Kết quả phân tích biến đổi cấu trúc mô học trên cá chim vây vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 40 - 46)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Kết quả phân tích biến đổi cấu trúc mô học trên cá chim vây vàng

Kết quả tiến hành phân tích sự biến đổi cấu trúc của 217 mẫu mô bao gồm mô gan, mô thận, mô ruột, mô não, mô mắt, mô cơ, mô mang của cá chim vây vàng nuôi lồng trong vụ nuôi được thu mẫu 5 đợt thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích biển đổi cấu trúc mô bệnh cá Chim vây vàng

STT Cơ quan phân tích

Số mẫu kiểm tra

Biến đổi mô học Tần suất

bắt gặp

1 Gan 31 Mẫu gan bình thường 31

2 Thận 31 Ống thận có hiện tượng bị teo 1

Thận bình thường 30

3 Não 31 Não có hiện tượng bị xuất huyết 3

4 Mắt 31 Mắt bình thường 31

5 Mang 31 Mang có hiện tượng bị kết dính, teo cụt 10 Nhiễm bào nang ký sinh trùng 1 6 Ruột 31 Lớp tế bào nhung ruột bị bong tróc, hoại

tử, có hiện tượng bị viêm

4

Mô mang

Mang cá có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí, bài tiết ( CO2, NH3 và Ure) cân bằng acid bazo, điều tiết ion và điều hòa áp suất thẩm thấu (Steve and piere, 1993; David et al., 1999). Vòm mang được cấu tạo từ nhiều cung mang mỗi cung mang gồm các sợi mang sơ cấp xếp thành 2 hàng trên sợi sơ cấp có nhiều sợi mang thứ cấp. Mang cá có hiện tượng các tế bào biểu mô bị teo gây kết dính ở các sợi mang thứ cấp, hoặc mất cấu trúc phiến mang. Kích thước các tế bào biểu mô dày lên, sợi mang thứ cấp ngăn lại bị thoái hóa hoại tử. Trên tơ mang có bào nang của ký sinh trùng. Mang cá bị tổn thương sẽ làm rối loạn chức năng hô hấp, bài tiết cá, cùng với tác nhân gây bệnh sẽ làm cá chết nhanh.

Hình 4.4. Biến đổi bệnh lý ở mang cá Chim vây vàng

a. Ảnh mô mang cá khỏe(nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

b. Sợi mang thứ cấp bị teo kết dính hoại tử (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X) c. Ảnh mô mang có chứa bào nang kí sinh trùng (nhuộm H&E, độ phóng đại

400X)

a

Mô gan

Gan cá đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa và dự trữ glycogen, là nơi thải độc cho cơ thể và sản suất ra kháng thể đồng thời cũng là nơi tiết ra dịch mật, một dịch thể trong quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, gan cá còn đảm nhiệm việc tạo máu khi cá còn nhỏ ( Hibiya, 1982). Kết quả quan sát mô gan của cá cho thấy 100% mẫu gan bình thường không có biến đổi gì về cấu trúc không xuất hiện không bào. Trong các mẫu kiểm tra thì kết luận được cá không bị nhiễm iridovirus bệnh cá ngủ thường xảy ra trên cá biển nuổi lồng

Hình 4.5. Biển đổi bệnh lý ở gan cá Chim vây vàng

Ảnh mô gan bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Mô thận

Thận là 1 trong nhưng cơ quan nhạy cảm với tác nhân gây bệnh vì đây là cơ quan tạo máu và là cơ quan bài tiết chủ yếu của cá. Trong các mẫu kiểm tra chỉ có 1 tiêu bản mô thận biến đổi cấu trúc có hiện tượng bị teo.

Hình 4.6. Biến đổi bệnh lý ở thận cá Chim vây vàng

Mô ruột

Ruột là phần rất quan trọng trong sự tiêu hóa thức ăn của cá vì ở đây các quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn tất và những sản phẩm cuối cùng của thức ăn được hấp thụ. Ruột tiết ra men tiêu hóa thức ăn và tiếp nhận men tiêu hóa từ các tuyến tiêu hóa chuyển đến. Ruột còn là cơ quan hô hấp phụ khi môi trương thiếu oxi. Trong 31 mẫu kiểm tra phát hiện ra ruột có hiện tượng các tế bào biểu mô bị bong tróc ra khỏi cấu trúc, mô ruột bị hoại tử có ổ viêm. Việc ruột bị tổn thưởng ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn của cá dẫn đến chết cá.

Hình 4.7. Biến đổi bệnh lý ở ruột cá Chim vây vàng

a. Mô học của mô ruột bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400x)

b. Mô học của mô ruột bị bong tróc, teo (nhuộm H&E, độ phóng đại 400x)

c. Mô ruột bị hoại tử có ổ viêm (nhuộm H&E, độ phóng đại 1000x) a

Mô cơ

Kết quả phân tích cho thấy 100% mẫu mô cơ không ghi nhận sự biến đổi bất thường về cấu trúc có thể do cấu trúc khá chắc chắn không giữa vai trò trong quá trình tạo máu nên ít bị ảnh hưởng (Hybiya, 1982).

Hình 4.8. Biến đổi bệnh lý ở cơ cá Chim vây vàng

Ảnh mô cơ bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Mô não

Kết quả phân tích mô não cho thấy não chỉ có hiện tượng xuất huyết nhẹ không phát hiện ra các không bào nào trên mô não.

Hình 4.9. Biến đổi bệnh lý ở não cá Chim vây vàng

a. Ảnh mô não bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

b. Não cá hiện tượng xuất huyết nhẹ (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Mô mắt

Quan sát mô mắt 100% tiêu bản bình thường không có biến đổi cấu trúc không phát hiện có sự xuất hiện của không bào.

Hình 4.10. Biến đổi bệnh lý ở mắt cá Chim vây vàng

Ảnh mô mắt bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Các không bào chính là do virus xâm nhập gây lên sự phá hủy các tế bào thần kinh trong não, mắt dẫn đến cá mất định hướng, không bắt được mồi và tử vong. Nhưng qua kết quả phân tích mô não, mô mắt ta kết luận được không có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN lên cá.

Như vậy, trên các cơ quan kiểm tra ở cá Chim vây vàng các tổn thương phổ biến chủ yếu ở mô mang, các tế bao biểu mô teo lại gây kết dính sợi mang thoái hóa dẫn đến hoại tử có một tiêu bản có bào nang kí sinh trùng. Cơ quan nội tạng ít bị biến đổi 100% mẫu mô gan bình thường, 1/31 mẫu thận có hiện tượng ống thận bị teo, mô ruột có hiện tượng bị bong tróc, hoại tử có ổ viêm. Mô não có hiện tượng xuất huyết nhẹ, mô mắt bình thường không có biến đổi cấu trúc không phát hiện ra có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN và IRDO trên cá.

Sự biến đổi cấu trúc mô cá được ví như chỉ thị sinh học để đánh giá sự thay đổi hay ô nhiễm hệ sinh thái các thuỷ vực (Bernet et al., 1999). Sự tiếp xúc của cá đối với các chất gây ô nhiễm hoá học thường dẫn đến sự tổn thương của các

cơ quan khác nhau, đặc biệt là mang và gan (Liebel và ctv, 2013). Theo Ayas et al., (2007) gan là cơ quan quan trọng của cá vì nó liên quan đến quá trình trao đổi chất và cơ chế giải độc, trong khi mang là cơ quan hô hấp của cá, liên quan trực tiếp đến sự trao đổi khí và điều chỉnh thẩm thấu. Sự thay đổi hình thái của mang là chỉ thị sinh học đối với sự tác động cấp tính hoặc mãn tính của độc chất hoá học có trong nước và trầm tích (Tkatcheva et al., 2004). Như vậy sự biến đổi của một số cơ quan cá quan sát được trong nghiên cứu này là một phần nào cũng do sự tác động của môi trường nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)