TIỂU KẾT VỀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGHIÊN cứu KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP TRƢNG bày NHẰM TĂNG TÍNH TƢƠNG tác CHO NGƢỜI THAM QUAN TRONG VIỆN hải DƢƠNG học THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 25)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5. TIỂU KẾT VỀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Như vậy thông qua những nghiên cứu về thể loại đề tài , khu vực xây dựng và tổng quan về các vấn đề của sự tương tác , ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Biển đảo và hệ sinh thái các sinh vật biển có vai trò rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt đa dạng sinh học của thành phố Nha Trang nói riêng, Việt Nam và thế giới nói chung.

- Viện hải dương học có vai trò kết nối giữa công chúng xã hội với hệ sinh thái đại dương, thông qua các không gian trưng bày có thể thể hiện được vẻ đẹp của biển và các sinh vật biển, từ đó khách tham quan có thể hiểu rõ hơn về biển và đại dương.

- Với xu hướng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ tương tác vào công việc trưng bày triển lãm là một việc tất yếu. Có thể nói công nghệ chính là con đường phát triển cho các không gian trưng bày triển lãm hiện nay.

Chƣơng 2: Cơ Sở Khoa Học Của Đề Tài Nghiên Cứu. 2.1. Cơ Sở Pháp Lý.

Theo cơ sở “Thuyết minh: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025:

- Theo quy hoạch sử dụng đất, thành phố chủ trương khuyến khích đưa vùng lõi thành phố trở thành “đất đa chức năng – phát triển dịch vụ du lịch biển”

- Đẩy mạnh xây dựng các không gian mở, các không gian quảng trường – công viên ven biển kết hợp không gian vịnh Nha Trang.

- Khu vực đảo được chuyển đổi thành “đất trung tâm đô thị du lịch”, đẩy mạnh du lịch khám phá biển đảo.

Hình 2.1.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang.

- Tiếp tục duy trì và phát triển các khu bảo tồn và các cơ sở nghiên cứu biển (ví dụ: Trung tâm bảo tồn biển vịnh Nha Trang; Viện hải dương học Nha Trang). Bảo vệ tích cực các vùng lõi và vùng đệm bảo tồn biển.

2.2. Cơ Sở Lý Thuyết.

2.2.1. Nguyên Tắc Thiết Kế Không Gian Trƣng Bày Trong Viện Hải Dƣơng Học. Học.

a. Phân Loại Các Không Gian Trƣng Bày.

- Không gian trưng bày được chia làm 3 loại:

b. Cấu Trúc Của Không Gian Trƣng Bày.

- Kiểu không gian trƣng bày nối với nhau liên tục bằng hành lang: các

phòng trưng bày có thể đạt được sự độc lập, linh hoạt vì theo chương trình (kịch bản) trưng bày rất đa dạng. Có thể cùng một loại vật phẩm, trong cùng một giai đoạn (thời gian) nhất định. Nhược điểm của mặt bằng này là dễ gây sự gián đoạn (ngắt quãng) trong tâm tư người xem.

- Kiểu không gian trƣng bày nối nhau bằng hành lang nhà cầu: Các phòng

trưng bày không liên tục mà nối với nhau qua phần sân vườn hoặc sân trưng bày kết hợp với chúng. Bảo đảm tính độc lập cho tưng giai đoạn hay chủ đề có vật phẩm trưng bày khác nhau.

- Loại không gian trƣng bày có nhiều sảnh (sảnh tầng bậc): các phòng trưng bày nối

với nhau bằng các sảnh qua các nhà cầu. Mỗi khối phòng trưng bày có một sảnh. Đảm bảo tính riêng biệt theo từng chuyên ngành, giai đoạn hay chủ đề.

- Loại không gian trƣng bày có một phòng trung tâm (hạt nhân trung tâm):

Phòng trưng bày chung nối với các phòng trưng bày riêng tỏa tròn xung quanh. (Nhiều nước gọi là: bố cục „phóng xạ‟).

- Loại không gian trƣng bày xuyên phòng (không có hành lang): các phòng

trưng bày nối tiếp nhau, có cửa thông với nhau hoặc là một không gian lớn được ngăn cách bằng vách di động, vách đó có thể trưng bày các hiện vật hoặc trưng bày các hiện vật hoặc trưng bày bằng các tủ kính.

Hình 2.2.2 Mặt bằng minh họa.

Hình 2.2.3 Mặt bằng minh họa.

Hình 2.2.5 Mặt bằng minh họa.

- Loại không gian trƣng bày xoáy ốc: Các hành lang ở giữa được nâng cao dần

dần theo hình xoáy ốc có thể là hình tròn „vành khăn‟ như kiểu bảo tàng hiện đại Gulgabhaim (Mỹ). Hoặc có thể là hình vuông cũng được nối với hành lang nâng cao dần „xoáy ốc‟ ở giữa có thể bố trí các loại cầu thang (thang máy hoặc thang bộ) để giải quyết giao thông nhanh theo chiều đứng.

Hình 2.2.6 Mặt bằng minh họa.

c. Phân Tích Vật Phẩm – Hiện Vật Trƣng Bày Trong Không Gian Trƣng Bày.

- Các vật phẩm, hiện vật trong không gian trưng bày thường rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao. Yêu cầu của người xem, người ngắm chúng phải có độ chung thực cao. Cảm thụ của người xem chủ yếu là quan sát bằng thị giác nên việc phân tích vật phẩm và hiện vật trưng bày rất quan trọng. Nhìn chung, người ta phân loại các vật phẩm hiện vật trưng bày theo các dạng sau:

- Vật phẩm trƣng bày là mặt phẳng: Như các loại tranh, pano biểu bảng với

các chất liệu đa dạng như: Giấy các loại; Vải, lụa các loại; Gỗ phẳng; Đá và kim loại;… Mỗi vật liệu lại có độ cảm quang nhất định (phản quang, hấp thụ ánh sáng) và đem lại nhưng xúc cảm khác nhau với người xem.

+ Kích thước: . Loại nhỏ: từ vài phân vuông như tem cổ, trang di cảo,… . Loại lớn: từ vài cho đến hàng chục mét vuông như các bức ảnh, bức tranh toàn cảnh.

+ Hình dáng: Hình chữ nhật và hình vuông là hình dáng thông dụng nhất. Ngoài ra còn có các hình dáng khác như hình đa giác, hình tròn, hình elip…

- Vật phẩm trƣng bày có nền phẳng trên đó có hình lồi, lõi: Như tranh khắc,

khảm, trạm, gò kim loại, đúc kim loại,…

. Loại lớn: cũng giống như tranh vẽ, tùy thuộc vào nội dung. + Hình dáng: Rất đa dạng, kích thước tùy thuộc vào kích thước của chi tiết.

- Vật phẩm trƣng bày có khối: Gồm các loại:

. Các loại tượng tròn, tượng chân dung. . Các khối nghệ thuật. . Các hiện vật gốc. . Các mô hình có tỷ khác nhau. + Chất liệu: . Gốm, sứ, thạch cao. . Đá các loại. . Kim loại

. Các loại vật liệu khác: tre, nứa, xi-măng, nhựa,…

- Vật phẩm, hiện vật trƣng bày theo dạng thức tổng hợp (kết hợp): Những loại

vật phẩm hay hiện vật trưng bày trong không gian trưng bày có chương trình (kịch bản) trưng bày theo chủ đề, theo giai đoạn lịch sử hay theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Để đạt được hiểu quả cao về mặt cảm thụ thực tế đối với người xem. Người ta kết hợp các loại vật phẩm hay hiện vật trưng bày trong một không gian kiến trúc:

+ Mô hình kết hợp với tranh.

+ Tượng tròn kết hợp với tranh vẽ, tranh khắc,…

+ Tủ, hầm, giá đỡ kết hợp với các vật phẩm và hiện vật trưng bày.

+ Không gian kiến trúc với các vật phẩm, hiện vật trưng bày như tranh, tượng, mô hình (maquette),…Không gian kiến trúc cũng là bộ phận góp phần đáng kể vào vật phẩm trưng bày.

2.2.2. Chiếu Sáng Trong Không Gian Trƣng Bày.

a. Sự Cần Thiết Của Ánh Sáng Đối Với Không Gian Trƣng Bày.

- Con người nhận biết mọi vật thể phải nhờ có ánh sáng và phải thông qua cơ quan thị giác của con người. Mắt người chính là cơ quan thị giác chính trong việc quan sát, nhận biết mọi việc; là cơ quan cảm thụ ánh sáng có khả năng

chuyển đổi không tuyến tính và thay đổi theo thời gian và kích thước quang học, thành các tín hiệu để truyền lên não, tạo nên ở đó một hiện tượng gọi là sự nhìn.

Hình 2.2.7 Cấu tạo của mắt ngƣời.

Hình 2.2.8 Quá trình cảm thụ ánh sáng của mắt.

b. Tác Dụng Của Ánh Đối Với Vật Phẩm Và Các Hiện Vật Trƣng Bày.

- Tác dụng tích cực:

+ Làm cho độ rõ vật thể cần nhìn.

+ Ánh sáng tự nhiên, nhân tạo đa số là mang nhiệt và các tia khác nên có khả năng diệt khuẩn và các công trùng khác sống trong các tác phẩm và các hiện vật trưng bày hữu cơ.

+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) tốt sẽ làm giảm kinh phí sử dụng công trình vì nguồn ánh mặt trời là vô tận, hơn hết nếu người thiết kế tốt ánh sáng tự nhiên làm tăng cảm thụ (độ đẹp, mỹ cảm) của vật thể.

- Tác dụng tiêu cực:

+ Ánh sáng mặt trời trực tiếp, đối diện sẽ làm tăng độ sáng gây chói mắt, lói mắt có hai cho mắt của khách tham quan (nhất là vùng xích đạo, cận xích đạo).

+ Nếu bố trí ánh sáng không hợp lý sẽ làm giảm độ thẩm mỹ của vật phẩm trưng bày, có thể làm „méo‟ (biến dạng) các hình – chất liệu vật phẩm trưng bày.

c. Các Loại Nguồn Sáng.

- Nguồn sáng điểm: điểm nói ở đây mang tính tương đối. Tạo ra ánh sáng qua

+ Nguồn sáng tự nhiên có thể ánh sáng mặt trời chiếu qua một lỗ thủng nhỏ. Lúc có chiếu sáng mạnh có thể tạo ra một luồng sáng gây ra một vùng sáng. + Nguồn sáng nhân tạo: Có thể coi một đèn có chóa đèn hình cung tròn, bằng chất liệu có độ phản quang mạnh.

- Nguồn sáng là đƣờng hoặc vệt:

+ Nguồn sáng tự nhiên: có thể là ánh sáng mặt trời lọt qua một khe nằm ngang hoặc một vệt cửa đặt ngang gây ra một vệt sáng đều.

+ Nguồn sáng nhân tạo: có thể là tập hợp của nhiều đèn sợi tóc hoặc đèn huỳnh quang đặt sát nhau tạo nên một đường cũng có thể là một panel phát sáng.

- Nguồn sáng là một mặt phẳng, cong,…

+ Nguồn sáng tự nhiên: Có thể là ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp qua một tấm kính lớn (trực tiếp) đặt vuông góc với các tia sáng mặt trời hoặc tấm kính đặt chếch với tia sáng mặt trời hoặc ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt phẳng khác từ đó phản chiếu vào (gián tiếp).

+ Nguồn sáng nhân tạo (mặt chiếu sáng): Có thể là một mặt phẳng gồm nhiều đèn gắn vào chiếu sáng cùng một lúc (trực tiếp) hoặc cũng có thể là các vệt đèn xung quanh chiếu lên trần làm cho mặt trần phát sáng (gián tiếp).

Hình 2.2.11 Ví dụ điển hình về nguồn sáng là mặt phẳng. Hình 2.2.10 Ví dụ điển hình về chiếu sáng vệt.

d. Kỹ Thuật Chiếu Sáng Trong Không Gian Trƣng Bày.

- Lấy sáng tự nhiên:

+ Cửa bên chiếu sáng: Gồm cửa sổ 2 bên (cho không gian trưng bày lớn) và cửa sổ 1 bên (cho không gian trưng bày vừa và nhỏ).

+ Cửa chiếu sáng ở trên: Gồm cửa mái (cho không gian trưng bày lớn) và cửa sổ mái các tầng trên cùng (công trình nhiều tầng).

- Lấy sáng nhân tạo: được chia làm ba loại là

+ Chiếu sáng chung. + Chiếu sáng cục bộ. + Chiếu sáng nghệ thuật.

e. Các Phƣơng Pháp Trƣng Bày Hiện Vật.

- Đảm bảo tính trung thực của hiện vật ta phải nghiên cứu góc nhìn và tia nhìn chủ đạo của người quan sát.

+ Góc tập trung quan sát tối đa của con người là 450 (hướng lên trên) và 650 (hướng xuống dưới) và 700

(mỗi bên trái, phải) trong điều kiện nhìn rõ. + Một cách xác định khác có kết quả: con người có thể quan sát thấy trong góc 600 (quan sát rõ ở góc 300) hướng lên phía trên, và 700

(quan sát rõ ở góc 400) hướng xuống dưới. Khả năng quan sát trái phải nằm trong phạm vi góc 620 mỗi hướng.

- Khoảng cách thích hợp để quan sát hiện vật, vật phẩm được tính toán theo công thức: L = (B.tg670 30‟)/2 với:

+ B chiều rộng của vật phẩm.

+ L khoảng cách thích hợp từ người nhìn tới vật phẩm. + 67030‟ góc quan sát được của mắt người.

Hình 2.2.12 Minh họa góc nhìn của khách tham quan.

Hình 2.2.13 Mặt cắt phòng trƣng bày loại lớn, trƣng bày 3 dãy vật phẩm có độ cao khác nhau.

Hình 2.2.14 Mặt cắt dòng ngƣời xem ở các cao độ khác nhau. Vật trƣng bày là loại có kích thƣớc lớn.

Hình 2.2.15 Mặt cắt trƣng bày các loại vật phẩm, hiện vật (trƣng bày tổng hợp).

f. Bố Trí Mặt Bằng Không Gian Trƣng Bày.

- Nguyên tắc chung:

+ Đảm bảo dây chuyền trưng bày, để người xem phải đi theo nột chiều nhất định, đi xem từ trái sang phải, xem vật phẩm từ trên xuống dưới, không chồng chéo nhau.

+ Đảm bảo việc trưng bày vật phẩm, hiện vật theo một quy tắc nhất định, được sắp xếp bởi chương trình (kịch bản) trình bày.

+ Trưng bày được nhiều vật phẩm nhất (trong phạm vi có thể) song phải đảm bảo cho người xem tiếp thu được một cách thoải mái, tránh mệt mỏi.

- Các loại bố cục mặt bằng thường gặp:

Hình 2.2.16 Bố cục hành làng, phòng nối tiếp nhau.

Hình 2.2.17 Bố cục mặt bằng theo kiểu xuyên phòng không có hành

lang.

Hình 2.2.18 Bố cục mặt bằng theo dây chuyền một chiều.

Hình 2.2.19 Bố cục mặt bằng nhiều cạnh (đa giác).

Hình 2.2.21 Bố cục mặt bằng trƣng bày tự do.

2.2.3. Lý Luận Về „Giải Pháp Tăng Cƣờng Tính Tƣơng Tác‟ Trong Không Gian Trƣng Bày. Gian Trƣng Bày.

- Trưng bày là phương tiện truyền tải các thông điệp hữu hiệu nhất của thiết chế văn hóa. Theo quan điểm của Barry Lord “Trưng bày bảo tàng như một phương tiện truyền thông của ý nghĩa”.

- Với sự thay đổi nhu cầu và cách tiếp cận của công chúng đối với văn hóa, nghệ thuật hay khoa học, tự nhiên và các sinh vật. Thì việc đổi mới một phần hay toàn bộ không gian trưng bày, bao gồm cả việc đổi mới nội dung, hình thức và các hoạt động phục vụ người xem là một điều tất yếu

Hình 2.2.20 Bố cục mặt bằng hình tròn.

- Vận dụng công nghệ vào quá trình tương tác của người tham quan với không gian trưng bày sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm của người xem, đồng thời giúp cho không gian trưng bày đó trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Từ đó níu kéo công chúng đến với không gian trưng bày, nâng cao thu nhập cho công trình.

2.2.4. Dây Chuyền Quản Lý Viện Hải Dƣơng Học Thành Phố Nha Trang. a. Dây Chuyền Hoạt Động Của Viện Hải Dƣơng Học. a. Dây Chuyền Hoạt Động Của Viện Hải Dƣơng Học.

b. Dây Chuyền Giao Thông Tiếp Cận.

2.3. Cơ Sở Về Công Nghệ Hỗ Trợ Trƣng Bày, Tƣơng Tác. 2.3.1. Công Nghệ Trình Chiếu Hologram. 2.3.1. Công Nghệ Trình Chiếu Hologram.

- Định nghĩa: Hologram có thể gọi là hình ảnh nổi 3 chiều, đây là một sản phẩm của kỹ thuật trình chiếu 3D có tên tiếng Anh là Holography. Từ Holog-

raphy có xuất xứ nguồn gốc trong tiếng Hy lạp trong đó bao gồm 2 từ “holos” có nghĩa là toàn bộ hay toàn cục, “graph” có nghĩa là đồ họa.

Hình 2.3.1 Nguyên lý hoạt động của công nghệ Hologram.

- Ứng dụng: Công nghệ Hologram được ứng dụng trong trình chiếu hình ảnh. Hình ảnh từ máy tính khi phát qua máy chiếu sẽ hướng thẳng về phía khán giả, đi qua máy tạo nền sẽ hiển thị trước mắt người xem sẽ giống như những hình ảnh 3D giữa không trung.

+ Đối với không gian trưng bày của Viện hải dương học, công nghệ Holo- gram này sẽ được vận dụng trong việc trình chiếu hình ảnh các loài sinh vật

biển mà không thể chiêm ngưỡng trực tiếp được bởi một vài lý do như: Đã bị tuyệt chủng; chưa tạo được môi trường thích hợp để nuôi dưỡng và trưng bày;…

Hình 2.3.2 Trình chiếu trong một đêm diễn của rạp xiếc Roncalli (Đức).

Hình 2.3.3 Tái hiện hiện vật tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Việt Nam.

2.3.2. Công Nghệ Ngƣời Ảo Trong Thuyết Trình.

- Người thuyết trình ảo là một thành tựu công nghệ, vận dụng trí tuệ nhân tạo AI được lập trình sẵn để thay cho người thật trong công việc thuyết minh, thuyết trình.

- Ứng dụng: Công nghệ người thuyết trình ảo này không những được vận dụng cho các buổi thuyết trình mà công nghệ này còn được vận dụng trong các buổi trình diễn âm nhạc hay thời trang.

+ Trong tương lai, công nghệ này sẽ phát triển vượt bậc, công chúng sẽ được thuyết trình về công trình bởi một thuyết trình viên nhân tạo cá nhân, sử dụng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGHIÊN cứu KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP TRƢNG bày NHẰM TĂNG TÍNH TƢƠNG tác CHO NGƢỜI THAM QUAN TRONG VIỆN hải DƢƠNG học THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)