9%. (2016) Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc (chủ yếu là lúa mì và lúa mạch), khoai tây, rau,….
Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu, than, quặng sắt, thép, máy kéo và các máy móc nông nghiệp khác, động cơ điện, vật liệu xây dựng….
Kim ngạch xuất khẩu: 46,29 tỷ USD (2015); 35,28 tỷ USD (2016)
Mặt hàng xuất khẩu chính: Sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kim loại đen, hóa chất, máy móc, ngũ cốc, len, thịt, than.
Thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc 15,1%, Nga 12,3%, Pháp 9,2%, Đức 7,9%, Ý 6,7%, Hy Lạp 4,1% (2015)
Kim ngạch nhập khẩu: 33,65 tỷ USD (2015); 24,5 tỷ USD (2016)
Mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc thiết bị, sản phẩm kim loại, thực phẩm Thị trường nhập khẩu chính: Nga 32,9%; Trung Quốc 25,9%, Đức 4,2% (Kazakhstan, CIA, 2017)
Đặc điểm kinh tế
Kazakhstan là nước có thu nhập trung bình GDP tính theo đầu người khoảng 10.500 USD năm 2015. Kazakhstan là nước đứng thứ 10 xuất khẩu dầu mỏ và khí ga nên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào giá dầu mỏ trên thế giới. Kazakhstan đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cú sốc giá dầu mỏ giảm mạnh trên thế giới khiến mức tăng trưởng GDP đã giảm từ 4,1% năm 2014 xuống 1,2% năm 2015 và 0,1% trong nửa đầu năm 2016.
Công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 17% GDP và 16% xuất khẩu của Kazakhstan. Nông nghiệp Kazakhstan chiếm khoảng 5% GDP trong khi khoảng chiếm khoảng ¼ lực lượng lao động của nước này.
Năm 2015, Kazakhstan thực hiện một cuộc cải cách cơ cấu mới mang tên “100 bước đi cụ thể, một quốc gia hiện đại cho tất cả mọi người”. Chương trình cải cách cơ cấu tập trung vào 5 trụ cột chính là chuyên môn hóa quản lý công, đẩy mạnh thực thi pháp luật, tăng cường tính minh bạch và khả năng giải trình của nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa nền kinh tế, và đoàn kết dân tộc. Kazakhstan cũng đồng thời thực hiện một chiến lược dài hạn “Kazakhstan đến năm 2050”, nhằm đưa Kazakhstan thành nền kinh tế đa dạng hóa dựa trên tri thức với động lực là khu vực kinh tế tư nhân.
Về thương mại, năm 2015 tổng kim ngạch XNK của Kazakhstan đạt khoảng 80 tỷ USD (giảm 37% so với năm 2014); trong đó xuất khẩu đạt khoảng 46,2 tỷ USD (giảm 42,5%) và nhập khẩu đạt khoảng 33,6 tỷ USD (giảm 27%).
Về triển vọng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến ở mức không năm 2016, do giá dầu thấp và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. Việc điều chỉnh tài chính đang diễn ra được mong đợi sẽ làm cho mức chi tiêu khu vực công giảm
xuống. Nhu cầu nội địa yếu sẽ làm chậm lại sự hồi phục của sản xuất và thương mại bán lẻ, trong khi giá dầu thấp sẽ tiếp tục ức chế tăng trưởng của các ngành phụ trợ như giao thông vận tải và buôn bán. Trong trung hạn, một sự phục hồi vừa phải của giá dầu và sản lượng dầu cao hơn dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu trong nước. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng GDP dự kiến sẽ tăng lên 1,8% vào năm 2017. Thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm đáng kể, do giá dầu tăng và