Yêu cầu nâng cao chất lượngtíndụng NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 28 - 29)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNGTÍNDỤNG CỦA NHTM

1.1.5. Yêu cầu nâng cao chất lượngtíndụng NHTM

Trong thời gian qua, lĩnh vực tín dụng của các NHTM đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này đã đạt đến mức độ quá nóng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể gây nên sụp đổ cả một ngân hàng hay gây ảnh hưởng xấu cho ngành nếu không có sự kìm hãm đúng lúc.Tăng trưởng tín dụng có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển bền vững của ngành ngân hàng. Sự bền vững ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài về thời gian, mà sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng phải bảo toàn và phát triển ba nguồn lực gồm: vốn, nhân lực và công nghệ. Ba yếu tố này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng thông thường được hiểu là sự gia tăng về mặt lượng của tín dụng như dư nợ cho vay trong một thời kỳ nhất định.

Tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng (lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng) có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua

lại với nhau tuân thủ theo quy luật lượng chất, nói cách khác trong một hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể để đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng và hiệu quả như mong muốn thì phải duy trì mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá một giới hạn nào đó, dựa theo yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng “quá nóng”, vượt tầm kiểm soát của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán, có nguy cơ tiềm ẩn làm giảm chất lượng tín dụng từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thua lỗ là điều không thể tránh khỏi.

Các ngân hàng luôn đặt cho mình một mục tiêu phải tăng trưởng tín dụng, đồng thời phải bảo đảm chất lượng tín dụng tốt để có hiệu quả cao, mà muốn có chất lượng tín dụng tốt thì việc cấp tín dụng phải đảm bảo an toàn thu hồi được cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn. Để thực hiện các mục tiêu trên thì các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp trên cơ sở nhận định và lượng hóa những loại rủi ro có thể gặp trong hoạt động tín dụng, có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và bền vững.

1.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NHTM VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)