Biến đổi bệnh lý ở não cá Chim vây vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 44)

a. Ảnh mô não bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

b. Não cá hiện tượng xuất huyết nhẹ (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Mô mắt

Quan sát mô mắt 100% tiêu bản bình thường không có biến đổi cấu trúc không phát hiện có sự xuất hiện của không bào.

Hình 4.10. Biến đổi bệnh lý ở mắt cá Chim vây vàng

Ảnh mô mắt bình thường (nhuộm H&E, độ phóng đại 400X)

Các không bào chính là do virus xâm nhập gây lên sự phá hủy các tế bào thần kinh trong não, mắt dẫn đến cá mất định hướng, không bắt được mồi và tử vong. Nhưng qua kết quả phân tích mô não, mô mắt ta kết luận được không có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN lên cá.

Như vậy, trên các cơ quan kiểm tra ở cá Chim vây vàng các tổn thương phổ biến chủ yếu ở mô mang, các tế bao biểu mô teo lại gây kết dính sợi mang thoái hóa dẫn đến hoại tử có một tiêu bản có bào nang kí sinh trùng. Cơ quan nội tạng ít bị biến đổi 100% mẫu mô gan bình thường, 1/31 mẫu thận có hiện tượng ống thận bị teo, mô ruột có hiện tượng bị bong tróc, hoại tử có ổ viêm. Mô não có hiện tượng xuất huyết nhẹ, mô mắt bình thường không có biến đổi cấu trúc không phát hiện ra có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN và IRDO trên cá.

Sự biến đổi cấu trúc mô cá được ví như chỉ thị sinh học để đánh giá sự thay đổi hay ô nhiễm hệ sinh thái các thuỷ vực (Bernet et al., 1999). Sự tiếp xúc của cá đối với các chất gây ô nhiễm hoá học thường dẫn đến sự tổn thương của các

cơ quan khác nhau, đặc biệt là mang và gan (Liebel và ctv, 2013). Theo Ayas et al., (2007) gan là cơ quan quan trọng của cá vì nó liên quan đến quá trình trao đổi chất và cơ chế giải độc, trong khi mang là cơ quan hô hấp của cá, liên quan trực tiếp đến sự trao đổi khí và điều chỉnh thẩm thấu. Sự thay đổi hình thái của mang là chỉ thị sinh học đối với sự tác động cấp tính hoặc mãn tính của độc chất hoá học có trong nước và trầm tích (Tkatcheva et al., 2004). Như vậy sự biến đổi của một số cơ quan cá quan sát được trong nghiên cứu này là một phần nào cũng do sự tác động của môi trường nước.

4.6. Biện pháp phòng và trị bệnh cho cá Chim vây vàng

Biện pháp phòng bệnh gia tăng tỷ lệ sống cho cá nuôi:

 Bố trí lồng nuôi trong trang trại hợp lý, mật độ thả nuôi có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ sống, tốc độ phát triển cá cần thả với mật độ tối ưu theo kích cỡ cá, không thả mật độ quá đông.

 Kiểm tra con giống đảm bảo không nhiễm bệnh trước khi thả nuôi.

 Cách ly các lồng nuôi cá có sử dụng thức ăn tươi sống với các lồng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh.

 Định kỳ bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá.

 Đặc tính của cá Chim luôn luôn bơi lội không ngừng nghỉ, cho nên ta cần chọn địa điểm thích hợp: là nơi có dòng chảy ổn định theo thủy triều, tránh dòng nước quẩn. Lúc đó ôxy tăng, độ trong ổn định, tảo độc không thể nở hoa; sứa cũng sẽ trôi qua tạo môi trường tốt cho cá, cá sẽ khỏe hơn, tỷ lệ sống của cá tăng.

 Cá Chim vây vàng là loài hay nhiễm ký sinh trùng ở giai đoạn cá giống nên cần định kỳ kiểm tra để tắm nước ngọt (2 lần/tháng, thời gian xuất hiện nhiều từ tháng 12 - tháng 5).

 Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết.

Biện pháp trị bệnh:

Bệnh ký sinh trùng (Sán lá đơn chủ):

Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh cá Chim vụ nuôi 2016 cho thấy bệnh nguy hiểm nhất đối với cá là do ký sinh trùng gây ra. Đối với bệnh do ký

sinh trùng thì không dùng thuốc kháng sinh mà chủ yếu dùng hóa chất khử trùng để phòng trị. Đối với bệnh sán lá đơn chủ việc trị bệnh gặp nhiều khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt được sán lá đơn chủ ở giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết.

Khi cá bị nhiễm sán lá đơn chủ, sử dụng nước ngọt tắm cho cá kết hợp với Oxytetracycline (75mg/lít) trong thời gian 3-5 phút. Trong quá trình tắm sục khí và theo dõi cá, quá trình tắm cá được nhắc lại sau 5 ngày.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

 Trong thời gian nghiên cứu đã xác định hai loài KST gây bệnh trên cá chim, đó là bệnh do sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. và bệnh do trùng miệng lệch Brooklynella sp. Bệnh xảy ra ở giai đoạn cá giống và cá nuôi thương phẩm làm cá chết rải rác đến hàng loạt.

 Sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. là 1 trong những tác nhân gây chết cá chim vây vàng ở giai đoạn giống với biểu hiện như bơi tách đàn, cụt vây đuôi, màu sắc cá không bình thường.Tỷ lệ chết lên đến 18-20%. Khi cá bị nhiễm sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. ta sử dụng nước ngọt tắm cho cá kết hợp với Oxytetracycline (75mg/lít) trong thời gian 3-5 phút. Trong quá trình tắm sục khí và theo dõi cá, quá trình tắm cá được nhắc lại sau 5 ngày. Kết quả thu được cá đã ngừng chết và phục hồi, phát triển bình thường.

 Trong nghiên cứu phát hiện thấy sự có mặt của 6 loài vi khuẩn Vibrio mytili, Vibrio alginolyticus, Photobacterium damselae, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio vulnificus ở một số kiểm tra tuy nhiên với tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp thể hiện chúng chỉ là tác nhân cơ hội. Vi khuẩn V. alginolyticus là loài có tỷ lệ nhiễm bắt gặp cao hơn so với các loài khác, tuy nhiên kết quả gây nhiễm ngược xác định V. alginolyticus không phải tác nhân gây cá chim vây vàng nuôi chết.

 Kiểm tra mô bệnh không có biến đổi mô bệnh học nào đặc biệt. Các tổn thương phổ biến chủ yếu ở mô mang, mô ruột. Không có biến đổi cấu trúc mô bệnh nào phát hiện ra có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN và IRDO trên cá.

5.2. Kiến nghị

 Để xác định rõ về tác nhân gây bệnh trên cá Chim vây vàng của vụ nuôi ta cần: Tiếp tục triển khai việc thu mẫu để phân tích, tiến hành thu mẫu kéo dài trong vài vụ nuôi để có kết luận chính xác nhất.

 Khuyến cáo người nuôi: kiểm soát tốt chất lượng cá giống trước khi thả nuôi, tắm cho cá bằng nước ngọt 10-20 phút trước khi thả nuôi để loại bỏ tác nhân gây bệnh là sán lá đơn chủ thường gây bệnh ở giai đoạn cá giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

1. Alcaide, E., Gil-Sanz C., Sanjuan E., Esteve D., Amaro C. and Silveria L. (2003). Vibrio harveyi cause disease in Cobia. Journal of Fish Disease, 24: 211-313. 2. Amal, M.N.A., Zamri-Saad, M., Siti-Zahrah, A., Zulkafli, A.R. and Nur-Nazifah,

M. (2013), Molecular characterization ofStreptococcus agalactiae strains isolated from fishes in Malaysia. J Appl Microbiol, 115: 20–29. doi:10.1111/jam.12210 3. Andrew, D.E, S.C., Lenore, E.G., Arnold, (1995). Standard Methods for the

Examination of Water and Wastewater (19th Edition). American Public Health Association (APHA).

4. Arthur, J.R. and K. Ogawa. (1996). A brief overview of disease problems in the culture of marine finfishes in east and Southeast Asia, pp. 9-31. In: KL Main and C Rosenfeld (eds): Aquaculture Health Management Strategies for Marine Fishes, Proceedings of a Workshop in Honolulu, Hawaii, October 9-13, 1995. The Oceanic Institute, Hawaii.

5. Austin, B. and Austin D.A. (1999). Bacterial Fish Pathogens: Disease of farmed and wild fish Prasix Publishing, Chichester, UK.

6. Ayas, Z., Ekmakci, G., Ozmen, M. and Yerli, S.V. (2007). Histopathological changes in the livers and kidneys of fish in Sariyar reservoir, Turkey. Environ. Toxicol. Pharmacol, 23(2): 242-249.

7. BERG, A. S. (1993). Sub-acute effects of oxygen drops in landbased fish farms.

Fish Farming Technology, 375.

8. Bernet D., Schmidt H., Meier W., Burkhardt-Holm P., Wahli T. (1999). Histopathology in fish: proposal for a protocol to assess aquatic pollution. J. Fish Dis., 22: 25-34.

9. Bucher, F. and Hofer, R. (1993). Histopathological effects of sublethal exposureto phenol on two variously pre-stressed populations of Bullhead (Cottusg obio L.) Bull. Environ. Contam. Toxicol. 51: 309 - 316.

10. Carpenter, K. E., Niem, V. H., Norsk utviklingshjelp. (1998). South Pacific Forum Fisheries Agency. and Food and Agriculture Organization of the United Nations. The living marine resources of the Western Central Pacific. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, pp. v. <1-4 >.

11. Cheng, S.C. (1990). Reports on the artificial propagation of pompano (Trachinotus blochii). Fish World 4: 140-146.

12. Chua, T., Loo, J.J., Wee, J.Y. and Ng, M. (1993). Findings from a fish disease survey: An overview of the marine fish disease situation in Singapore. Singapore J. Pri. Ind. 2: 26-37.

13. Chinabut, S. (1996). Summary on diseases of economic marine fish cultured in Thailand. Proceedings of a Regional Workshop on Sustainable Aquaculture of Grouper and Coral Reef Fishes, December 1996, Sabah (in press).

14. David H. Evans, Peter M. Piermarini and W.T.W. Potts, (1999). Ionic Transport in the Fish Gill Epithelium. Journal of Experimental Zoology. 283:641-652. 15. Dhayanithi, N. B.; Kumar, T. T. A.; Kathiresan, K., (2010). Effect of neem extract

against the bacteria isolated from marine fish. J. Env. Biol., 31 (4): 409-412 16. Do Thi Hoa and Phan Van Ut, (2007). Monogenean disease in cultured grouper

(Epinephelus spp.) and snapper (Lutjanus argentimaculatus) in Khanh Hoa province, Vietnam

17. Edward, J.N., (2010). Fish disease: Diagnosis and treatment. Wiley-Blackwell. 519p.

18. Egidius, 1987. E. Egidius, Vibriosis: pathogenicity and pathology. A review. Aquaculture 67 (1987), pp. 15–28

19. Eldar A, Perl S, Frelier PF, Bercovier H (1999). Red drum Sciaenops ocellatus mortalities associated with Streptococcus iniae infection. Dis. Aquat. Org., 36: 121–127.

20. ELLIS, T., NORTH, B., SCOTT, A., BROMAGE, N., PORTER, M. & GADD, D. (2002). The relationships between stocking density and welfare in farmed rainbow trout. Journal of Fish Biology, 61, 493-531.

21. Frerichs, G. N. and S. D. Millar. (1993). Mannual for the isolation and indentification of fish bacterial pathogens. Institute of Aquaculture, University of Stirling, Scotland. 60pp

22. GUINEA, J. & FERNANDEZ, F. (1997). Effect of feeding frequency, feeding level and temperature on energy metabolism in Sparus aurata. Aquaculture, 148, 125-142.

23. Hjeltnes and Roberts, (1993) B. Hjeltnes and R.J. Roberts, Vibriosis. In: V. Inglis, R.J. Roberts and N.R. Bromage, Editors, Bacterial Diseases of Fish, The University Press, Cambridge (1993), pp. 109–122.

24. Hybiya, T. (1982). An atlas of fish histology (Normal and Pathologycal features). College of Agriculture and Veterinary Medicine, Nihon University, Tokyo, Japan, 147pp.

25. Juniyanto N. M., Akbar S. and Zakimin, (2008). Breeding and seed production of silver pompano (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) at the Mariculture

Development Center of Batam. Aquaculture Áia Magazine, Vol. XIII No. 2 April – June 2008, 46 – 48.

26. Ishimaru, K., Akagawa-Matsushita, M. and Muroga, K. (1996) Vibrio ichthyoentery sp.nov, a pathogen of Japanese Flounder (Paralichthys olivaceus) larvae. International Journal of Systematic Bacteriology 46, 155-159.

27. Kanchanakhan, S. (1996). Diseases of cultured grouper. Aquaticanimal Health Research Institute Newsletter, Bangkok, Thailand, 2: 3-4.

28. KAZAKOV, R. & KHALYAPINA, L. (1981). Oxygen consumption of adult Atlantic salmon (Salmo salar L.) males and females in fish culture. Aquaculture,

25, 289-292.

29. KINDSCHI, G. A. & KOBY JR, R. F. (1994). Performance and oxygen consumption of Snake River cutthroat trout reared at four densities with supplemental oxygen. The Progressive Fish-Culturist, 56, 13-18.

30. KUTTY, M. & SAUNDERS, R. (1973). Swimming performance of young Atlantic salmon (Salmo salar) as affected by reduced ambient oxygen concentration. Journal of the Fisheries Board of Canada, 30, 223-227.

31. Labrie, L., J. NG, Z. Tan, C. Komar, E. Ho and L. Grisez (2008). Nocardial infections in fish: an emerging problem in both freshwater and marine aquaculture systems in Asia. Diseases in Asian Aquaculture VI, 297-312.

32. Leong, TS. (1994). Parasites and disease of cultured marine finfishes in South East Asia. School of Bilogical Sciences, Universiti Sains Malaysia, Penang, Malaysia, 25pp.

33. Leong, TS. And S.Y. Wong. (1990). Parasites of healthy and diseased juvenile grouper (Epinephelus malabaricus (Bloch and Schneider) and seabass (Lates calcarifer (Bloch) in floating cages in Penang, Malaysia. Asian Fish. Sci. 3: 3199- 327.

34. Leong, T.S., Tan, Z. and Wilkiam J.E. (2006). Focus on disease management. AQUA culture AsiaPacific magazine. January/February 2006.

35. Lee Seong Wei, Najiah Musa, Wee Wendy “Bacteria associated with golden pompano (Trachinotus blochii) broodstock from commercial hatchery in Malaysia with emphasis on their antibiotic and heavy metal resistances” Front. Agric. China 2010, application in the identification of Nocardia seriolae by polymerase chain reaction. Aquaculture Res. 33: 1195-1197

36. Liebel, S., Tomotake M.E.M, and Ribeiro C.A.O. (2013). Fish histopathology as biomarkers to evaluate water quality. Ecotoxical. Environ. Contam, 8(2): 9-15.

37. Lightner, D.V (1996) A Handbook of Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases fo Penaeid Shrimp. Tucson, AZ: Department of Veterinary Science, University of Arizona

38. Liu, P.C., Lin J.Y., Hsiao P.T. and Lee K.K. (2004). Isolation and characterization of pathogenic Vibrio alginolyticus from diseased cobia Rachycentron canadum, J. Basic Microbiol. 44: 23–28.

39. Lom, J and I. Dykova. (1992). Protozoan parasite of fish. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, Vol. 26. Elsevier, Amsterdam 1992, 315 pp 40. Margollis, L.G.W., J.C. Holmes, A.M. Kuris and G.A. Schad. (1982). The use of

ecological terms in parasitology (Report of an ad hoc committee of the American Society of Parasitologists). Journal of Parasitology 68(1):131-133 pp.

41. Nagasawa, K. and Cruz-Lacierda, E.R., (2004). Diseases of cultured groupers. Iloilo, Philippines: Southeast Asian Fisheries Development Center, Aquaculture Department.

42. Rajan, J.P.R., Lopez C., Lin J.H.Y. and Yang H.L. (2001). Vibrio alginolyticus infection in cobia (Rachycentron canadum) cultured in Taiwan. Bull. Eur. Assoc. Fish Pathol. , 21: 228–234

43. Saksida SM. (2006). Infectious haematopoietic necrosis epidemic (2001-2003) in farmed Atlantic salmon Salmo salar in British Columbia. Dis. Aquat. Org. 72:213-23

44. Somga JR, Somga S and Reantaso MB, (2000). Impact of health problems in small-scale grouper culture in the Philippine. Proceedings of the Asian Regioal Scoping Workshop on Primary Aquatic Animal Health Care for Small Scale Rural Aquaculture, Dhaka, Bangladesh September 1999.

45. Steve, F.P. and L. Pierre Laurent. (1993). Environmental effects on fish gill structure and function. Fish Ecophysiology Chapman & Hall Fish and Fisheries Series. Volume 9:231-264.

46. Tkatcheva, V., Hyvarinen, H., Kukkonen, J., Ryzhkov, L.P. and Holopainen, I.J. (2004). Toxic effects of mining effluents on fish gills in a subarctic lake system in NW Russia. Ecotoxicol. Environ. Saf, 57:278-289. http://dx.doi.org/10.1016/S0147-6513(03)00079-4.

47. VAN RAAIJ, M. T., PIT, D. S., BALM, P. H., STEFFENS, A. B. & VAN DEN THILLART, G. E. (1996). Behavioral strategy and the physiological stress response in rainbow trout exposed to severe hypoxia. Hormones and Behavior,

30, 85-92.

Tiếng Việt:

48. Th.S Nguyễn Quang Chương (2014). “phòng trị bệnh cá chim vây vàng”. Thủy Sản Việt Nam

49. Nguyễn Thị Thùy Giang, Dương Văn Quý Bình và Đỗ Thị Hòa (2010). Nghiên cứu bước đầu về bệnh đốm trắng nội tạng ở cá Chim vây vàng. Tạp chí khoa học và công nghệ Thủy sản, số 4/2010.

50. Nguyễn Mạnh Hà (2010). Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu lựa chọn một số loại thức ăn nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng (Trachinotus

blochii)trong lồng tại vùng biển Quảng Ninh. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

51. Trương Thị Hoa, Trần Quang Khánh Vân, Trần Nam Hà, Nguyễn Đức Quỳnh Anh (2012). Nghiên cứu một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra trên cá Chẽm Lates calcarifer nuôi tại Thừa Thiên Huế và Biện pháp phòng trị bệnh. Tạp chí Khoa học Đại học Huế T75, S.6 (2012).

52. Đỗ Thị Hòa, Phan Văn Út, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ (2008): Những bệnh thường gặp trên cá biển nuôi tại Khánh Hòa. Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ. 02/2008. P.16-24.

53. Nguyễn Thị Thu Hiền (2016). Xác định nguyên nhân chính gây chết cá biển nuôi giai đoạn thương phẩm và các giải pháp tăng tỷ lệ sống của một số loài cá biển nuôi quy mô công nghiệp. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học (2014- 2016). Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I.

54. Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 360 trang. 55. Vương Xuân Lâm, Thiệu Lực Vương, Nhất Nông…(2003). Đặc điểm sinh học

một số loài cá biển. Trường Đại học Trạm Giang - Trung Quốc. Tài liệu dịch

56. Nguyễn Hữu Phụng và Đỗ Thị Như Nhung (1995). Danh mục cá biển Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, viện Hải Dương học Nha Trang. 57. Hoàng Kim Quỳnh và Đặng Thúy Bình (2010). Phân loại một số loài sán lá đơn

chủ (Monogenea) thuộc giống Pseudorhabdosynochus ký sinh trên cá Mú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)