Biện pháp phòng và trị bệnh cho cá Chim vây vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 46 - 48)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6. Biện pháp phòng và trị bệnh cho cá Chim vây vàng

Biện pháp phòng bệnh gia tăng tỷ lệ sống cho cá nuôi:

 Bố trí lồng nuôi trong trang trại hợp lý, mật độ thả nuôi có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ sống, tốc độ phát triển cá cần thả với mật độ tối ưu theo kích cỡ cá, không thả mật độ quá đông.

 Kiểm tra con giống đảm bảo không nhiễm bệnh trước khi thả nuôi.

 Cách ly các lồng nuôi cá có sử dụng thức ăn tươi sống với các lồng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh.

 Định kỳ bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá.

 Đặc tính của cá Chim luôn luôn bơi lội không ngừng nghỉ, cho nên ta cần chọn địa điểm thích hợp: là nơi có dòng chảy ổn định theo thủy triều, tránh dòng nước quẩn. Lúc đó ôxy tăng, độ trong ổn định, tảo độc không thể nở hoa; sứa cũng sẽ trôi qua tạo môi trường tốt cho cá, cá sẽ khỏe hơn, tỷ lệ sống của cá tăng.

 Cá Chim vây vàng là loài hay nhiễm ký sinh trùng ở giai đoạn cá giống nên cần định kỳ kiểm tra để tắm nước ngọt (2 lần/tháng, thời gian xuất hiện nhiều từ tháng 12 - tháng 5).

 Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết.

Biện pháp trị bệnh:

Bệnh ký sinh trùng (Sán lá đơn chủ):

Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh cá Chim vụ nuôi 2016 cho thấy bệnh nguy hiểm nhất đối với cá là do ký sinh trùng gây ra. Đối với bệnh do ký

sinh trùng thì không dùng thuốc kháng sinh mà chủ yếu dùng hóa chất khử trùng để phòng trị. Đối với bệnh sán lá đơn chủ việc trị bệnh gặp nhiều khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt được sán lá đơn chủ ở giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết.

Khi cá bị nhiễm sán lá đơn chủ, sử dụng nước ngọt tắm cho cá kết hợp với Oxytetracycline (75mg/lít) trong thời gian 3-5 phút. Trong quá trình tắm sục khí và theo dõi cá, quá trình tắm cá được nhắc lại sau 5 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)