CƠ SỞ VỀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TRƢNG BÀY, TƢƠNG TÁC

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGHIÊN cứu KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP TRƢNG bày NHẰM TĂNG TÍNH TƢƠNG tác CHO NGƢỜI THAM QUAN TRONG VIỆN hải DƢƠNG học THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 43)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. CƠ SỞ VỀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TRƢNG BÀY, TƢƠNG TÁC

2.3.1. Công Nghệ Trình Chiếu Hologram.

- Định nghĩa: Hologram có thể gọi là hình ảnh nổi 3 chiều, đây là một sản phẩm của kỹ thuật trình chiếu 3D có tên tiếng Anh là Holography. Từ Holog-

raphy có xuất xứ nguồn gốc trong tiếng Hy lạp trong đó bao gồm 2 từ “holos” có nghĩa là toàn bộ hay toàn cục, “graph” có nghĩa là đồ họa.

Hình 2.3.1 Nguyên lý hoạt động của công nghệ Hologram.

- Ứng dụng: Công nghệ Hologram được ứng dụng trong trình chiếu hình ảnh. Hình ảnh từ máy tính khi phát qua máy chiếu sẽ hướng thẳng về phía khán giả, đi qua máy tạo nền sẽ hiển thị trước mắt người xem sẽ giống như những hình ảnh 3D giữa không trung.

+ Đối với không gian trưng bày của Viện hải dương học, công nghệ Holo- gram này sẽ được vận dụng trong việc trình chiếu hình ảnh các loài sinh vật

biển mà không thể chiêm ngưỡng trực tiếp được bởi một vài lý do như: Đã bị tuyệt chủng; chưa tạo được môi trường thích hợp để nuôi dưỡng và trưng bày;…

Hình 2.3.2 Trình chiếu trong một đêm diễn của rạp xiếc Roncalli (Đức).

Hình 2.3.3 Tái hiện hiện vật tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Việt Nam.

2.3.2. Công Nghệ Ngƣời Ảo Trong Thuyết Trình.

- Người thuyết trình ảo là một thành tựu công nghệ, vận dụng trí tuệ nhân tạo AI được lập trình sẵn để thay cho người thật trong công việc thuyết minh, thuyết trình.

- Ứng dụng: Công nghệ người thuyết trình ảo này không những được vận dụng cho các buổi thuyết trình mà công nghệ này còn được vận dụng trong các buổi trình diễn âm nhạc hay thời trang.

+ Trong tương lai, công nghệ này sẽ phát triển vượt bậc, công chúng sẽ được thuyết trình về công trình bởi một thuyết trình viên nhân tạo cá nhân, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để có thể giao tiếp trực tiếp với chính khách tham quan.

2.3.3. Công Nghệ XR (Thực Tế Ảo Mở Rộng).

- Định nghĩa: Thực tế ảo mở rộng (Extended Reality) là một thuật ngữ chỉ tất cả các môi trường kết hợp thực và ảo và các tương tác giữa con người và bối cảnh thực tế ảo được tạo ra bởi công nghệ từ máy tính cấu hình cao và kính thực tế ảo. Thực tế ảo mở rộng bao gồm các hình thức đại diện như thực tế

Hình 2.3.4 Khách tham quan đang nghe thuyết trình giới thiệu bởi công nghệ ngƣời ảo.

tăng cường (AR), ảo tăng cường (AV) và thực tế ảo (VR) và các lĩnh vực liên quan giữa chúng.

+ Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó.

+ Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là những hình ảnh trong thực tế mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên những hình ảnh này được tăng cường hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Nó giúp các hình ảnh thực tế ngay trước mắt trở nên phong phú hơn với các hình ảnh ảo.

+ Thực tại lai (Mixed reality – MR) là thế giới được pha trộn giữa thực tại và thế giới ảo mà trong đó các chủ thể thực và chủ thể ảo đều tồn tại và tương tác với nhau theo thời gian thực. Một quan điểm khác lại cho rằng, Mixed Reality (MR) là một lớp phủ các nội dung nhân tạo đã được tích hợp và có thể tương tác với thế giới thực. Ví dụ như các hình ảnh giải phẫu sẽ phủ lên hình ảnh siêu âm ảo của người bệnh khi phẫu thuật. Điểm nhấn chủ chốt của MR đó là các nội dung nhân tạo và nội dung trong thực tại sẽ có thể tương tác với nhau trong thời gian thực.

Hình 2.3.6 Thực tế tăng cƣờng trong bảo tàng làm tăng tính tƣơng tác giữa vật phẩm với du khách.

2.3.4. Công Nghệ Giả Lập Âm Thanh.

a. Công Nghệ Âm Thanh Dolby – Atmos.

- Định nghĩa: Dolby – atmos là công nghệ âm thanh vòm, sử dụng những thuật toán phần mềm giúp tải tạo, giả lập lại hiệu ứng âm thanh chân thật và chi tiết nhất.

- Ứng dụng: Công nghệ âm thanh Dolby – atmos được sử dụng để giải lập âm thanh vòm thường được sử dụng trong các không gian kín và lớn như: rạp chiếu phim, phòng trưng bày triển lãm,…

+ Với công trình Viện hải dương học, công nghệ âm thanh Dolby – atmos được ứng dụng vào trong các không gian trưng bày chủ đề riêng biệt với quy mô từ vừa tới lớn và khép kín.

Hình 2.3.8 Không gian trƣng bày theo chủ đề của Bảo tàng Hải dƣơng học Đài Loan.

b. Hệ Thống Loa Thông Minh Định Hƣớng.

- Định nghĩa: Là công nghệ loa tạo ra vùng âm thanh dạng vòm Parabol (Parabol dome) giúp tạo ra vùng âm thanh độc lập như đeo tai nghe cho mỗi khách tham quan.

Hình 2.3.9 Hệ thống loa thông minh định hƣớng.

- Ứng dụng: Hệ thống loa định hướng này được ứng dụng trong các không gian mở hay các không gian nhỏ, cần sự riêng tư.

+ Với công trình Viện hải dương học, hệ thống loa định hướng này được sử dụng trong các không gian trưng bày nửa kín nửa hở hoặc không gian hở, đôi lúc còn được sử dụng trong các không gian trải nghiệm cá nhân,…

Hình 2.3.10 Hệ thống loa định hƣớng đƣợc sử dụng trong không gian trƣng bày.

2.3.5. Công Nghệ Cảm Biến Chuyển Động.

- Định nghĩa: là công nghệ cảm biến đặc biệt nhằm phát hiện ra các chuyển động vật lý trên một thiết bị hoặc trong môi trường thật. Ngoài ra, công nghệ này cũng có khả năng phát hiện và nắm bắt các chuyển động vật lý trong thời gian thực.

- Phân loại:

+ Cảm biến hồng ngoại: là loại cảm biến phát hiện chuyển động bằng bức xạ hồng ngoại của các vật thể trong phạm vi hoạt động.

+ Cảm biến sóng vi sóng: là loại cảm biến hoạt động thông qua việc gửi xung vi sóng ra môi trường trong một phạm vi nhất định để giám sát sự chuyển động của những vật thể trong phạm vi ấy.

+ Cảm biến siêu âm: là loại cảm biến sử dụng sóng siêu âm được phát ra

trong một phạm vi không gian nhất định để giám sát và theo dõi sự chuyển động của bất kì vật thể nào trong phạm vi ấy.

Hình 2.3.11 Nguyên lý hoạt động của bộ phận cảm biến chuyển động.

- Ứng dụng: Công nghệ cảm biến chuyển động được ứng dụng vào các không gian trưng bày triển lãm của Viện hải dương học trong việc tạo lập các kịch bản trình bày của Viện, ví dụ: đèn sẽ sáng khi có khách tham quan tiến vào khu trưng bày, hay âm thanh thuyết minh sẽ được tự động phát khi có người tới gần hiện vật, vật phẩm.

+ Bên cạnh việc giúp tạo lập các kịch bản trình bày, công nghệ cảm biến còn được sử dụng trong việc điều khiển các yếu tố vật lý cần quan tâm trong việc bảo quản của không gian trưng bày như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

2.4. Cơ Sở Hiện Trạng Của Không Gian Trƣng Bày Ở Viện Hải Dƣơng Học Thành Phố Nha Trang. Thành Phố Nha Trang.

2.4.1. Giới Thiệu Sơ Lƣợc Về Viện Hải Dƣơng Học Nha Trang.

- Tiền thân là Sở Hải dương học nghề cá Đông dương (Service océ- anographique des pêches de l‟Indochine), được thành lập vào ngày 14/9/1922. Nâng cấp lần thứ nhất thành Viện Hải dương học Đông dương (Institut océanographique de l‟Indochine) vào năm 1930, với mục tiêu là “Khảo sát điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá ở biển Đông. Đồng thời triển khai nghiên cứu các công nghệ chế biến và nuôi trồng hải sản”.

- Ngay sau khi thành lập, trước năm 1930, với sự tham gia của tàu De Lanessan, Viện Hải dương học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và thu thập thông tin xuống phía nam. Thực hiện khảo sát có hệ thống và định kỳ trên 572 trạm, đặc biệt là 2 trạm cố định ở Cầu Đá (Nha Trang) và ở quần đảo Hoàng Sa.

- Năm 1952, Viện Hải dương học Đông Dương đổi tên thành Hải học viện Nha Trang(L'Institut Océanographique de Nha Trang).

- Trong giai đoạn 1952-1975 có 02 cơ sở nghiên cứu hải dương học là Hải học viện Nha Trang (đổi tên từ Viện Hải dương học Đông Dương năm 1952) và Viện Nghiên cứu biển tại Hải Phòng (thành lập năm 1967 tiền thân là Đoàn khảo sát biển vịnh Bắc Bộ).

- Sau khi Việt Nam thống nhất, Hải học viện Nha Trang, Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là Viện Nghiên cứu biển Nha Trang, trực thuộc Viên Khoa học Việt Nam.

- Đến năm 1993, Viện Hải dương học (Institute of Oceanography) bao gồm tất cả các cơ quan nghiên cứu biển trên toàn quốc, Viện được tổ chức thành một viện chính ở Nha Trang và hai phân viện ở Hải Phòng và Hà Nội.

2.4.2. Hiện Trạng Không Gian Trƣng Bày Của Viện Hải Dƣơng Học Thành Phố Nha Trang. Phố Nha Trang.

- Viện hải dương học thành phố Nha Trang được thành lập khá sớm (năm 1922), với nhiệm vụ ban đầu nghiên cứu điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá ở biển Đông. Vì vậy không gian trưng bày hình thành khá trễ, ít được đầu tư và còn khá là đơn giản.

- Những năm gần đây không gian trưng bày của Viện hải dương học đang dần xuống cấp, cộng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của địa phương làm cho việc bảo quản và trùng tu càng khó khăn hơn.

Hình 2.4.1 Khu vực tiêu bản sinh vật biển của Viện hải dƣơng học.

- Các mẫu trưng bày của Viện hải dương học thành phố Nha Trang tuy có sự phong phú về chủng loại sinh vật, tuy nhiên hình thức vẫn còn đơn giản và sơ sài. Đáng chú nhất thì có bộ xương cá voi dài 18m được trưng bày ngay sảnh vào của Viện hải dương học thành phố Nha Trang.

Hình 2.4.2 Bộ xƣơng cá voi dài 18m trong Viện hải dƣơng học.

- Những năm gần đây Viện hải dương học có cố gắng thay đổi, bổ sung thêm các không gian trưng bày cả ở trong nhà (khu vực trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa, năm 2011) hay các bể cá có thể chạm được bên ngoài trời nhưng vẫn còn đơn giản, thiếu sự tương tác.

2.5. Cơ Sở Thực Tiễn.

2.5.1. Các Công Trình Hải Dƣơng Học Tiêu Biểu, Nổi Bật. a. Trong Nƣớc. a. Trong Nƣớc.

- Thủy cung Đầm Sen: Ra mắt vào năm 2013, Thủy cung Đầm Sen đặt tại

vườn “Nam tú thượng uyển“. Công trình này có hình dáng Cua biển, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu thế giới với tổng diện tích xây dựng trên 2.000 m2.

- Thủy cung Vinpearl Land Times city: Nằm trong khu đô thị Vinhomes Times

City Hà Nội, thủy cung Times City (hay còn được gọi là Vinpearl Aquarium Times City) được coi là thủy cung lớn nhất Việt Nam. Với chủ đề “trăm sông đổ về một biển”, nơi đây có hơn 30.000 loài sinh vật biển từ khắp nơi trên thế giới với không gian đầy thú vị.

b. Nƣớc Ngoài, Quốc Tế.

- Thủy cung Churaumi Okinawa, Nhật Bản: "Thủy cung Churaumi Okinawa"

là nơi tái hiện khu vực biển quanh Okinawa, giới thiệu các sinh vật biển sinh sống tại đây. "Chura" có nghĩa là "biển xanh trong" theo ngôn ngữ địa phương Okinawa.

- Thủy cung Ozeaneum thuộc Bảo tàng Hải dƣơng học Đức (Deutsches Meer- esmuseum), Stralsund, Đức: Ozeaneum là thủy cung công cộng ở thành phố

Stralsund của Đức . Đây là một điểm thu hút chính của Bảo tàng Hải dương học Đức ( Deutsches Meeresmuseum ). Tọa lạc tại bến cảng Stralsund lịch sử trên bờ biển Baltic - mở cửa vào tháng 7 năm 2008. Nó chủ yếu trưng bày các sinh vật biển của Biển Bắc và Biển Baltic.

2.5.2. Các Công Trình Tiêu Biểu Khác Có Không Gian Trƣng Bày Đặc Trƣng, Ấn Tƣợng.

- Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History, AMNH): là một bảo tàng lịch sử tự nhiên nằm ở Upper West Side, Manhat-

tan, New York, Hoa Kỳ. Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới với tổ hợp 25 tòa nhà gồm 46 gian trưng bày, phòng nghiên cứu và thư viện. AMNH có bộ sưu tập hơn 32 triệu hiện vật và đội ngũ nhân viên nghiên cứu trên 200 người.

Hình 2.5.6 Mô hình cá voi xanh trong gian trƣng bày Milstein Family Hall of Ocean Life.

Hình 2.5.8 Gian trƣng bày Động vật có vú Bắc Mỹ.

- Bảo Tàng Khoa Học và Tự Nhiên Quốc gia Nhật Bản: Nằm ở phía Đông Bắc của công viên Ueno tại Tokyo, hoạt động từ năm 1871. Ngoài các trưng bày thường xuyên những hiện vật có chất lượng cao, bảo tàng còn tổ chức các buổi triển lãm đặc biệt trưng bày đồ quý hiếm theo từng thời kỳ. Không gian trưng bày thường xuyên được chia làm hai nội dung: Bảo tàng Nhật Bản và Bảo tàng trái đất.

2.6. Tiểu Kết Về Cơ Sở Khoa Học.

Thông qua việc phân tích về các cơ sở khoa học có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Vấn đề thực trạng của không gian trưng bày, triển lãm Viện hải dương học thành phố Nha Trang là vẫn chưa đáp ứng đủ cả về „số lượng‟ và „chất lượng‟. Bên cạnh việc nghèo nàn về „chất lượng‟, các không gian trưng bày của Viện hải dương học đang có dấu hiệu của sự xuống cấp do được xây dựng cách đây khá lâu và sự ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu Nha Trang.

- Thông qua cơ sở công nghệ và cơ sở thực tiễn, ta thấy rõ ràng rằng xu hướng áp dụng công nghệ, gia tăng tính tương tác của công chúng với không gian trưng bày. Đề cao việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong việc tương tác.

- Bên cạnh đó việc phân tích các cơ sở lý thuyết giúp đưa ra những kiến thức cơ bản và cơ sở tính toán rõ ràng cho Viện hải dương học. Điều đó sẽ giúp cho việc định hướng và đề xuất thiết kế cho Viện hải dương học thành phố Nha Trang sau này.

Chƣơng 3: Kết Quả Nghiên Cứu.

3.1. Sự Cần Thiết Và Xu Hƣớng Sử Dụng Công Nghệ Trong Việc Tăng Tƣơng Tác Giữa Khách Tham Quan Với Không Gian Trƣng Bày. Tƣơng Tác Giữa Khách Tham Quan Với Không Gian Trƣng Bày.

- Thông qua các nghiên cứu và khảo sát được tiến hành bên trên, ta thấy việc sử dụng công nghệ trong việc tăng tương tác giữa khách tham quan với không gian trưng bày đang là xu hướng chung của thế giới.

- Bên cạnh việc gia tăng sự tương tác với các tác phẩm, hiện vật, vật phẩm công nghệ còn giúp sức trong việc quản lý và giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình vận hành của công trình.

- Đây là biểu đồ so sánh phần trăm ngân sách dành cho các công nghệ ứng dụng, kỹ thuật số của các bảo tàng ở Châu Âu được thực hiện năm 2020.

Chú thích: Thống kê đƣợc chia làm 3 giai đoạn, ta có thể thấy rõ sự gia tăng ngân sách dành cho công nghệ của các bảo tàng ở Châu Âu.

3.2. Ảnh Hƣởng Tích Cực Khi Áp Dụng Công Nghệ Trong Việc Gia Tăng Tính Tƣơng Tác Giữa Khách Tham Quan Với Không Gian Trƣng Bày. Tính Tƣơng Tác Giữa Khách Tham Quan Với Không Gian Trƣng Bày.

- Theo số liệu được thống kê trong cuộc khảo sát khách tham quan bảo tàng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGHIÊN cứu KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP TRƢNG bày NHẰM TĂNG TÍNH TƢƠNG tác CHO NGƢỜI THAM QUAN TRONG VIỆN hải DƢƠNG học THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)