Kếtquả kiểm định sự khác biệtvề đánh giá CLTD theohọc vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 74)

Chấtlượngtín dụng Tổng bình phương Bậc df Trung bình bình phương Kiểm định F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm ,849 3 ,283 1,661 ,178 Trong cùng nhóm 24,891 146 ,170 Tổng 25,740 149

Nguồn: số liệu điều tra và tính toán bằng SPSS

Kết quả bảng 2.18 cho thấy trong kiểm định F = 1,661, giá trị sig = 0.178> 0.05. Với mức ý nghĩa 5% chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, do đó có thể kết luận Không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng tín dụng theo học vấn. Cụ thể, căn cứ và cột TB bảng 2.20 có thể thấy chất lượng tín dụng theo trình độ học vấn khác nhau là tương đương nhau. Tuy nhiên khách có trình độ học vấn sau đại học đánh giá thấp hơn nhưng chênh lệch không đáng kể so với các trình độ khác.

Bảng 2. 19: Trung bình về về đánh giá chất lượng tín dụng theo học vấn Nhóm học vấn Số lượng TB Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung cấp - Cao đẳng 30 3,77 ,430 3 4 Đại học 81 3,84 ,369 3 4 Sau đại học 28 3,64 ,488 3 4 Khác 11 3,73 ,467 3 4 Total 150 3,78 ,416 3 4

Nguồn: số liệu điều tra và tính toán bằng SPSS

2.3.5.3. Kiểm định sự khác biệtvề đánh giá CLTD theotheo độ tuổi

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về đánh giá CLTD theođộ tuổi

H1: Có sự khác biệt vềđánh giá CLTD theođộ tuổi

Bảng 2. 20: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá CLTD theo độ tuổi

Chất lượng tín dụng Tổng bình phương Bậc df Trung bình bình phương Kiểm định F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 3,475 3 1,158 7,596 ,000 Trong cùng nhóm 22,265 146 ,153 Tổng 25,740 149

Nguồn: số liệu điều tra và tính toán bằng SPSS

Kết quả bảng 2.21 cho thấy trong kiểm định F = 7,596, giá trị sig = 0.000 < 0.05. Với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thuyết H0, do đó có thể kết luận có sự khác biệt về đánh giá chất lượng tín dụng theo độ tuổi. Cụ thể, căn cứ và cột TB bảng 2.22 có thể thấy chất lượng tín dụng theo độ tuổi khác nhau là khác nhau. Độ tuổi càng cao thì đánh giá chất lượng tín dụng càng thấp. Như vậy người càng lớn tuổi thì có vẻ khó tính hơn, tiêu chuẩn của họ đặt ra cũng cao hơn nên họ sẽ đánh giá chất lượng tín dụng thấp hơn là những người nhỏ tuổi và họ cũng là nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất nên nhà quản trị BIDV cần chú ý đến kết quả này để có những biện pháp nâng cao hơn nữa CLTD tại CN Mỹ Tho.

Bảng 2.21: Trung bình về đánh giá chất lượng tín dụng theo độ tuổi Nhóm tuổi Số Nhóm tuổi Số lượng TB Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Từ 18 đến dưới 25 tuổi 22 4,00 ,000 4 4 Từ 25 đến dưới 35 tuổi 24 3,96 ,204 3 4 Từ 35 đến dưới 50 tuổi 51 3,78 ,415 3 4 Từ 50 tuổi trở lên 53 3,60 ,494 3 4 Total 150 3,78 ,416 3 4

Nguồn: số liệu điều tra và tính toán bằng SPSS

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV MỸ THO 2.4.1. Những kết quả và hạn chế từ phía ngân hàng theo nguồn số liệu thứ cấp 2.4.1. Những kết quả và hạn chế từ phía ngân hàng theo nguồn số liệu thứ cấp 2.4.1.1. Kết quả đạt được

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm từ 98 – 99,5% trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Để đạt được kết quả đó, hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng cao qua các năm, góp phần làm tăng đáng kể thu nhập từ lãi vay tại Chi nhánh. Cụ thể dư nợ tăng từ 781 tỷ năm 2015 lên 1.499 tỷ đến 2017.

- Nợ xấu luôn được kiểm soát chặt chẽ và được xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại BIDV Mỹ Tho đã được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng.

- Chi nhánh đã chủ động kiểm soát được mức độ tăng trưởng tín dụng và thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng, phù hợp với định hướng xây dựng chính sách khách hàng của Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh đang xây dựng chương trình đánh giá chất lượng tín dụng nhằm phân loại và xếp hạng khách hàng, qua đó đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

- Chi nhánh đã áp dụng việc chấm điểm xếp hạng đối với toàn bộ khách hàng vay vốn, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng này đã phần nào phản ánh được chất lượng tín dụng của món vay để từ đó Chi nhánh có hướng quyết định đối với từng món vay trên cơ sở phòng ngừa và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

- Chi nhánh đã có sự thay đổi nhận thức về việc định giá khoản vay, thay đổi cách xác định lãi suất cho vay thay vì trước đây áp dụng theo phương thức lãi suất cố định trong suốt thời gian vay đối với khoản vay ngắn hạn

- Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng chung của ngành là dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tối đa

- Dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là nợ có đảm bảo bằng tài sản và luôn chiếm tỷ lệ rất cao từ trên 99%/Tổng dư nợ. Dư nợ không có tài sản đảm bảo

chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1%/Tổng dư nợ và đây là các khoản cho vay tín chấp lương cán bộ công nhân viên thông qua hình thức ủy nhiệm trích lương.

2.4.1.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV Mỹ Tho trong thời gian qua

Bên cạnh những mặt đạt được trong hoạt động tín dụng đã nêu ở trên trong thời gian qua, BIDV Mỹ Tho còn một số tồn tại sau:

- Công tác quản trị, điều hành và định hướng trong hoạt động tín dụng của ban lãnh đạo Chi nhánh trong thời gian qua chưa thật sự sát xao và chặt chẽ, nhất là công tác chỉ đạo đối với các PGD trực thuộc.

- Thời gian qua do áp lực tăng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gây gắt nên đôi khi Chi nhánh còn áp dụng chính sách thẩm định cho vay thoáng, chưa thật sự chặt chẽ và có chất lượng. Cho vay chủ yếu dựa giá trị tài sản đảm bảo để xác định mức vay, không xem xét, phân tích kỹ nhu cầu vốn của phương án sản xuất, khả năng hoàn trả của khách hàng nên đã phát sinh NQH, nợ xấu trong từng giai đoạn nhất định.

- Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay của Chi nhánh trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ kinh doanh chưa đánh giá hết được vai trò và tầm quan trọng của công tác này. Việc kiểm tra, giám sát vốn vay không thường xuyên và kịp thời theo qui định, có nhiều khoản vay từ lúc giải ngân đến khi khách hàng tất toán nợ mà ngân hàng vẫn chưa đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay hoặc có kiểm tra cũng chỉ ở mức thật sơ sài, chiếu lệ nên không thu thập được những thông tin hữu ích từ khách hàng nhằm giúp ngân hàng ngăn ngừa và sớm phát hiện những dấu hiệu rủi ro phát sinh nợ xấu của món vay.

- Hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ của Chi nhánh chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức nên nhân sự còn mỏng không phát huy hết vai trò của công tác này - Trong giai đoạn gần đây Chi nhánh đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và kết quả là cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát NQH, nợ xấu. Tuy nhiên về mặt tuyệt đối thì số dư NQH, nợ xấu cũng còn cao làm tăng số tiền trích dự phòng rủi ro và nợ lãi ngoại bảng cũng cao không

những làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của BIDV Mỹ Tho.

- Vấn đề con người làm công tác tín dụng hiện nay của Chi nhánh cũng là một mối quan tâm vì phần lớn nhân viên kinh doanh của Chi nhánh còn rất trẻ, vừa mới ra trường, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, khả năng nắm bắt cơ chế, chính sách còn chậm, xử lý tình huống còn hạn chế. Đây là điểm yếu rất đáng lo ngại vì nhân viên kinh doanh là đội ngũ tiên phong góp phần tạo nên chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

- Một số qui định pháp lý chưa thống nhất và chặt chẽ trong hoạt động tín dụng với giao dịch dân sự. Pháp luật qui định cho các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng thực tế ngân hàng không thể chủ động xử lý phần tài sản đảm bảo này nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Tài sản đảm bảo chỉ được đưa ra bán đấu giá khi có sự đồng ý của chủ sở hữu và các thành viên đồng sở hữu tài sản (nếu có). Do đó, muốn xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng vay chỉ có khởi kiện ra tòa án và thông qua thi hành án tiến hành bán đấu giá tài sản. Mà hiện nay công tác thi hành án đang gặp nhiều khó khăn do các quy định pháp luật về công tác thi hành án chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, riêng công tác thi hành án cho ngành ngân hàng ở Tiền Giang các năm qua luôn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ án được thi hành thấp do chưa có sự quyết liệt của cơ quan thi hành án trong việc thi hành các án của ngành ngân hàng, đặc biệt là các qui định bất cập về giá đất nông nghiệp ở một số khu vực làm cho giá đất qui định của Nhà nước cao hơn giá bán ngoài thị trường nên tài sản kê biên không bán được.

- Mức phán quyết của Chi nhánh và PGD được hội sở giao quá thấp gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh và khai thác các khách hàng lớn, tiềm năng.

- Việc hạn chế đối tượng được tham gia bảo lãnh vay vốn cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh và mở rộng qui mô kinh doanh của Chi nhánh.

2.4.2. Những kết quả và hạn chế về chất lượng tín dụng theo đánh giá của khách hàng khách hàng

Nguồn: xử lý từ SPSS

Biểu đồ 2.8: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố CLTD

Theo đánh giá của khách hàng thì yếu tố Hình ảnh và trách nhiệm xã hội được đánh giá cao nhất với mức trung bình là 3,940 đây là mức tương đối cao điều này cho thấy BIDV có mối quan hệ tốt với các Ngân hàng khác và Ngân hàng nhà nước, Uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường được tin tưởng và hơn nữa Ngân hàng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với người lao động, cộng đồng và chính quyền tại địa phương.

Yếu tố được đánh giá cao thứ hai là “quá trình” với trung bình là 3.8500 đây cũng là mức tương đối cao, điều này cho thấy khách hàng đánh giá tốt quá trình thực hiện nghiệp vụ của của ngân hàng, trong đó bao gồm thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt, nhân viên luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, nhân viên có kiến thức tốt về yêu cầu và nhu cầu của khách hàng và hơn nữa Ngân hàng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong dịch vụ khách hàng.

Yếu tố thứ ba là “quản lý” được đánh giá trung bình 3,7907 điều này cho thấy khách hàng khá hài lòng về quy trình quản lý của ngân hàng, trong đó bao gồm

Ngân hàng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, Hiệu quả quản lý và điều hànhcông việc của ngân hàng cao, Kiến thức, kỹ năng và trình độ của nhà quản lý, điều hành trong ngân hàng cao, bao gồm cả khả năng xử lý sự cố, Ngân hàng thấu hiểu được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng có sự phản hồi tốt từ phía khách hàng. Tuy nhiên việc cải thiện quá trình quản lý, điều hành công việc hướng đến lợi ích khách hàng là cao nhất chưa được cải thiện thường xuyên.

Ngoài sự đánh giá cao của khách hàng về 3 yếu tố kể trên thì kết quả và nguồn lực chưa được đánh giá cao, mức đánh giá trung bình khoảng 3,5, điều này cho thấy hai yếu tố này chưa thật sự tốt. Một vấn đề đáng chú ý nữa “kết quả” lại là yếu tố tác động mạnh nhất đến CLTD theo phân tích hồi quy bên trên. Do đó ngân hàng cần phải chú ý hơn nữa để là tốt kết quả của hoạt động tín dụng, trong đó bao gồm Tốc độ thực hiện dịch vụ tín dụng của ngân hàng chưa thật sự nhanh chóng, Ngân hàng luôn cung cấp dịch vụ một cách đáng tin cậy, Ngân hàng luôn cung cấp dịch vụ một cách nhất quán, Ngân hàng luôn đảm bảo an toàn khi giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng, Ngân hàng chưa đảm bảo độ chính xác chứng, Phương thức cho vay của ngân hàng chưa đa dạng, linh hoạt và luôn sẵn có, các quy định của ngân hàng về tín dụng còn khá cứng nhắc và hơn nữa Lãi suất và phí dịch vụ của ngân hàng chưa thật sự cạnh tranh với các ngân hàng khác.

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh cần phải phân tích một cách thấu đáo nguyên nhân đã làm phát sinh rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Hoạt động tín dụng của các NHTM gắn liền với sự vận động của nền kinh tế do đó có nhiều nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng, riêng ở BIDV MỸ Tho có thể do một số nguyên nhân chính sau:

* Những nguyên nhân khách quan:

Hoạt động tín dụng của các NHTM là hoạt động tài chính trung gian thông qua các doanh nghiệp, do đó hoạt động ngân hàng chịu chi phối rất lớn của môi trường kinh tế và môi trường pháp lý. Cụ thể như sau:

- Tiền Giang là một tỉnh có ngành nông, thủy hải sản chiếm tỷ trọng khá cao, thường xuyên gánh chịu thiên tai, lũ lụt, mất mùa, biến động về giá nông sản,… đây là nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM và khách hàng vay nên làm tăng nợ xấu.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có những điều chỉnh làm biến động môi trường kinh tế gây xáo trộn những dự báo trong kế hoạch kinh doanh của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không theo kịp nên bị động dẫn đến kinh doanh thua lỗ không đủ khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.

- Cơ chế tiền lương đối với cán bộ ngân hàng còn mang tính bình quân, việc giao đơn giá tiền lương cho các NHTM chưa hợp lý, mang tính cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả kinh doanh. Chưa xây dựng cơ chế lương, phụ cấp, khen thưởng để kích thích cán bộ làm công tác tín dụng, cơ chế này chưa mang tính khuyến khích vật chất thực sự gắn với trách nhiệm và chất lượng tín dụng, chưa là động lực để người lao động phấn đấu hết mình vì công việc, đúng như bản chất của tiền lương.

- Nhiệm vụ của các NHTM còn gắn liền với mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương nên các NHTM chưa thực sự chủ động hoàn toàn trong kinh doanh, còn ít nhiều chịu ảnh hưởng tác động của chính quyền địa phương và các đơn vị quản lý hành chính đối với các quyết định kinh doanh của các NHTM.

* Những nguyên nhân chủ quan:

- Dư nợ tín dụng của các NHTM chiếm một tỷ trong rất lớn trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Đồng thời các NHTM cũng chính là người cho vay toàn bộ các DNNN trên địa bàn, trong khi đó các DNNN phần lớn thường làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, nguồn vốn tự có ít, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)