3.5.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụchùm ngây trên địa bàn Hà Nội
- Phương pháp điều tra:
+ Phỏng vấn 22 cán bộ của 22 trạm bảo vệ thực vật các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Chọn các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp.
+ Phỏng vấn chủ hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã, người tiêu dùng, người kinh doanh rau an toàn, rau hữu cơ. Chọn các điểm có trồng chùm ngây để điều tra.
- Tiêu chí phỏng vấn: + Diện tích trồng chùm ngây + Phân bón cho chùm ngây + Sản lượng chùm ngây + Mục đích sử dụng
+ Hiểu biết về chùm ngây và sản phẩm chùm ngây.
3.5.2. Thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chùm ngây vụ xuân hè và hè thu năm 2015.
3.5.2.1. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại.
3.5.2.2. Công thức thí nghiệm
+ Phân giun quế bón gồm 4 mức G1: 40 tấn/ha G2: 45 tấn/ha G3: 50 tấn/ha G4: 55 tấn/ha + Sơ đồ thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 G4 G3 G2 G2 G1 G1 G1 G2 G4 G3 G4 G3
Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô nhỏ: 10 m2. Kích thước 1 m x 10 m.
3.5.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
* Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.
Theo dõi các chỉ tiêutrên 5 cây của mỗi ô thí nghiệm.
- Thời gian từ khi đốn đến khi nảy mầm (ngày), khi > 50% số cây theo dõi nảy mầm.
- Số mầm trên cây (mầm), đếm tất cả các mầm.
- Số lá trên mỗi cành (lá), đếm toàn bộ lá, kể cả lá vàng, sâu bệnh hại, và lá rụng ở các giai đoạn (trên 3 cành cố định). Sau mỗi lần thu để lại 3 lá, đếm số lá mới ra. Lần thu cuối, đếm tàn bộ số lá.
- Động thái tăng trưởng chiều dài cành (cm): Được đo từ sát thân cây đến đỉnh sinh trưởng. Đo cố định 3 cành trên mỗi cây.
- Kích thước lá (cm): Chọn 3 lá trưởng thành nhất trên cành cố định đã chọn để đo chỉ tiêu, chiều dài lá từ nách đến chóp lá, chiều rộng đo tại điểm rộng nhất của lá.
- Khối lượng lá (g/lá): Lấy 5 lá đại diện trên 3 cành theo dõi của mỗi cây đem cân để tính NSLT.
- Khối lượng lá sử dụng làm rau ăn (g/cây): chọn lá bánh tẻ, lá non đem cân (loại trừ lá đã già, úa vàng, sâu bệnh hại).
* Các chỉ tiêu về năng suất
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha): NSLT = Mật độ * Số cành/cây * Số lá trung bình/cành * Khối lượng trung bình một lá ăn được.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): cân toàn bộ khối lượng lá ăn được trên mỗi ô thí nghiệm (loại trừ lá già, lá vàng úa, lá bị sâu bệnh).
* Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Tổng chi: Tính tổng các chi phí đầu tư vào sản xuất.
- Tổng thu: Tổng thu = Năng suất thực thu * Đơn giá (tại thời điểm thu hoạch giá bán rau chùm ngây là 100.000đ/1kg).
- Lãi thuần : Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi.
3.5.2.4. Quy trình thí nghiệm và các biện pháp kĩ thuật áp dụng
* Vụ 1:
- Đốn cành: + Cây được đốn cùng một thời điểm. Đốn các cành của vụ trước, để lại đoạn cành dài khoảng 10 cm.
+ Ngày đốn: 15/02/2015
- Phân giun quế: Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc 30 - 40 cm, rãnh sâu 15 - 20 cm, rộng 20 - 25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.
+ Ngày bón 16/02/2015.
- Cây theo dõi: Chọn các cây có đường kính thân, số cành vụ trước tương đối đồng đều (04 cành).
- Đốn cành: + Cây được đốn cùng một thời điểm. Đốn các cành của vụ trước, để lại đoạn cành dài khoảng 10 cm.
+ Ngày đốn: 20/6/2015
- Phân giun quế: Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc 30 - 40 cm, rãnh sâu 15 - 20 cm, rộng 20 - 25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.
+ Ngày bón 21/6/2015.
- Cây theo dõi: Chọn các cây có đường kính thân, số cành vụ trước tương đối đồng đều (04 cành).
- Chăm sóc:
+ Làm cỏ thường xuyên.
+ Tưới nước: tùy theo thời tiết, tưới vừa đủ ẩm đất, tránh tưới đẫm nước gây úng cho rễ cây.
+ Khi cành cao khoảng 1,2 m - 1,5 m (thu lá từ 03 - 04 đợt), đốn cành tạo vụ mới.
3.5.3. Phân tích số liệu
Số liệu thí nghiệm về thời gian nảy mầm, số mầm, số lá, kích thước lá và năng suất được tổng hợp và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÙM NGÂY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI BÀN HÀ NỘI
Chùm ngây là cây trồng có nhiều tác dụng, có hàm lượng dinh dưỡng cao trong các bộ phận của cây như lá của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, nhóm hợp chất flavonoid... nên được sử dụng nhiều trong thực phẩm và chế biến.
Với nhu cầu thực phẩm an toàn như hiện nay, chùm ngây là một cây trồng đảm bảo được an toàn thực phẩm nếu chúng ta kiểm soát được lượng phân bón trên nền đất đủ điều kiện sản xuất rau an toàn vì cây chùm ngây gần như kháng sâu bệnh, chỉ bị nhiễm một số ít đối tượng gây hại như ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata
và các nấm hại như: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp, Polyporus gilvus… nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở thời kỳ sinh trưởng và thu hoạch là không có.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây chùm ngây theo hướng hữu cơ là nhằm mục đích tìm ra được liều lượng phân bón thích hợp cho cây chùm ngây sinh trưởng tốt đạt năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nắm được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chùm ngây, diện tích trồng, mục đích sử dụng chùm ngây trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp nông dân, các nhà đầu tư có cơ sở để định hướng phát triển cây chùm ngây cho phù hợp.
4.1.1. Tình hình sản xuất và mục đích trồng chùm ngây
Qua điều tra, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy cây chùm ngây được trồng rải rác trong các hộ dân trên địa bàn các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp. Cây chùm ngây được trồng tập trung ở một số trang trại và hợp tác xã, chủ yếu được sử dụng làm rau ăn, bán cây giống, số lượng ít được dùng trong chế biết sản phẩm chè chùm ngây. Có 18/22 quận, huyện được điều tra có trồng chùm ngây với tổng diện tích trồng chùm ngây trên địa bàn Hà Nội là 11,2 ha.
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất và mục đích sử dụng chùm ngây Địa phương Diện tích (ha) Mục đích sử dụng
Sóc Sơn 5,5 Rau ăn
Cây giống
Thường Tín 2,0
Rau ăn Cây giống
Nguyên liệu sản xuất chè
Long Biên 1,0
Rau ăn Cây giống Sản xuất chè
Gia Lâm 1,0 Rau ăn
Cây giống
Phúc Thọ 1,0 Rau ăn
Nguyên liệu sản xuất chè
Đông Anh 0,3 Rau ăn
Địa phương khác 0,9 Rau ăn
Tổng 11,2
Nguồn: Tổng hợp từ các trạm BVTV các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp (2015)
Các quận, huyện có diện tích trồng chùm ngây tập trung gồm: Sóc Sơn (5,5 ha), Thường Tín (2,0 ha), Phúc Thọ (1,0 ha), Long Biên (1,0 ha), Gia Lâm (1.0 ha), Đông Anh (0,3 ha) chùm ngây chủ yếu được trồng để thu lá làm rau ăn. Huyện Sóc Sơn có diện tích trồng chùm ngây lớn nhất, trồng tập trung tại một số hợp tác xã như Thanh Xuân, Mai Đình, Phú Bình. Tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn một số ít diện tích trồng chùm ngây được sản xuất theo hướng hữu cơ, còn lại chùm ngây được sản xuất theo canh tác thông thường. Hợp tác xã Hồng Vân, Thường Tín có khoảng 1,5 ha chùm ngây trồng thu lá làm rau và làm nguyên liệu sản xuất chè, dự kiến đến năm 2017 sẽ phát triển 1,5 ha trồng làm nguyên liệu sản xuất chè. Công ty An Việt rau sạch, Phúc Thọ trồng 1,0ha chùm ngây để làm nguyên liệu sản xuất chè. Quận Long Biên, chùm ngây được trồng tập trung tại nông trại hữu cơ Tuệ Viên với diện tích 0,7 ha. Chùm ngây được trồng để thu lá làm rau ăn và phục vụ sản xuất chè chùm ngây của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên. Hợp tác xã Tân Tố Bảo, Đông Anh có diện tích trồng chùm ngây khoảng 0,3 ha, chủ yếu thu lá làm rau. Cây giống chùm ngây được sản xuất
chủ yếu ở huyện Gia Lâm và một diện tích nhỏ tại Thường Tín (10 sào), Long Biên (2 sào). Ở hầu hết các quận, huyện cây chùm ngây đều được trồng rải rác tại các hộ dân với mục đích chính thu lá làm rau ăn.
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho chùm ngây tại một sốđơn vị
trồng tập trung năm 2015 Đơn vị sản xuất Loại phân bón sd ử ụng bón/nSố lầăn m bón/lLượng ần Cách bón HTX Hồng Vân (Thường Tín) Phân gà hoai mục Đạm ure 10 2 30 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Mai Đình
(Sóc Sơn)
Phân hữu cơ vi sinh Đạm ure 3-4 10 20 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Tân Tố Bảo
(Đông Anh)
Phân hữu cơ vi sinh Đạm ure 2-3 10 20 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá HTX Thanh Xuân
(Sóc Sơn) Phân hữu cơ; phân giun quế 3-4 40 tấn/ha Bón gốc Cty An Việt (Phúc Thọ) Phân gà hoai mục Đạm ure 12 2 30 tấn/ha - Bón gốc
Sau mỗi lần thu lá Cty Việt Liên
(Long Biên)
Phân giun quế Phân cá 2-3 15 50 tấn/ha - Bón gốc Khi cần thiết Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Qua bảng 4.2 cho thấy, các đơn vị trồng chùm ngây tập trung có bón phân cho chùm ngây. Loại phân bón được sử dụng để bón gốc như phân gà hoai mục, phân giun quế và phân hữu cơ vi sinh, ngoài ra một số đơn vị như HTX Hồng Vân (Thường Tín), Tân Tố Bảo (Đông Anh), công ty An Việt (Phúc Thọ) còn sử dụng phân đam ure để bón bổ sung cho cây sau các lần thu hoạch lá. Công ty Việt Liên sản xuất theo hướng hữu cơ nên chỉ sử dụng phân giun quế để bón gốc sau các lần đốn cành và phun bổ sung phân cá cho cây vào các giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng. HTX Mai Đình và Thanh Xuân (Sóc Sơn) chỉ bón gốc cho cây chùm ngây sau các lần đốn cành, không bổ sung phân bón sau các lần thu hoạch lá. Tùy theo chủng loại phân và tuổi cây mà lượng phân bón các đơn vị sử dụng khác nhau. Lượng phân ure bón bổ sung không được thống kê cụ thể.
4.1.2. Tình hình tiêu thụ và sản lượng chùm ngây
Rau chùm ngây chưa được bán phổ biến tại các siêu thị và chợ truyền thống. Một số ít rau chùm ngây được đưa vào bán tại các siêu thị, cửa hàng rau
an toàn, rau hữu cơ như siêu thị Unimark, VinMark, FiviMark, của hàng rau Thóc vàng, Realfood, Bác Tôm...
Việc tiếp cận với sản phẩm chùm ngây của người tiêu dùng còn hạn chế, trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số người trồng và sử dụng sản phẩm chùm ngây
Chỉ tiêu Câu trả lời Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Tổng 120 100 Trồng chùm ngây Có trồng 18 15 Chưa trồng 102 85 Muốn trồng 90 75 Rau chùm ngây Không biết 36 30 Biết, chưa sử dụng 54 45 Biết, đã sử dụng 30 25 Chè chùm ngây Không biết 108 90 Biết, chưa sử dụng 8 6,7 Biết, đã sử dụng 4 3,3
Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Trong 120 hộ điều tra, 30% hộ được điều tra cho biết họ chưa biết đến chùm ngây và 90% không biết đến sản phẩm chè chùm ngây. 45% hộ biết đến rau chùm ngây nhưng chưa sử dụng. 10% số hộ biết đến sản phẩm chè chùm ngây nhưng chỉ có 3,3% số hộ đã sử dụng. 15% số hộ trồng chùm ngây tại nhà làm rau ăn và một số ít bán tại chợ. 75% số hộ được phỏng vấn mong muốn trồng để lấy lá làm rau ăn. Như vậy thông tin về sản phẩm chùm ngây đến người tiêu dùng còn hạn chế.
Năng suất và tổng giá trị thu nhập của sản xuất chùm ngây tại một số đơn vị trồng Chùm ngây tập trung được trình bày ở bảng 4.4.
Theo các đơn vị trồng chùm ngây tập trung, sản lượng chùm ngây thu lá từ 25 - 32 tấn/ha/năm, tùy tuổi cây và phương thức canh tác. Hàng năm, hùm ngây không cho thu hoạch từ 40 - 50 ngày (thời gian đốn cây). Với giá bán rau tươi từ 50.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg (rau hữu cơ), tổng thu nhập đạt từ 1,7 - 3,0 tỷ đồng/năm. Chi phí đầu tư phụ thuộc vào tuổi cây, phương thức canh tác. Cũng
theo các đơn vị này, thị trường tiêu thụ sản phẩm chùm ngây còn hạn chế, chưa đưa sản phẩm vào được các siêu thị, sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn nên việc phát triển diện tích trồng chùm ngây còn khó.
Bảng 4.4. Năng suất và tổng giá trị thu nhập của sản xuất chùm ngây Đơn vị sản xuất Năng suất trung bình Đơn giá (1.000đ/kg) Tổng thu (triệu đồng/ha/năm) HTX Hồng Vân (Thường Tín) 30000 60 1.800 HTX Mai Đình (Sóc Sơn) 25000 70 1.750 HTX Tân Tố Bảo (Đông Anh) 30000 60 1.800 HTX Thanh Xuân (Sóc Sơn) 28000 70 1.960 Công ty An Việt (Phúc Thọ) 32000 50 1.920
Cong ty Việt Liên
(Long Biên) 30000 100 3.000
Nguồn: Điều tra tại các đơn vị trồng chùm ngây năm 2015
Qua đây chúng ta thấy cây chùm ngây đã được người tiêu dùng biết đến tác dụng của nó nhưng lại chưa tiếp cận được sản phẩm do diện tích trồng chùm ngây còn chưa được phát triển nhiều, sản phẩm rau chưa được bán rộng rãi. Thu nhập từ trồng chùm ngây cao hơn các loại rau khác nhưng việc phát triển cây chùm ngây trồng làm rau ăn cần tìm hiểu cụ thể nơi tiêu thụ và có quy hoạch và định hướng rõ ràng tránh tình trạng trồng ồ ạt theo phong trào.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GIUN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CHÙM NGÂY TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CHÙM NGÂY
4.2.1. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số
mầm vụ xuân hè
Qua bảng số liệu ta thấy, bón phân giun quế với lượng khác nhau thì thời gian nảy mầm ở các công thức là khác nhau. Công thức có lượng bón phân giun cao nhất (55 tấn/ha) có thời gian nảy mầm là nhanh nhất 11,6 ngày. Công thức bón mức phân giun thấp nhất (40 tấn/ha) có thời gian nảy mầm dài nhất là 13,5 ngày.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quếđến thời gian nảy mầm và số mầm vụ xuân hè
Công thức Thời gian nảy mầm (ngày) Số mầm/cây
G1 13,5a 10,3b G2 13,3a 10,8ab G3 12,4b 11,8ab G4 11,6c 12,2a LSD 0,05 0,77 1,71 CV% 3,0 7,4
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%
Thời gian nảy mầm của công thức bón phân giun quế mức G4, tương đương với 55 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 3 mức bón 40 tấn/ha, 45 tấn/ha và 50 tấn/ha. Thời gian nảy mầm của công thức bón G3, tương đương với 50 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 2 mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha nhưng 2 công thức bón mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha khác nhau không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Số mầm chùm ngây tại các công thức bón mức phân giun quế khác nhau