3.1.1. Vị thế của EAEU trong nền kinh tế toàn cầu
EAEU được coi là biểu trưng cho mơ hình siêu quốc gia, có khả năng trở thành một trong những cực quan trọng của thế giới hiện nay và đóng vai trị quan trọng gắn kết giữa châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương năng động. Có nhận định như vậy là do đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng kinh tế, có lực lượng lao động rẻ, có nguồn năng lượng dồi dào, có sự gắn kết về sản xuất – cơng nghệ, có cơ sở hạ tầng tương đồng.
Bảng 3.1. Chỉ số thịnh vƣợng của các nƣớc trong EAEU năm 2016
Vị trí Nước Kinh tế Môi trường kinh doanh Quản lý Giáo dục Sức khỏe An ninh Tự do cá nhân Vốn xã hội 77 Kyrgyzstan 71 87 113 60 61 81 86 47 82 Kazakhstan 48 53 105 35 75 65 122 109 95 Nga 63 69 108 25 101 119 141 116 98 Belarus 50 92 135 41 89 57 134 121 99 Armenia 115 83 107 56 100 70 99 141 Nguồn: http://www.prosperity.com/rankings
Nếu so sánh EAEU với Liên minh châu Âu (EU), có thể nhận thấy 6 nước thành viên sáng lập của EU về cơ bản có mức độ phát triển kinh tế đồng đều nhau, còn 5 nước của EAEU lại khơng có được đặc điểm chung như vậy. Nước Nga chiếm tới hơn 85% tỷ trọng kinh tế của EAEU, trong khi Armenia và Kyrgyzstan chỉ chiểm 0,4 – 0,6%. Việc tạo a một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành viên với mức độ phát triển kinh tế khác xa nhau như trong EAEU là khơng hề đơn giản. EAEU khó có thể trở thành một cơ chế đồng thuận bình đẳng cho các quyết định về thương mại. Thường thì các nước phải điều chỉnh theo và ủng hộ các quyết định mà Nga thông qua một cách đơn phương.
diện tích vào khoảng 20 triệu km2, chiếm khoảng 14% diện tích tồn cầu, GDP của EAEU đạt 200 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP toàn cầu. Nếu so với năm 1995,tỷ trọng GDP của các nước thành viên EAEU so với GDP thế giới chỉ chiếm khoảng 1,6%, thì đến nay, sau 20 năm đã tăng 2 lần.
Bảng 3.2. So sánh EAEU với một số nền kinh tế chính trên thế giới giai đoạn 2015-2016
GDP(tỷ USD) Dân số (triệu ngƣời)
2015 2.016 2015 2016 EU 16.326 16.408 508,3 508,5 Mỹ 18.036 18.569 321,1 323,3 Nhật Bản 4.382 4.938 127 126,9 Trung Quốc 11.226 11.218 1.374,6 1.382,7 EAEU 1.582 1.467 182,5 182,4 Nguồn: http://www.imf.org/external/index.htm
Tuy tỉ trọng GDP của EAEU không cao so với các nền kinh tế lớn khác của thế giới, như của EU là 16.326 tỷ USD (chiếm 23,8%), Mỹ - 18.036 tỷ USD (chiếm 22,3%), Trung Quốc – 11.226 tỷ USD (chiếm 13,3%) (xem bảng 3.2), song EAEU lại có những thế mạnh khác mà những nước và khu vực khác khơng có được. Tính đến hết năm 2014, EAEU đứng đầu thế giới về khai thác dầu mỏ với sản lượng vào khoảng 607,5 triệu tấn (chiếm 14,6% sản lượng khai thác của thế giới), đứng thứ hai về khai thác khí gas với sản lượng lên đến 682,6 tỷ km3 khí (chiếm 18,4%), đứng thứ hai về sản xuất phân bón hóa học với sản lượng 76,9 triệu tấn (chiếm 4,5% tổng sản xuất của thế giới). Năm 2015, EAEU vẫn giữ được sản lượng tương đương của năm 2014, chỉ có sự tăng, giảm không đáng kể. Chẳng hạn, sản lượng khai thác dầu mỏ đạt 614,3 triệu tấn, khí tự nhiên đạt 679,3 triệu km3, sản xuất điện đạt 1.209,1 tỷ KWh.
Như vậy, với vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự phát triển kinh tế tương đối ổn định, EAEU đang trở thành một trong những trung tâm tiềm năng của hệ thống địa chính trị thế giới. Tổng thống Putin đặt nhiều kỳ vọng và EAEU và cho rằng: “Kinh nghiệm và những sai lầm của các nước châu Âu chắc chắn sẽ được đề cập tới trong hoạt động của Liên minh kinh tế Á – Âu. Chúng tôi sẽ nỗ lực và làm tất cả để tránh những sai lầm đó vì lợi ích của các nền kinh tế,
làm tất cả dựa trên kinh nghiệm tốt đẹp mà chúng tơi tích lũy được từ trước, cũng như kinh nghiệm của đối tác, những nước bạn và láng giềng ở Liên minh Châu Âu và từ cả những tổ chức hội nhập khác nữa”. (Vũ Thụy Trang, Nguyễn Thanh Hương, 2016).
3.1.2. Triển vọng mở rộng Liên minh
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị - quân sự Nga Podberezkin Aleksey, thế giới hiện nay xác định những xu hướng khách quan sẽ diễn ra trong tương lai như sau: Sự gia tăng xung đột, cạnh tranh giữa các quốc gia, thậm chí đối đầu quân sự; Sự suy yếu ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và những cơ chế đối phó với nhiều thách thức đang tồn tại; Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới, xuất phát từ nhận thức của các mơ hình kinh tế - chính trị - xã hội cũ. Theo dự báo này, những xu hướng tồn cầu khách quan trên góp phần tạo điều kiện cho q trình hội nhập Á – Âu, trước tiên là hội nhập không gian Á –Âu và tiếp theo là sẽ mở rộng hội nhập từ Đại Tây Dương đến Vladivostock.
Với 5 thành viên chính thức, EAEU sẽ thúc đẩy đàm phán giữa các nước thuộc Liên xô cũ như Tajikistan, Uzberkistan, Turkmenistan, Moldova và các nước ngoài khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, nhằm mở rộng không gian kinh tế ra khu vực Trung Á, Nam Kavkaz và Trung Đơng. Ngồi ra, Liên minh này cũng đang xem xét, đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định về khu vực thương mại tự do với một số nước khác sau khi đã ký kết chính thức FTA với Việt Nam hồi tháng 5.2015.
Trong tương lai, khi EAEU phát triển thành Liên minh Á – Âu thì đây sẽ là một đối trọng với Liên minh châu Âu, cạnh tranh tầm ảnh hưởng và mở rộng thị trường của mình sang khu vực Nam Á, Đơng Nam Á.
Triển vọng trước mắt có thế thấy Trung Á sẽ là đối tượng chính cho q trình mở rộng EAEU. Các nước vùng Baltic thì kiên định gắn kết với Liên minh, còn các nước Gruzia, Moldova và Ucraina theo đuổi đường lối gắn với Liên minh châu Âu.
Vấn đề mở rộng EAEU còn được đề cập tới ở quy mơ rộng lớn hơn, đó là từ EAEU tiến tới xây dựng một Liên minh Đại Âu – Á. Khác với mô tuýp ban đầu là EAEU hướng tới việc kết nạp các nước thuộc khơng gian hậu Xơ Viết, thì dự án
Liên minh Đại Âu – Á hướng tới sự hội nhập rộng lớn hơn của các chủ thể lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cũng như là các nước châu Âu, châu Á khác. Tổng thống Putin khi ký kết hiệp định thành lập EAEU đã tuyên bố về một khoản đầu tư tài chính nhằm tiến tới các thỏa thuận về thương mại tự do với Việt Nam, cũng như với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Israel. Việc mở rộng EAEU ra ngồi biên giới khơng gian hậu Xô Viết cho thấy đây không phải là dự án nhằm khôi phục lại Liên Xô trước đây như nhiều nước phương Tây nghĩ tới.
Các hiệp định về thương mại tự do ký kết với các nước ngồi khơng gian hậu Xơ Viết khơng có nghĩa là bước khởi đầu cho một q trình hội nhập sâu hơn. Việc ký kết các hiệp định như thế chỉ là Nga muốn lấy lại thế cân bằng sau những gì đã mất từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ưu tiên hội nhập khu vực tiếp theo đối với Nga cũng như với các nước thành viên trong EAEU vẫn sẽ là không gian hậu Xô Viết xuất phát từ những lợi ích kinh tế và an ninh của các nước.
Như vậy, việc mở rộng EAEU là điều kiện quan trọng để củng cố vị thế của tổ chức trên trường quốc tế. Việc mở rộng EAEU sẽ vấp phải một loạt các vấn đề như khủng hoảng tại các nền kinh tế thành viên, các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga cũng như việc các nước cộng hịa khơng mong muốn từ bỏ chủ quyền quốc gia, sự cạnh tranh khốc liệt giữa dự án này với những dự án hội nhập ở châu Âu khác… Trong số đó, có những hạn chế mang tính thời cuộc, nhưng cũng có những hạn chế mang tính lâu dài, điều quan trọng là nước Nga – với tư cách là nhà lãnh đạo trong liên minh, cần biết khai thác tiềm năng của các nước thành viên cũng như điều hịa lợi ích giữa các nước.