PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNGTÍNDỤNG CỦA NHTM
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chất lượngtíndụng NHTM
1.1.4.1 Các chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào nhận thức hay cảm nhận của con người, đòi hỏi người phân tích phải thu thập nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xét sự đánh giá của họ như thế nào.[8]
Đối với góc độ ngân hàng thì có thể xem xét các chỉ tiêu định tính chủ yếu như sau:
-Thứ nhất, đó là lòng tin, sự tín nhiệm, sự hài lòng về chất lượng tín dụng thông qua các sản phẩm, dịch vụtại ngân hàng như quy mô đáp ứng về vốn, lãi suất, phong cách phục vụ, phí, ...Nếu uy tín ngân hàng càng nhiều thì sẽ thu hút khách hàng ngày càng đông và ngược lại.
- Thứ hai,đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, khả năng ứng xử tạo lòng tin yêu đối với khách hàng. Đây cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Thứ ba, sự phong phú và đa dạng cũng như tiện ích của sản phẩm tín dụng. Nếu sản phấm tín dụng càng nhiều tiện ích thì càng thu hút và đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng nhiều.
- Thứ tư, sự hiện đại hoá ngân hàng như áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao tiên tiến, ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
1.1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng
Về mặt định lượng, chất lượng tín dụng được phân tích đánh giá bởi các tiêu chí về nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu lợi nhuận,…
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quí hay cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau đây:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100(%) Tổng dư nợ tín dụng
Trong đó nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hay nợ lãi đã quá hạn.
+ Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quí hay cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại các TCTD. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100 (% ) Tổng dư nợ tín dụng
Nợ xấu là một khoản nợ quá hạn với thời gian quá hạn từ trên 90 ngày trở lên hay các khoản nợ bị kéo theo từ các khoản nợ xấu khác của cùng một khách hàng vay theo sự nhận định và đánh giá về khoản vay của NHTM và những khoản vay này được đánh giá có rủi ro cao và được xếp vào khoản nợ xấu.
+ Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: là tỷ lệ giữa tổng doanh số thu nợ với tổng dư nợ bình quân trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay. Chỉ tiêu này càng tăng thì việc tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này phản ánh một cách tương đối, vì nếu một NHTM cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ thì tiêu chí này thấp hơn các NHTM khác cho vay các doanh nghiệp thương mại. Như vậy, không vì thế mà chất lượng cho vay của NHTM này kém hiệu quả hơn. Từ thực tế trên, để đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên các tiêu chí trên tương đối chính xác thì các tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng: chỉ tiêu này được tính dựa trên công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng =
Tổng dư nợ tín dụng
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70%- hơn 90% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, một khoản tín dụng không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận của một NHTM còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ, công nghệ quản lý,…Nhưng thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn nếu so sánh nhưng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn. [9]