Bài học cho BIDV Mỹ Tho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 40)

1.2.2 .Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

1.3.3 Bài học cho BIDV Mỹ Tho

Từ những kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng bạn, BIDV chi nhánh Mỹ Tho rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:

 Phải tuân thủ quy trình và quy định trong cho vay, trước khi cho vay phải tiến hành thẩm định kỹ, và xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ đó xem xét có nên cho vay hay không nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng.

 Ngân hàng cần xây dựng danh mục khoản vay, phải theo dõi thường xuyên, liên tục các hoạt động trên công nghệ thông tin, để có sự chuẩn bị đề phòng những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, và có hướng để xử lý nhanh chóng nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

 Phải theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

 Thường xuyên kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng, đặc biệt là tài sản lưu động, nên tiến hành đánh giá lại tài sản đảm bảo như nhà cửa để theo kịp sự biến động giá cả của thị trường. giúp cho ngân hàng phát hiện kịp thời khi giá tài sản bị giảm đi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro xảy ra.

 Nâng cao công tác truyền thông quảng bá thương hiệu, xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, năng động, phong cách phục vụ tốt với phương châm ”vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” từ đó thu hút được khách hàng cho ngân hàng.

 Phải nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị hiện đại để giúp cho công việc được thực hiện nhanh chóng kịp thời phát hiện những sai sót, các khoản nợ xấu , nợ tiềm ẩn rủi ro cao.

Tóm lại, trong hoạt động ngân hàng, tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng

luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đặc biệt là trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng như hiện nay thì muốn tồn tại và phát triển thì các ngân hàng phải hết sức coi trọng vấn đề này để giữ vững vị thế của mình trên thương trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này luận văn đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM, bao gồm khái niệm về NHTM, tín dụng ngân hàng; chất lượng tín dụng được tiếp cận từ phía hoạt động kinh doanh của NHTM và sự đánh giá của khách hàng thông qua sự hài lòng của họ; hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; tổng quan một số cách tính nghiên cứu liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu. Mặc khác luận văn đã nêu lên kinh nghiệm nâng cao chất lương tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước,rút ra bài học cho BIDV Mỹ Tho.

Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng cho nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNGTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH MỸ

THO (BIDV MỸ THO) 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV MỸ THO

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Mỹ Tho

Tiền thân của BIDV Mỹ Tho là ngân hàng TMCP Phát Triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Tiền Giang ( MHB – Tiền Giang).

Ngày 25 tháng 04 năm 2015,ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Tiền Giang sáp nhập vào hệ thống BIDV Việt Nam theo quyết định số 589/QĐ-NHNN. Cùng nghị quyết 197/NQ-BIDV của Hội đồng quản trị BIDV về việc thay đổi tên các chi nhánh trực thuộc MHB thành các chi nhánh trực thuộc BIDV và công văn số 3146/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi tên chi nhánh của MHB sau sáp nhập vào BIDV trực thuộc BIDV Tiền Giang và sau đó tách ra với BIDV Tiền Giang được lấy tên là BIDV Mỹ Tho.

BIDV Mỹ Tho gồm một trụ sở chính tại địa chỉ : 34- 36 Lê Lợi phường 1 Thành Phố Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang và 4 phòng giao dịch trực thuộc.

Với đội ngũ nhân viên 61 người (Trong đó có 01 Tiến Sĩ, 10 Thạc Sĩ còn lại là đại học và trung học), cán bộ nữ 34, Đảng viên 23 đồng chí chiếm 41% tổng số lao động, độ tuổi bình quân của cán bộ là 36 tuổi.

2.1.2 Mô hình tổ chức của BIDV Mỹ Tho

Ban Giám Đốc gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc

Giám đốc là người trực tiếp điều hành quản lý các hoạt động của ngân hàng nói chung.Giám đốc được quyền uỷ quyền cho phó giám đốc 1 và phó giám đốc 2.

Phó giám đốc 1 chịu trách nhiệm điều hành khối quản lý khách hàng gồm phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro.

Phó giám đốc 2 chịu trách nhiệm điều hành khối tác nghiệp gồm phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng và Tổ QLDVKQ

- Khối quản lý khách hàng: Phòng khách hàng chịu trách nhiệm trong việc cho vay, tìm kiếm khách hàng, thẩm định các dựán để trình lãnh đạo phê duyệt, thu hồi nợ đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn,

- Khối quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm thẩm định những món vay có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên. Lập kế hoạch thu hồi và xử lý những khoản vay có nợ xấu và nợ khó đòi.

- Khối tác nghiệp:

+ Phòng quản trị tín dụng: chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của phòng khách hàng, theo dõi nhập xuất tài sản, thực hiện hạch toán chuyển hồ sơ cho phòng giao dịch khách hàng hoặc tổ quản lý dịch vụ kho quỹ giải ngân cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

+ Tổ quản lý dịch vụ kho quỹ: chịu trách nhiệm về tiền mặt,cân đối lượng tiền mặt, điều chuyển tiền mặt cho các phòng giao dịch trực thuộc để hoạt động giao dịch với khách hàng. Thực hiện kiểm đếm đóng bó tiền mặt nộp ngân hàng nhà nước đảm bảo hạn mức tồn quỹ mà Ban giám đốc chi nhánh đã quy định, thực hiện việc lưu giữ tài sản thế chấp cầm cố, ấn chỉ quan trọng quản tại kho tiền và giao dịch với khách hàng. Thực hiện đổi tiền lẻ, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng theo quy định của NHNN.

+ Phòng giao dịch khách hàng: chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, thực hiện tất cả các dịch vụ hiện có tại ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm, phát hành thẻ, giao dịch nộp, rút, chuyền tiền cùng hệ thống và khác hệ thống.Phối hợp với tổ QLDVKQ trong việc tiếp quỹ ATM phục vụ cho khách hàng.

- Khối quản lý nội bộ: Phòng quản lý nội bộ : chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự, tuyển dụng, điều động, nâng lương , tính lương thưởng, nghỉ phép cho tất cả các CBCNV tại chi nhánh và các phòng giao địch trực thuộc.Tham mưu với ban giám đốc trong việc theo dõi các vấn đề về nội bộ chi nhánh.Thực hiện văn thư, con dấu, thiết bị văn phòng và một số nhiệm vụ khác.

- Khối trực thuộc: gồm 04 phòng giao dịch. Nhiệm vụ các phòng giao dịch là thực hiện giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình, giải ngân thu nợ, gửi tiết kiệm và tất cả các dịch vụ hiện có tại chi nhánh.

- Phòng giao dịch Cái Bè: quốc lộ 1A, ấp An Thái, Xã An Cư huyện Cái Bè, Tiền Giang.

- Phòng giao dịch Cai Lậy: số 41 đường 868 phường 1 Thị Xã Cai Lậy, Tiền Giang.

- Phòng giao dịch Khu Công Nghiệp Mỹ Tho: Lô 33 đường Tỉnh 464 xã Trung an Thành Phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.

- Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo:số 994-996 A Trần Hưng Đạo Phường 5 Thành Phố Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang.

Qua các năm kể từ khi sáp nhập BIDV Mỹ Tho với mạng lưới hoạt động rộng khắp gồm 4 phòng giao dịch thuộc đã dần đi vào ổn định, từng bước khẳng định mình qua các năm 2015, 2016, 2017.Năm 2015 đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sang các năm 2016, 2017 BIDV Mỹ Tho đạt kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong quý I năm 2018 đạt kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2.1.3 Nguồn lực của BIDV Mỹ Tho

Trong chiến lược phát triển kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người, Chi nhánh BIDV Mỹ Tho không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy trong các năm qua, từ khâu tuyển dụng, bố trí nhân sự đến khâu đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch bổ nhiệm cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ phát huy sở trường mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Đến 31 tháng 12 năm 2017 tổng số lao động tại chi nhánh là 61 người. Trong đó:

Về cơ cấu lao động:

+ Số lao động chủ chốt: 19 người (chiếm tỷ lệ 31,15%)

+ Số lao động chuyên môn nghiệp vụ : 38 người (chiếm tỷ lệ 62,29%)

+ Số lao động giản đơn: 4 người (chiếm tỷ lệ 6,56 %)

+ Lao động là nam: 20 người (chiếm tỷ lệ 32,79 %), lao động lả nữ : 41 người (chiếm tỷ lệ 67,21 %)

+ Tuổi đời bình quan : 37 tuổi

Về chất lượng cán bộ:

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học trở lên 54 người(chiếm tỷ lệ 88,52 %), Trung cấp, Cao đẳng 5 người(chiếm 8,2%); khác 2 người(chiếm 3,28 %)

+ Phẩm chất đạo đức: Tất cả cán bộ đều có phẩm chất đạo đức tốt

+ Năng lực chuyên môn: có khả năng đảm đương nhiệm vụ từ hoàn thành trở lên, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được giao.

Về vốn:

Tiền Giang hiện có 27 Ngân Hàng, 01 quỹ tín dụng nhân dân và 01 Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong dó BIDV Mỹ Tho chiếm 3,07% thị phần, dư nợ tín dụng chiếm 3,56 % trong tổng dư nợ của Tỉnh .

Nguồn vốn không kỳ hạn tại chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2017 dao động trong khoảng 100 – 110 tỷ . Do lãi suất huy động mang tính cạnh tranh cao nguồn vốn dân cư và các tổ chức có hạn nên việc giữ khách hàng và tăng trưởng đang là một thách thức lớn đối với chi nhánh.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI BIDV MỸ THO

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại BIDV Mỹ Tho Chú thích: : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC 1 P. GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG QLNB P. KHÁCH HÀNG P. QTTD P. QLRR P. GDKH TỔ QLDVKQ

PGD THĐ PGD KCN MỸ THO PGD CAI LẬY PGD CÁI BÈ

Nhìn chung cơ cấu tổ chức tại BIDV Mỹ Tho khá hợp lý. Tất cả các phòng ban đều phối hợp chặt chẽ với nhau, hoạt động nhịp nhàng, điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của ngân hàng.

2.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTÍN DỤNG TẠI BIDV MỸ THO THO

2.2.1. Quy định cho vay đối với khách hàng của BIDV Mỹ Tho

Trên cơ sở quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TGI, qui chế tín dụng áp dụng đối với khách hàng, qui chế này được ban hành kèm theo thông tư 39/2016 TT-NHNN ngày 30 /12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, căn cứ vào qui chế trên việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống BIDV phải tuân thủ theo các qui định sau:

* Nguyên tắc cho vay:

- Ngân hàng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không một cá nhân, tổ chức nào can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay của Ngân hàng.

- Việc xem xét, phân tích đánh giá và cho vay trước hết phải dựa trên cơ sở khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ, sau đó mới dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Khi cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng qui định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN về quản lý ngoại hối.

* Điều kiện cấp tín dụng:

Khách hàng chỉ được giải quyết cấp tín dụng khi thuộc đối tượng theo qui định của BIDV, đồng thời hội đủ các điều kiện sau:

- Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; Trường hợp khách hàng đề nghị cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài phải thực hiện đúng theo qui định của pháp luật hiện hành và có phê duyệt của Tổng giám đốc.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

- Khách hàng phải mở tài khoản tại Chi nhánh để hạch toán số tiền giải ngân, thu nợ gốc, nợ lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

- Trường hợp khách hàng vay bằng ngoại tệ phải thỏa các điều kiện là thuộc đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ theo qui định của NHNN Việt Nam.

* Thời hạn cho vay:

Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, dự phòng lưu chuyển dòng tiền; thời hạn thu hồi vốn của dự án; khả năng trả nợ của khách hàng; thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; khả năng nguồn vốn của BIDVđể thỏa thuận thời hạn cấp tín dụng và trả nợ sao cho phù hợp.

* Lãi suất cho vay:

- Giám đốc Chi nhánh BIDV quyết định mức lãi suất cho vay và thỏa thuận với khách hàng trên cơ sở tự cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất HĐV, mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng, quan hệ khách hàng, cạnh tranh trên mặt bằng lãi suất thị trường tại địa bàn Chi nhánh đóng trụ sở nhưng không được thấp hơn mức lãi suất sàn và cao hơn mức lãi suất trần do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ;

Lãi suất cho vay tại BIDV được xác định dựa trên các yếu tố: chi phí vốn cho vay và mức lợi nhuận kỳ vọng. Trong đó, chi phí vốn cho vay bao gồm: chi phí HĐV, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản và chi phí hoạt động.

Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân đầu vào + Chi phí quản lý + Phần bù đắp rủi ro + Mức lợi nhuận dự kiến ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.2.2. Tóm tắt quy trình tín dụng của BIDV Mỹ Tho

Quy trình cho vay tại BIDV Mỹ Tho gồm các bước cụ thể sau:

*Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn:

- Phòng khách hàng bố trí nhân viên tín dụng hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn khách hàng. Nếu hồ sơ khách hàng đủ điều kiện thì ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ và giao hồ sơ cho lãnh đạo phòng nếu không đủ điều kiện vay thì từ chối và trả hồ sơ lại cho khách hàng.

- Lãnh đạo phòng khách hàngtổng hợp bàn giao hồ sơ vay vốn cho nhân viên tín dụngđể tiến hành thẩm định khoản vay.

* Thẩm định món vay:

- Nhân viên tín dụng tiến hànhthẩmđịnh tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, tính hiệu quả của dự án/phương án, tài sản đảm bảo cho món vay và sau đó lập tờ trình thẩm định để trình lãnh đạo.

- Căn cứ vào báo cáo thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)