Sóc Sơn 5,5 Rau ăn
Cây giống
Thường Tín 2,0
Rau ăn Cây giống
Nguyên liệu sản xuất chè
Long Biên 1,0
Rau ăn Cây giống Sản xuất chè
Gia Lâm 1,0 Rau ăn
Cây giống
Phúc Thọ 1,0 Rau ăn
Nguyên liệu sản xuất chè
Đông Anh 0,3 Rau ăn
Địa phương khác 0,9 Rau ăn
Tổng 11,2
Nguồn: Tổng hợp từ các trạm BVTV các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp (2015)
Các quận, huyện có diện tích trồng chùm ngây tập trung gồm: Sóc Sơn (5,5 ha), Thường Tín (2,0 ha), Phúc Thọ (1,0 ha), Long Biên (1,0 ha), Gia Lâm (1.0 ha), Đông Anh (0,3 ha) chùm ngây chủ yếu được trồng để thu lá làm rau ăn. Huyện Sóc Sơn có diện tích trồng chùm ngây lớn nhất, trồng tập trung tại một số hợp tác xã như Thanh Xuân, Mai Đình, Phú Bình. Tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn một số ít diện tích trồng chùm ngây được sản xuất theo hướng hữu cơ, còn lại chùm ngây được sản xuất theo canh tác thông thường. Hợp tác xã Hồng Vân, Thường Tín có khoảng 1,5 ha chùm ngây trồng thu lá làm rau và làm nguyên liệu sản xuất chè, dự kiến đến năm 2017 sẽ phát triển 1,5 ha trồng làm nguyên liệu sản xuất chè. Công ty An Việt rau sạch, Phúc Thọ trồng 1,0ha chùm ngây để làm nguyên liệu sản xuất chè. Quận Long Biên, chùm ngây được trồng tập trung tại nông trại hữu cơ Tuệ Viên với diện tích 0,7 ha. Chùm ngây được trồng để thu lá làm rau ăn và phục vụ sản xuất chè chùm ngây của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên. Hợp tác xã Tân Tố Bảo, Đông Anh có diện tích trồng chùm ngây khoảng 0,3 ha, chủ yếu thu lá làm rau. Cây giống chùm ngây được sản xuất
chủ yếu ở huyện Gia Lâm và một diện tích nhỏ tại Thường Tín (10 sào), Long Biên (2 sào). Ở hầu hết các quận, huyện cây chùm ngây đều được trồng rải rác tại các hộ dân với mục đích chính thu lá làm rau ăn.
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho chùm ngây tại một sốđơn vị
trồng tập trung năm 2015 Đơn vị sản xuất Loại phân bón sd ử ụng bón/nSố lầăn m bón/lLượng ần Cách bón HTX Hồng Vân (Thường Tín) Phân gà hoai mục Đạm ure 10 2 30 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Mai Đình
(Sóc Sơn)
Phân hữu cơ vi sinh Đạm ure 3-4 10 20 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Tân Tố Bảo
(Đông Anh)
Phân hữu cơ vi sinh Đạm ure 2-3 10 20 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Thanh Xuân
(Sóc Sơn) Phân hữu cơ; phân giun quế 3-4 40 tấn/ha Bón gốc Cty An Việt (Phúc Thọ) Phân gà hoai mục Đạm ure 12 2 30 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá Cty Việt Liên
(Long Biên)
Phân giun quế Phân cá 2-3 15 50 tấn/ha - Bón gốc Khi cần thiết Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Qua bảng 4.2 cho thấy, các đơn vị trồng chùm ngây tập trung có bón phân cho chùm ngây. Loại phân bón được sử dụng để bón gốc như phân gà hoai mục, phân giun quế và phân hữu cơ vi sinh, ngoài ra một số đơn vị như HTX Hồng Vân (Thường Tín), Tân Tố Bảo (Đông Anh), công ty An Việt (Phúc Thọ) còn sử dụng phân đam ure để bón bổ sung cho cây sau các lần thu hoạch lá. Công ty Việt Liên sản xuất theo hướng hữu cơ nên chỉ sử dụng phân giun quế để bón gốc sau các lần đốn cành và phun bổ sung phân cá cho cây vào các giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng. HTX Mai Đình và Thanh Xuân (Sóc Sơn) chỉ bón gốc cho cây chùm ngây sau các lần đốn cành, không bổ sung phân bón sau các lần thu hoạch lá. Tùy theo chủng loại phân và tuổi cây mà lượng phân bón các đơn vị sử dụng khác nhau. Lượng phân ure bón bổ sung không được thống kê cụ thể.
4.1.2. Tình hình tiêu thụ và sản lượng chùm ngây
Rau chùm ngây chưa được bán phổ biến tại các siêu thị và chợ truyền thống. Một số ít rau chùm ngây được đưa vào bán tại các siêu thị, cửa hàng rau
an toàn, rau hữu cơ như siêu thị Unimark, VinMark, FiviMark, của hàng rau Thóc vàng, Realfood, Bác Tôm...
Việc tiếp cận với sản phẩm chùm ngây của người tiêu dùng còn hạn chế, trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số người trồng và sử dụng sản phẩm chùm ngây
Chỉ tiêu Câu trả lời Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Tổng 120 100 Trồng chùm ngây Có trồng 18 15 Chưa trồng 102 85 Muốn trồng 90 75 Rau chùm ngây Không biết 36 30 Biết, chưa sử dụng 54 45 Biết, đã sử dụng 30 25 Chè chùm ngây Không biết 108 90 Biết, chưa sử dụng 8 6,7 Biết, đã sử dụng 4 3,3
Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Trong 120 hộ điều tra, 30% hộ được điều tra cho biết họ chưa biết đến chùm ngây và 90% không biết đến sản phẩm chè chùm ngây. 45% hộ biết đến rau chùm ngây nhưng chưa sử dụng. 10% số hộ biết đến sản phẩm chè chùm ngây nhưng chỉ có 3,3% số hộ đã sử dụng. 15% số hộ trồng chùm ngây tại nhà làm rau ăn và một số ít bán tại chợ. 75% số hộ được phỏng vấn mong muốn trồng để lấy lá làm rau ăn. Như vậy thông tin về sản phẩm chùm ngây đến người tiêu dùng còn hạn chế.
Năng suất và tổng giá trị thu nhập của sản xuất chùm ngây tại một số đơn vị trồng Chùm ngây tập trung được trình bày ở bảng 4.4.
Theo các đơn vị trồng chùm ngây tập trung, sản lượng chùm ngây thu lá từ 25 - 32 tấn/ha/năm, tùy tuổi cây và phương thức canh tác. Hàng năm, hùm ngây không cho thu hoạch từ 40 - 50 ngày (thời gian đốn cây). Với giá bán rau tươi từ 50.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg (rau hữu cơ), tổng thu nhập đạt từ 1,7 - 3,0 tỷ đồng/năm. Chi phí đầu tư phụ thuộc vào tuổi cây, phương thức canh tác. Cũng
theo các đơn vị này, thị trường tiêu thụ sản phẩm chùm ngây còn hạn chế, chưa đưa sản phẩm vào được các siêu thị, sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn nên việc phát triển diện tích trồng chùm ngây còn khó.
Bảng 4.4. Năng suất và tổng giá trị thu nhập của sản xuất chùm ngây Đơn vị sản xuất Năng suất Đơn vị sản xuất Năng suất trung bình Đơn giá (1.000đ/kg) Tổng thu (triệu đồng/ha/năm) HTX Hồng Vân (Thường Tín) 30000 60 1.800 HTX Mai Đình (Sóc Sơn) 25000 70 1.750 HTX Tân Tố Bảo (Đông Anh) 30000 60 1.800 HTX Thanh Xuân (Sóc Sơn) 28000 70 1.960 Công ty An Việt (Phúc Thọ) 32000 50 1.920
Cong ty Việt Liên
(Long Biên) 30000 100 3.000
Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Qua đây chúng ta thấy cây chùm ngây đã được người tiêu dùng biết đến tác dụng của nó nhưng lại chưa tiếp cận được sản phẩm do diện tích trồng chùm ngây còn chưa được phát triển nhiều, sản phẩm rau chưa được bán rộng rãi. Thu nhập từ trồng chùm ngây cao hơn các loại rau khác nhưng việc phát triển cây chùm ngây trồng làm rau ăn cần tìm hiểu cụ thể nơi tiêu thụ và có quy hoạch và định hướng rõ ràng tránh tình trạng trồng ồ ạt theo phong trào.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GIUN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CHÙM NGÂY TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CHÙM NGÂY
4.2.1. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số
mầm vụ xuân hè
Qua bảng số liệu ta thấy, bón phân giun quế với lượng khác nhau thì thời gian nảy mầm ở các công thức là khác nhau. Công thức có lượng bón phân giun cao nhất (55 tấn/ha) có thời gian nảy mầm là nhanh nhất 11,6 ngày. Công thức bón mức phân giun thấp nhất (40 tấn/ha) có thời gian nảy mầm dài nhất là 13,5 ngày.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quếđến thời gian nảy mầm và số mầm vụ xuân hè
Công thức Thời gian nảy mầm (ngày) Số mầm/cây
G1 13,5a 10,3b G2 13,3a 10,8ab G3 12,4b 11,8ab G4 11,6c 12,2a LSD 0,05 0,77 1,71 CV% 3,0 7,4
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%
Thời gian nảy mầm của công thức bón phân giun quế mức G4, tương đương với 55 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 3 mức bón 40 tấn/ha, 45 tấn/ha và 50 tấn/ha. Thời gian nảy mầm của công thức bón G3, tương đương với 50 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 2 mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha nhưng 2 công thức bón mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha khác nhau không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Số mầm chùm ngây tại các công thức bón mức phân giun quế khác nhau cho kết quả khác nhau. Ở mức tin cậy 95%, số mầm của công thức bón mức phân giun quế 55 tấn/ha là cao nhất (12,2 mầm/cây), công thức bón mức phân giun quế 40 tấn/ha có số mầm thấp nhất (10,3 mầm/cây). Chứng tỏ lượng bón phân giun quế càng cao trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp (tháng 02/2015) có tác động đến số mầm của cây chùm ngây nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy thời gian nảy mầm của chùm ngây từ sau khi đốn cành nhanh hơn khi được bón mức phân giun quế cao nhưng số mầm không bị ảnh hưởng nhiều của mức bón phân giun quế.
4.2.2. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cho cây cũng là bộ phận thu hoạch trực tiếp của cây chùm ngây. Số lá là yếu tố quyết định đến năng suất của cây. Số lá trên cành phụ thuộc vào chiều cao cành, chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, quan tâm chăm sóc tốt cho bộ lá phát triển mạnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt và từ đó làm cơ sở để tăng năng suất lá.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quếđến số lá thu hoạch của cây chùmngây tại lần thu hoạch vụ xuân hè
Đơn vị: lá/cành Công thức LT 1 LT 2 LT 3 G1 5,2b 4,8a 6,7a G2 5,3b 4,9a 6,8a G3 6,4a 4,9a 6,7a G4 6,6a 4,9a 6,7a LSD 0,05 0,51 0,37 0,24 CV% 4,4 3,8 1,8
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha. LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau
là sai khác không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến số lá thu hoạch trong vụ xuân hè của thí nghiệm cho thấy:
Khi tăng lượng bón phân giun quế đã làm tăng số lá thu hoạch ở lần thu đầu tiên tuy nhiên nó không có ảnh hưởng rõ đến các lần thu lá thứ 2 và thứ 3 ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu đầu tiên khi tăng lượng bón phân giun quế từ 40 đến 55 tấn/ha đã làm số lá thu hoạch/cây của chùm ngây biến động từ 5,2 đến 6,6 lá/cành. Kết quả quan sát được ở mức bón phân giun quế 40 và 45 tấn/ha thì số lá/cành không có sự sai khác rõ. Số lá/cành ở công thức bón 50 tấn/ha và 55 tấn/ha cũng không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên ở công thức bón phân giun quế 55 tấn/ha cho số lá/cành cao hơn và sai khác rõ với công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 2, số lá/cành thu hoạch có xu hướng giảm dần so với lần thu đầu tiên. Số lá/cành biến động từ 4,8 lá đến 4,9 lá. Trong đó số lá/cành ở công thức bón 40 tấn/ha là thấp nhất và cao nhất là ở công thức bón 55 tấn/ha. Tuy nhiên, ở các mức bón phân giun quế khác nhau không có sự sai khác về số lá/cành của chùm ngây trong đợt thu thứ 2.
Ở lần thu hoạch thứ 3, số lá/cành thu hoạch được ở các mức bón phân giun quế thu được biến động từ 6,7 đến 6,8 lá/cành. Trong đó công thức bón 45 tấn/ha (G2) cho số lá/cành lớn nhất trong các công thức thí nghiệm. Kết quả thống kê cho thấy giữa các mức bón phân khác nhau số lá/cành thu được không có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%.
4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Chiều dài cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bản chất di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác động, trong đó điều kiện dinh dưỡng có tác động rõ nhất.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quếđến chiều dài cành của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Công thức LT 1 LT 2 LT 3 G1 23,9d 48,2c 88,3c G2 24,9c 47,9c 89,5c G3 29,2b 64,4b 117,7b G4 31,8a 71,5a 129,5a LSD 0,05 2,23 4,48 3,36 CV% 4,1 3,9 1,6
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha. LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau
là sai khác không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy phân giun quế có ảnh hưởng rõ đến chiều dài cành của cây chùm ngây thí nghiệm qua các lần thu hoạch trong vụ xuân hè một cách rõ rệt.
Ở lần thu hoạch đầu tiên (30 ngày sau khi đốn cành) chiều dài cành của giống chùm ngây thí nghiệm biến động từ 23,9 cm đến 31,8 cm. Trong đó, chiều dài cành cao nhất ở công thức bón phân giun quế mức 55 tấn/ha (G4) và thấp nhất là ở công thức bón 40 tấn/ha (G1). Theo kết quả thống kê cho thấy khi tăng lượng phân giun quế từ 40 tấn/ha đến 55 tấn/ha đã làm tăng chiều dài cành của giống chùm ngây thí nghiệm một cách tuần tự và ở công thức G4 (55 tấn/ha) chiều dài cành lớn hơn và sai khác có ý nghĩa so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 2 và thứ 3 khi tăng lượng bón phân giun quế từ G1 đến G4 đã làm tăng chiều dài cành một cách rõ. Ở lần thu thứ 2 chiều dài cành thí nghiệm đạt từ: 48,2 cm đến 71,5 cm. Trong đó chiều dài cành ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và công thức bón 45 tấn/ha (G2) không có sự sai khác. Tuy nhiên khi
tăng mức bón phân giun quế đến mức 55 tấn/ha (G4) đã làm tăng chiều dài cành một cách rõ so với các công thức thí nghiệm ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 3 chiều dài cành ở các công thức thu được là lớn nhất. Chiều dài cành theo dõi được biến động từ 88,3 cm đến 129,5 cm. Khi tăng lượng phân giun quế đã làm chiều dài cành tăng một cách tuần tự tuy nhiên ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và bón 45 tấn/ha (G2) không có sự sai khác rõ về chiều dài cành. Công thức bón 55 tấn/ha (G4) thì chiều dài cành cao hơn và sai khác rõ so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.
4.2.4. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Kích thước lá của chùm ngây chịu ảnh hưởng rõ của phân giun quế. Khi tăng lượng phân giun quế thí nghiệm làm cho kích thước lá (chiều dài và chiều rộng lá) có xu hướng tăng dần ở tất cả các lần thu hoạch. Kích thước lá cụ thể được trình bày ở bảng 4.7.
Lần thu đầu tiên ở các công thức thí nghiệm cho thấy chiều dài là biến động từ 38,6 cm đến 42,6 cm, chiều rộng lá đạt từ 30,6 cm đến 34,4 cm. Theo kết quả thống