Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Phân giun quế
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên thế giới và
2.4.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên thế giới
Từ rất lâu người ta đã nghiên cứu giun đất và vai trị của nó trong tự nhiên như Aristote, Darwin … nhưng nhiều nghiên cứu liên quan đến giun tập trung nhất vào những năm thuộc thế kỷ 20.
- Nghiên cứu về vai trò của giun trong hệ sinh thái: các tác giả đã chứng minh sự hiện diện của các enzyne cellulaz và kitinaz phân hủy cellulose và kitin, và khả năng mùn hóa chất hữu cơ của giun đất. Các nghiên cứu phân giun và nhận thấy phân có lượng nitơ hữu dụng cho cây trồng tăng cao hơn.
- Nghiên cứu về các đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của giun: Từ việc nuôi giun đất để nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra những lồi giun dễ ni trong điều kiện nhân tạo. Từ đó họ bắt đầu nghiên cứu nuôi giun vì mục đích kinh tế và cải tạo môi trường. Công việc nuôi giun đất đơn giản, khơng cần những kỷ năng và trình độ văn hóa cao. Trẻ em, người già, người tàn tật đều nuôi giun được.
- Nghề nuôi giun (giun đất, giun quế...) đã hình thành từ hàng trăm năm nay. Do lợi ích của giun đất nên nhiều nước đã quan tâm nuôi và sử dụng giun, chọn lọc và lai tạo một số giống giun có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu là giun quế. Mỹ đã có lịch sử ni và sử dụng giun từ hơn 80 năm nay. Năm 1980, ở Mỹ đã có hơn 90.000 trang trại ni giun. Ở Manila (Philipin) có hơn 50.000 hộ ni giun. Trung Quốc bắt đầu nuôi giun từ cuối thập kỉ 70.
- Wormtech Limited là một công ty đóng tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải để tái chế. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân giun" làm việc, cần tuyển khoảng 18 tỷ... giun đất cho dự án tái chế của mình. Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun đất, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương. Giun cần khoảng một tháng để làm phân hủy toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu để sản xuất khoảng 12 loại sản phẩm hữu
cơ. Owen cho biết: "Trên khắp nước Anh có khoảng 700 trại ni giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tơi. Cịn trong tương lai, chúng tơi sẽ tự mình ni lấy giun đất. Với một loại máy nhặt giun đặc biệt, chúng tôi sẽ đảm bảo sao cho khơng có bất cứ con giun nào lọt được vào sản phẩm cuối cùng".
2.4.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế ở Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Viêt Nam đã triển khai từ trước năm 1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư Đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bài thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiên cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần đạm, các acid amin, khoáng vi lượng trong thịt giun.
Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nơng hóa Nguyễn Văn Chuyển, một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹ thuật ni giun đất để lấy đạm động vật. Năm 1986, nghiên cứu nuôi giun sớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I Hà Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, có trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã nhập giun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995. Một nhóm tác giả khoa sinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã thí nghiệm ni giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm.
Giun Quế được ni nhiều tại các huyện Củ Chi, Hóc Mơn (TPHCM) và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh... có thành phần vi lượng cao (B: 200 ppm, Ca: 120 ppm, Fe: 100 ppm, Mg: 120 ppm, Zn: 200 ppm...) và chứa nhiều acid amine nên được ứng dụng làm thức ăn cho tôm, cá, gia súc, gia cầm, thậm chí cịn được tách đạm để sản xuất nước mắm. Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, với nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành rẻ (khoảng 30.000 đồng/kg trùn quế tươi), phương pháp sản xuất đơn giản nên việc sử dụng phân bón này trên đồng ruộng sẽ mang lại hiệu quả cao, bảo vệ được môi trường và sức khỏe người tiêu dùng không bị ảnh hưởng như khi sử dụng phân bón hóa học. Nếu sử dụng để thay thế phân hóa học thì sẽ cho ra sản phẩm an tồn, khơng bị nhiễm các chất độc hại. Đó chính là ưu thế thấy rõ, chưa kể cơng dụng cũng vượt trội khi cần kích thích cây đâm lộc,
nảy chồi mới, phát triển bộ lá; thích hợp cả cho các loại rau củ, cây kiểng, cây ăn trái. Đối với hoa kiểng, loại phân này sẽ giúp nuôi dưỡng hoa đẹp, lâu tàn.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2009), thành phần hóa học của phân giun và so sánh hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc như sau:
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của phân giun (%)
Hong khô Sấy khô
Nước hấp phụ 3,63 - Chất béo khô 0,49 0,57 Xơ thô 4,59 0,76 Protein thô 6,00 6,23 Tro thô 71,84 74,55 Chất dẫn xuất không đạm 13,45 13,96 Ca 4,16 4,32 P 0,36 0,37
Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc
N tổng số P2O5 K2O tổng số Chất hữu cơ Nước
Phân giun 0,82 0,80 0,44 29,33 37,06
Phân bò 0,32 0,25 0,16 14,50 83,03
Phân lợn 0,60 0,40 0,44 15,00 81,50
Phân ngựa 0,58 0,30 0,24 21,00 75,80
Phân dê 0,65 0,47 0,23 31,40 65,50
Một số nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu về giun từ trên 30 năm nay, thậm chí đã có những người trở thành tiến sĩ về giun. Nhưng chỉ thực sự từ 1990, sau khi bộ thủy sản công bố qui trình ni một số thủy, hải sản, thì việc ni giun phục vụ cho chăn ni rất có hiệu quả, trở thành phong trào ở nhiều nơi. Nuôi giun Quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Việc ứng dụng thành cơng mơ hình ni giun sẽ giúp người nơng dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn ni; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn ni.
thôn. Trước hết là nông dân nuôi giun để sử dụng làm thức ăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng có thể sử dụng giun để tự chế biến thành các món ăn giàu đạm ngay tại gia đình, góp phần chống suy dinh dưỡng. Giun và phân giun có thể cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm, làm phân bón v.v… với nhu cầu lớn và ổn định. Vì vậy, đầu ra của con giun vô cùng rộng lớn.
Nhận thức được giá trị to lớn của giun quế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Trung tâm khuyến nông Quốc gia và các trung tâm khuyến nông ở các tỉnh thành đang đẩy mạnh việc vận động ni giun Quế. Ngun Phó thủ tướng Nguyễn Cơng Tạn, giáo sư Nguyễn Lân Hùng cũng là những người đang tích cực vận động cho phong trào này, nhất là áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Dinh và cs (2014), tiến hành thí nghiệm xác định liều lượng phân giun quế trên giống lúa ĐTL2, kết quả cho thấy tăng liều lượng phân giun quế không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm nhưng lại làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý như chỉ số SPAD, diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô. Lượng phân giun quế tăng đã làm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2 nhưng khi tăng đến liều lượng 10 tấn/ha và cao hơn thì năng suất khácnhau khơng có ý nghĩa. Hiệu quả kinh tế của cơng thức bón 10 tấn/ha cao nhất trong vụ xuân 2014 đạt 27.596.000đ/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nên bón phân giun quế cho giống lúa ĐTL2 với lượng 10 tấn/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.