Có thể nói Omo đã thành công khi tự định vị trên một tầm mới, hay nói vui là từ thời kỳ thô sơ đã bước vào thời kỳ hiện đại. Trong khi đó, đối thủ của họ là Tide vẫn còn ở tầm định vị về năng lực tẩy trắng, tức giới thiệu tính năng sản phẩm.
Chúng ta có thể thấy rõ chiến lược “bánh mì sandwich” của Unilever vẫn tiếp tục được duy trì với hai lát bánh mì là Omo và Viso, còn Tide là miếng thịt nguội nằm ở giữa. Khi Omo còn định vị là trắng sạch thì Viso “được hiểu như” một loại bột giặt rẻ tiền dành cho người tiêu dùng bình dân. Còn khi Omo đã tiến đến một tầm định vị cao hơn như bây giờ thì ta dễ dàng nhận thấy Viso cũng được nâng cấp với dòng sản phẩm “Viso trắng sáng”, đặc tính được định vị là “trắng sáng” nhằm “cắn” vào thị phần của Tide.
Bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì dòng sản phẩm cấp thấp Viso chanh. Trong khi đó đối thủ Tide của họ tỏ ra khá thận trọng và bảo thủ (mà hình như đây là đặc tính của P&G ) trước chiến lược marketing linh hoạt của hai nhãn hàng kia. Bằng chứng là họ vẫn ung dung theo mô típ cũ rích “ngạc nhiên chưa?”
Tuy vậy, chiến lược nâng cấp hình ảnh của Viso có thể không đe doạ lắm đến Tide theo như tính toán của Unilever, nếu không được sử dụng cẩn thận còn có nguy cơ sẽ đi chệch mục tiêu này có phát huy hiệu quả như họ mong muốn. Thay vì ép sân Tide, Viso lại lấn vào thị phần của OMO. Hơn nữa chất lượng của Viso liệu có thể đọ sức với Tide hay không, đó cũng là điều cần xem lại.
Song xét theo 2 mặt của vấn đề, cái gì cũng có ưu điểm và hạn chế của nó, “mở cửa ra đón gió vào thì ruồi muỗi cũng theo vào” là điều không tránh khỏi.
Chúng ta hãy chờ đợi xem liệu chiến thuật “bánh mì sandwich” của họ có phát huy hiệu quả như họ mong muốn hay không. Nói thành công không thể không đề cập đến hạn chế.
Bên cạnh những thắng lợi đạt được, dường như Omo cũng có một vài bước đi bị hụt chân. Tiêu biểu là sự kiện gần đây nhất của dòng “Omo tẩy an toàn” với việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động Quân khu 7. Đây là một chương trình hoành tráng rất tốt kém nhưng lại “được” dư luận đánh giá không cao mấy.
Đó cũng là bài học cho Unilever và cho cả chúng ta, đó là phải cân nhắc thật kỹ yếu tố văn hoá khi tổ chức một hoạt động marketing, hãy nghĩ theo nếp nghĩ của người Việt. Người Việt theo truyền thống của người Á Đông đa số không thích những gì giật gân phi thực tế nên việc may chiếc áo đó là một sự xa xỉ không cần thiết.
Rất may Unilever đã sữa sai kịp thời bằng việc cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may áo tặng trẻ em nghèo nên đã tự cứu mình một bàn thua trông thấy. Có lẽ chương trình này được tổ chức ở một nước phương Tây nào đó thì sẽ rất thành công nhưng ở Việt Nam khi vẫn còn tồn tại cách nhìn nhận, đánh giá khá chặt chẽ và bảo thủ trong dư luận thì rõ ràng việc tổ chức event này là một điều chưa hoàn toàn phù hợp.
Sau này rất có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, song Omo có lợi thế là người tiên phong trên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.
3.2 - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam. Vận dụng quy luật người dẫn đầu, Unilever đã tận dụng cơ hội đó để chiếm được sự quen thuộc về nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.Bằng chứng là người Việt nghe đến Omo trước khi nghe về Tide, nghe đến Comfort trước khi biết đến có sự tồn tại của Downy.
Omo đã thành công trong định vị và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong một quãng thời gian dài đối với chất lượng và giá cả ổn định.
Omo thực hiện tốt việc quan hệ công chúng (PR) bằng những chiến dịch hiệu quả, giúp nâng cao và duy trì sự tín nhiệm, thu hút sự quan tâm của mọi người với các hoạt động cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động hay mở rộng các công việc.
Omo thành công trong chiến lược “bánh mì sandwich”, khi đã khéo léo sử dụng thêm một sản phẩm khác (VISO) để tiếp cận với thị phần đối thủ đưa đối thủ vào thế bị đông (TIDE) và không làm ảnh hưởng đến mình.
Omo đã tận dụng được ưu thế là người đi đầu trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam, sản phẩm đầu tiên xâm nhập thị trường để lại ấn tượng lâu phai trongg tâm trí khách hàng.
Omo đã liên tục nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó có thể đáp ứng một cách chính xác và hiệu quả.
Cách phòng thủ tốt nhất đó là tấn công. Có những chiến lược tấn công đối thủ trước, liên tục mở rộng dòng sản phẩm theo hướng kiềm kẹp đối thủ. (Chiến lược Viso)