CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.5.1. CÁC CÔNG TRÌNH HẢI DƢƠNG HỌC TIÊU BIỂU, NỔI BẬT
a. Trong Nƣớc.
- Thủy cung Đầm Sen: Ra mắt vào năm 2013, Thủy cung Đầm Sen đặt tại
vườn “Nam tú thượng uyển“. Công trình này có hình dáng Cua biển, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu thế giới với tổng diện tích xây dựng trên 2.000 m2.
- Thủy cung Vinpearl Land Times city: Nằm trong khu đô thị Vinhomes Times
City Hà Nội, thủy cung Times City (hay còn được gọi là Vinpearl Aquarium Times City) được coi là thủy cung lớn nhất Việt Nam. Với chủ đề “trăm sông đổ về một biển”, nơi đây có hơn 30.000 loài sinh vật biển từ khắp nơi trên thế giới với không gian đầy thú vị.
b. Nƣớc Ngoài, Quốc Tế.
- Thủy cung Churaumi Okinawa, Nhật Bản: "Thủy cung Churaumi Okinawa"
là nơi tái hiện khu vực biển quanh Okinawa, giới thiệu các sinh vật biển sinh sống tại đây. "Chura" có nghĩa là "biển xanh trong" theo ngôn ngữ địa phương Okinawa.
- Thủy cung Ozeaneum thuộc Bảo tàng Hải dƣơng học Đức (Deutsches Meer- esmuseum), Stralsund, Đức: Ozeaneum là thủy cung công cộng ở thành phố
Stralsund của Đức . Đây là một điểm thu hút chính của Bảo tàng Hải dương học Đức ( Deutsches Meeresmuseum ). Tọa lạc tại bến cảng Stralsund lịch sử trên bờ biển Baltic - mở cửa vào tháng 7 năm 2008. Nó chủ yếu trưng bày các sinh vật biển của Biển Bắc và Biển Baltic.
2.5.2. Các Công Trình Tiêu Biểu Khác Có Không Gian Trƣng Bày Đặc Trƣng, Ấn Tƣợng.
- Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History, AMNH): là một bảo tàng lịch sử tự nhiên nằm ở Upper West Side, Manhat-
tan, New York, Hoa Kỳ. Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới với tổ hợp 25 tòa nhà gồm 46 gian trưng bày, phòng nghiên cứu và thư viện. AMNH có bộ sưu tập hơn 32 triệu hiện vật và đội ngũ nhân viên nghiên cứu trên 200 người.
Hình 2.5.6 Mô hình cá voi xanh trong gian trƣng bày Milstein Family Hall of Ocean Life.
Hình 2.5.8 Gian trƣng bày Động vật có vú Bắc Mỹ.
- Bảo Tàng Khoa Học và Tự Nhiên Quốc gia Nhật Bản: Nằm ở phía Đông Bắc của công viên Ueno tại Tokyo, hoạt động từ năm 1871. Ngoài các trưng bày thường xuyên những hiện vật có chất lượng cao, bảo tàng còn tổ chức các buổi triển lãm đặc biệt trưng bày đồ quý hiếm theo từng thời kỳ. Không gian trưng bày thường xuyên được chia làm hai nội dung: Bảo tàng Nhật Bản và Bảo tàng trái đất.