CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4. CƠ SỞ HIỆN TRẠNG CỦA KHÔNG GIAN TRƢNG BÀY Ở VIỆN
Thành Phố Nha Trang.
2.4.1. Giới Thiệu Sơ Lƣợc Về Viện Hải Dƣơng Học Nha Trang.
- Tiền thân là Sở Hải dương học nghề cá Đông dương (Service océ- anographique des pêches de l‟Indochine), được thành lập vào ngày 14/9/1922. Nâng cấp lần thứ nhất thành Viện Hải dương học Đông dương (Institut océanographique de l‟Indochine) vào năm 1930, với mục tiêu là “Khảo sát điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá ở biển Đông. Đồng thời triển khai nghiên cứu các công nghệ chế biến và nuôi trồng hải sản”.
- Ngay sau khi thành lập, trước năm 1930, với sự tham gia của tàu De Lanessan, Viện Hải dương học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và thu thập thơng tin xuống phía nam. Thực hiện khảo sát có hệ thống và định kỳ trên 572 trạm, đặc biệt là 2 trạm cố định ở Cầu Đá (Nha Trang) và ở quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 1952, Viện Hải dương học Đông Dương đổi tên thành Hải học viện Nha Trang(L'Institut Océanographique de Nha Trang).
- Trong giai đoạn 1952-1975 có 02 cơ sở nghiên cứu hải dương học là Hải học viện Nha Trang (đổi tên từ Viện Hải dương học Đông Dương năm 1952) và Viện Nghiên cứu biển tại Hải Phòng (thành lập năm 1967 tiền thân là Đoàn khảo sát biển vịnh Bắc Bộ).
- Sau khi Việt Nam thống nhất, Hải học viện Nha Trang, Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là Viện Nghiên cứu biển Nha Trang, trực thuộc Viên Khoa học Việt Nam.
- Đến năm 1993, Viện Hải dương học (Institute of Oceanography) bao gồm tất cả các cơ quan nghiên cứu biển trên toàn quốc, Viện được tổ chức thành một viện chính ở Nha Trang và hai phân viện ở Hải Phòng và Hà Nội.
2.4.2. Hiện Trạng Không Gian Trƣng Bày Của Viện Hải Dƣơng Học Thành Phố Nha Trang. Phố Nha Trang.
- Viện hải dương học thành phố Nha Trang được thành lập khá sớm (năm 1922), với nhiệm vụ ban đầu nghiên cứu điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá ở biển Đơng. Vì vậy khơng gian trưng bày hình thành khá trễ, ít được đầu tư và cịn khá là đơn giản.
- Những năm gần đây không gian trưng bày của Viện hải dương học đang dần xuống cấp, cộng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của địa phương làm cho việc bảo quản và trùng tu càng khó khăn hơn.
Hình 2.4.1 Khu vực tiêu bản sinh vật biển của Viện hải dƣơng học.
- Các mẫu trưng bày của Viện hải dương học thành phố Nha Trang tuy có sự phong phú về chủng loại sinh vật, tuy nhiên hình thức vẫn cịn đơn giản và sơ sài. Đáng chú nhất thì có bộ xương cá voi dài 18m được trưng bày ngay sảnh vào của Viện hải dương học thành phố Nha Trang.
Hình 2.4.2 Bộ xƣơng cá voi dài 18m trong Viện hải dƣơng học.
- Những năm gần đây Viện hải dương học có cố gắng thay đổi, bổ sung thêm các không gian trưng bày cả ở trong nhà (khu vực trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa, năm 2011) hay các bể cá có thể chạm được bên ngồi trời nhưng vẫn cịn đơn giản, thiếu sự tương tác.