Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 43)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Nông trại hữu cơ Tuệ Viên, công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên, tổ 4, phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Đặc điểm của đất thí nghiệm:

Thành phần hóa tính đất được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần hố tính của đất

pHKCL C-H (%) Hàm lượng tổng số (%)

N P2O5 K2O

5,2 2 -3% 2% 0,6% 0,06%

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH TM & DT Việt Liên

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Vụ xuân hè: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015 Vụ hè thu: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2015

3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Cây chùm ngây tuổi 4, giai đoạn kinh doanh cho thu hoạch lá ổn định. Cây được trồng thành hàng, cây cách cây 0,5 m, hàng cách hàng 2 m.

Phân giun quế: Phân giun quế là loại phân chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén giun rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Đây là loại phân hữu cơ 100%, là một loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Theo kết quả phân tích của Trung tâm đo lường chất lượng 3, tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng công ty TNHH Sản xuất –Thương mại giun quế An Phú ngày 06/10/2010 cho thấy: Hàm lượng chất hữu cơ chiếm 22,6%, hàm lượng Phospho 0,6 %, Hàm lượng Canxi 1,4%, Hàm lượng sắt 0,34%, tổng số sinh vật cố định đạm 6,7 x 106 CFU/g.

Quy trình sản xuất phân giun quế: Sau khi đem phân gà, về cho vào hồ. Sau đó cho nước vào bằng với mặt phân, dùng cây khấy đều, tán nhuyễn (dùng

chế phẩm sinh học E.M để phân mau phân huỷ và tăng độ mịn của phân gà, số lượng cần 30 - 50lít EM2/ tấn), sau 6 giờ có thể trộn lại một lần. Sau 15 ngày là cho giun ăn và cần tăng thêm chất sơ bằng cách thêm rơm, rạ, lục bình hoặc rác thải nơng sản từ chợ. Sau khi thu hoạch, phân giun quế đựơc đưa vào “nhà mát” ủ khoảng 2- 3 tháng, giúp cho độ ẩm của phân giảm đáng kể, đồng thời kích hoạt tính năng phát triển vi sinh có lợi, tiêu huỷ những vi khuẩn có hại như E coli, Samonilla, Coli form…., giúp phân đạt được độ mịn tuyệt đối.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

<1> Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ và mục đích sử dụng chùm ngây trên địa bàn Hà Nội.

<2> Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chùm ngây vụ xuân hè và hè thu năm 2015.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ chùm ngây trên địa bàn Hà Nội

- Phương pháp điều tra:

+ Phỏng vấn 22 cán bộ của 22 trạm bảo vệ thực vật các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Chọn các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp.

+ Phỏng vấn chủ hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã, người tiêu dùng, người kinh doanh rau an toàn, rau hữu cơ. Chọn các điểm có trồng chùm ngây để điều tra.

- Tiêu chí phỏng vấn: + Diện tích trồng chùm ngây + Phân bón cho chùm ngây + Sản lượng chùm ngây + Mục đích sử dụng

+ Hiểu biết về chùm ngây và sản phẩm chùm ngây.

3.5.2. Thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chùm ngây vụ xuân hè và hè thu năm 2015.

3.5.2.1. Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại.

3.5.2.2. Công thức thí nghiệm

+ Phân giun quế bón gồm 4 mức G1: 40 tấn/ha G2: 45 tấn/ha G3: 50 tấn/ha G4: 55 tấn/ha + Sơ đồ thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 G4 G3 G2 G2 G1 G1 G1 G2 G4 G3 G4 G3

Thí nghiệm gồm 4 cơng thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ nhỏ: 10 m2. Kích thước 1 m x 10 m.

3.5.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

* Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.

Theo dõi các chỉ tiêu trên 5 cây của mỗi ơ thí nghiệm.

- Thời gian từ khi đốn đến khi nảy mầm (ngày), khi > 50% số cây theo dõi nảy mầm.

- Số mầm trên cây (mầm), đếm tất cả các mầm.

- Số lá trên mỗi cành (lá), đếm toàn bộ lá, kể cả lá vàng, sâu bệnh hại, và lá rụng ở các giai đoạn (trên 3 cành cố định). Sau mỗi lần thu để lại 3 lá, đếm số lá mới ra. Lần thu cuối, đếm tàn bộ số lá.

- Động thái tăng trưởng chiều dài cành (cm): Được đo từ sát thân cây đến đỉnh sinh trưởng. Đo cố định 3 cành trên mỗi cây.

- Kích thước lá (cm): Chọn 3 lá trưởng thành nhất trên cành cố định đã chọn để đo chỉ tiêu, chiều dài lá từ nách đến chóp lá, chiều rộng đo tại điểm rộng nhất của lá.

- Khối lượng lá (g/lá): Lấy 5 lá đại diện trên 3 cành theo dõi của mỗi cây đem cân để tính NSLT.

- Khối lượng lá sử dụng làm rau ăn (g/cây): chọn lá bánh tẻ, lá non đem cân (loại trừ lá đã già, úa vàng, sâu bệnh hại).

* Các chỉ tiêu về năng suất

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha): NSLT = Mật độ * Số cành/cây * Số lá trung bình/cành * Khối lượng trung bình một lá ăn được.

- Năng suất thực thu (tạ/ha): cân toàn bộ khối lượng lá ăn được trên mỗi ơ thí nghiệm (loại trừ lá già, lá vàng úa, lá bị sâu bệnh).

* Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Tổng chi: Tính tổng các chi phí đầu tư vào sản xuất.

- Tổng thu: Tổng thu = Năng suất thực thu * Đơn giá (tại thời điểm thu hoạch giá bán rau chùm ngây là 100.000đ/1kg).

- Lãi thuần : Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi.

3.5.2.4. Quy trình thí nghiệm và các biện pháp kĩ thuật áp dụng

* Vụ 1:

- Đốn cành: + Cây được đốn cùng một thời điểm. Đốn các cành của vụ trước, để lại đoạn cành dài khoảng 10 cm.

+ Ngày đốn: 15/02/2015

- Phân giun quế: Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc 30 - 40 cm, rãnh sâu 15 - 20 cm, rộng 20 - 25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.

+ Ngày bón 16/02/2015.

- Cây theo dõi: Chọn các cây có đường kính thân, số cành vụ trước tương đối đồng đều (04 cành).

- Đốn cành: + Cây được đốn cùng một thời điểm. Đốn các cành của vụ trước, để lại đoạn cành dài khoảng 10 cm.

+ Ngày đốn: 20/6/2015

- Phân giun quế: Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc 30 - 40 cm, rãnh sâu 15 - 20 cm, rộng 20 - 25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.

+ Ngày bón 21/6/2015.

- Cây theo dõi: Chọn các cây có đường kính thân, số cành vụ trước tương đối đồng đều (04 cành).

- Chăm sóc:

+ Làm cỏ thường xuyên.

+ Tưới nước: tùy theo thời tiết, tưới vừa đủ ẩm đất, tránh tưới đẫm nước gây úng cho rễ cây.

+ Khi cành cao khoảng 1,2 m - 1,5 m (thu lá từ 03 - 04 đợt), đốn cành tạo vụ mới.

3.5.3. Phân tích số liệu

Số liệu thí nghiệm về thời gian nảy mầm, số mầm, số lá, kích thước lá và năng suất được tổng hợp và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)