Giới thiệu về giun quế và phân giun quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Phân giun quế

2.4.1. Giới thiệu về giun quế và phân giun quế

2.4.1.1. Giun quế

Giun quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong mơi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và khơng có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ ở Philippines, Australia và một số nước khác.

Trong cơ thể giun quế, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất thô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 - 70%, Lipid: 7 - 8%, chất đường: 12 - 14%, Tro 11 - 12%. Giun quế khơng có phổi, mà hơ hấp qua da nên nếu da khơ là giun bị chết. Chúng có khả năng hấp thu oxy và thải cacbonic trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết

bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng amoniac và ure. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.

2.4.1.2. Tác dụng của phân giun quế

- Phân giun chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén giun rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50 % chất mùn. Do đó phân giun quế khơng chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà cịn tăng khả năng cải tạo đất và cịn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.

- Phân giun cịn chứa các khống chất cho cây như: Nitrát, Photpho, Magne, Kali, Calci, Nitơ.... Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những lọai phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Sẽ khơng có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân giun quế.

- Chất mùn trong phân giun loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng.

- Phân giun gia tăng khả năng giữ nước của đất vì phân giun có dạng hình khối, nó là những cụm khống chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mịn và sự va chạm cũng như gia tăng khả năng giữ nước.

- Phân giun làm gỉảm hàm lượng dạng acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được.

- Acid humic ở trong phân giun kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi vì acid humic ở trong trạng thái được phân bố về mặt ion mà trong đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác.

- IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt.

- Phân giun có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp

tưởng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, là một nguồn dược liệu quý dùng trong y học có thể chữa được nhiều bệnh như các bệnh về huyết áp, hen suyễn, tim mạch, thần kinh, thấp khớp...Ngồi ra thì giun quế cũng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người và góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)