Nền nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Nông nghiệp hữu cơ

2.3.1. Nền nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển của nó

2.3.1.1. Khái niệm

Là hệ thống quản lý sản xuất tồn diện mà được hỗ trợ, tăng cường gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hồn và chu kỳ sinh học trong đất. Nơng nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu tư từ bên ngồi nhằm làm giảm ơ nhiễm từ khơng khí, đất và nước, chống sử dụng các chất tổng hợp như phân bón vơ cơ, thuốc trừ sâu hố học. Những người sản xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ gắn bó với các tiêu chuẩn và chuẩn mực của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nơng nghiệp hữu cơ là tối ưu hố tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống với quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như đất trồng trọt, cây trồng, động vật và con người.

2.3.1.2. Các nguyên tắc nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nơng nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.

việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm sốt cỏ, cơn trùng và các loại sâu bệnh khác.

Mục đích hàng đầu của nơng nghiệp hữu cơ là dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ những sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. Vì vậy những nguyên tắc cơ bản trong nơng nghiệp hữu cơ được trình bày vào năm 1992 bởi Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) là:

- Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng.

- Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ và hệ thống tự nhiên.

- Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật ni.

- Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn.

- Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nơng nghiệp có tổ chức ở địa phương.

- Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ.

- Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái sinh hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác.

- Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng.

- Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra.

- Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.

- Cho phép người sản xuất nơng nghiệp có một cuộc sống theo Công ước nhân quyền của Liên Hợp quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập thích đáng và sự hài lịng từ cơng việc của họ, bao gồm cả mơi trường làm việc an tồn.

- Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ.

Nhìn chung canh tác Nơng nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, khơng độc hại, và có chất lượng cao…

Ngồi ra, nơng nghiệp hữu cơ cịn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)