Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng bệnh vùng nghiên cứu và dấu hiệu bệnh lý
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng biển tại vịnh Vân Phong bắt đầu xuất hiện dịch bệnh và gây một số thiệt hại nghiêm trọng. Hầu hết các hộ nuôi đều gặp phải hiện tượng cá chết, thời gian khác nhau có biểu hiện dịch bệnh khác nhau. Năm 2014 – 2015 cá Chim vây vàng nuôi từ giai đoạn thả giống cho đến kích cỡ khoảng 200 g/con thường bị chết chưa rõ nguyên nhân, tỷ lệ chết cao chiếm khoảng 18 - 20% so với tổng tỷ lệ chết là 25 – 28% trong suốt quá trình nuôi. Trong vụ nuôi 2016, qua kết quả thu mẫu và phân tích mẫu dịch bệnh thường xảy ra ở 2 thời điểm trong năm là tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8. Tỷ lệ chết ở mỗi giai đoạn tùy theo mức độ nhiễm. Cá bệnh thường chết rải rác trong 5 - 7 ngày. Tỷ lệ chết tích lũy của cá dao động từ 18 - 20%. Cá Chim vây vàng thường bị bệnh ở giai đoạn cá còn nhỏ cá giống (2 – 4cm) và cá nuôi thương phẩm (7 - 15cm). Cá chết thường có biểu hiện bất thường về tập tính sống: bỏ ăn, bơi tách đàn,... Một số dấu hiệu bộc lộ bên ngoài như: mắt đục mờ, có các khoảng trắng không bình thường trên mình, cụt vây đuôi, mang da tiết nhiều dịch nhờn, mang màu sắc nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết đuôi... Cơ quan nội tạng ít biến đổi gan thận màu sắc nhợt nhạt, có hiện tượng bị sưng...
Hình 4.1. Một số hình ảnh cá Chim vây vàng trong quá thu mẫu 4.2. Kết quả phân tích tác nhân ký sinh trùng trên cá Chim vây vàng 4.2. Kết quả phân tích tác nhân ký sinh trùng trên cá Chim vây vàng
Tổng số 212 mẫu phân tích trên da và mang cá Chim vây vàng giống và thương phẩm phân tích bằng phương pháp soi tươi ở 5 đợt thu mẫu. Kết quả phân tích đã xác định được 2 loài ký sinh trùng gây bệnh trên cá chim vây vàng là do sán lá đơn chủ Neobenedenia sp.ở đợt thu tháng 4, trùng miệng lệch Brooklynella sp.ở đợt thu tháng 8 chúng ký sinh trên da và mang cá với tỷ lệ nhiễm cộng dồn lần lượt là 25,57% (16/56) và 50% (30/60) (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm và thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá chim vây vàng
Đợt thu
mẫu Số mẫu kiểm tra
Kết quả kiểm tra Tên ký sinh trùng quan Cơ
ký sinh Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trùng/lam) min max TB 1 46 - - - - 2 56 Neobendenia sp Da 16 28,57 3 10 5,44 3 40 - - - - 4 60 Brooklynella sp Mang 30 50 0 6 3 5 10 - - - -
Ghi chú: (-) âm tính với mẫu kiểm tra
Hình 4.2. Ảnh sán lá đơn chủ Neobenedenia sp., trùng miệng lệch Broolynella sp. trùng miệng lệch Broolynella sp.
a. Sán lá đơn chủ Neobenedenia sp.
b. Trùng miệng lệch Brooklynella sp. ( Nguồn ảnh Bùi Quang Tề)
Thời điểm thu mẫu tháng 4, nghiên cứu đã xác định cá Chim giống 2- 4cm có biểu hiện bơi tách đàn, mắt đục mờ, cụt vây đuôi, màu sắc không bình thường, bị nhiễm sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. với tỷ lệ cao 100% (16/16) ở lồng 1 và lồng 3 với cường độ nhiễm min - max tương ứng là 3-10 trùng/lam (10x) (Bảng 4.2). Với cường độ này sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. là tác nhân gây chết cá ở giai đoạn cá giống. Theo Leong et al. (1990) Neobenedenia sp. thường gây ra các triệu chứng như cá có hành vi bơi lội bất thường, cọ xát vào thành lồng và đặc biệt là mắt cá đục mờ hoặc bị mù mắt dẫn đến chết cá. Trong đó
Neobenedenia sp. là một trong bốn loài sán lá đơn chủ được xác định gây bệnh sán lá da trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa Neobenedenia melleni, Neobenedenia girellae, Benedenia epinepheli, Benedenia sp (Đỗ Thị Hòa và Phan Văn Út, 2007). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả giống với kết quả của nghiên cứu khác là cá chim vây vàng thường bị nhiễm bệnh sán lá da ở giai đoạn cá giống.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm và thành phần loài ký sinh trùng trên cá Chim giống
Điểm thu
Số mẫu kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Tên ký sinh trùng Cơ quan ký sinh Sỗ mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trùng/lam) min max TB Đợt 2 Lồng số 1 11 Neobenedenia sp Da 11 100 3 5 4,1 Lồng số 3 5 Neobenedenia sp Da 5 100 7 10 8,4 Đợt 4 Lồng số 3 10 Brooklynella sp Mang 8 80 0 5 2,75 Lồng số 5 10 Brooklynella sp Mang 10 100 0 5 3,5 Lồng số 7 10 Brooklynella sp Mang 8 80 1 6 3,25
Thời điểm thu mẫu tháng 8, nghiên cứu đã xác định ra trùng miệng lệch
Brooklynella sp. trên mang cá với tỷ lệ nhiễm 80 - 100% ở 3 lồng nuôi với cường độ nhiễm tương ứng 0 - 6 trùng/lam (10X). Trùng miệng lệch Brooklynella sp. có hình quả thận, kích thước 60 mm, trên thân có những hàng lông tơ mọc song song. Trùng thường ký sinh trên mang, bề mặt thân cá. Khi bị nhiễm bệnh cá ngứa ngáy khó chịu, bơi không định hướng. Trên da và mang bị tổn thương nhiều và bị nhiễm trùng, khi bệnh nặng cá bị chết nhiều.Với cường độ nhiễm này trùng miệng lệch Brooklynella sp. không gây chết cá nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của cá.
Trong quá trình thu mẫu vào tháng 3, tháng 7, tháng 12 cá cũng có hiện tượng chết rải rác nhưng ta không phát hiện ra kí sinh trùng ký sinh trên cá có thể là do địa điểm thu mẫu xa thời điểm thu mẫu không kịp thời chủ nuôi khi thấy cá có hiện tượng bất thường đã tắm nước ngọt hoặc xử lý hóa chất.
Từ kết quả nghiên cứu phát hiện tác nhân ký sinh trùng sán lá đơn chủ
Neobenedenia sp. ký sinh gây chết cá, biện pháp trị bệnh đã được áp dụng ngay lập tức: tắm cá trong nước ngọt kết hợp với Oxytetracycline (75 mg/lít) trong thời gian 3-5 phút. Kết quả cá đã ngừng chết và phục hồi, phát triển bình thường.
Tỷ lệ chết của cá Chim vây vàng giống ở thu tháng 4 khoảng 15-18% trong suốt chu kỳ nuôi. Theo thông tin thu thập lồng nuôi tại Trang trại trình diễn từ năm 2014 đến 2015 cá Chim vây vàng có tỷ lệ chết cao tới 25 – 28 %, chủ yếu chết ở giai đoạn cá giống, kích cỡ từ giống 5 g đến 200 g. Như vậy ký sinh trùng sán lá đơn chủ chính là 1 trong những nguyên nhân gây chết cá với tỷ lệ cao hơn mức thông thường.
4.3. Kết quả phân tích tác nhân vi khuẩn
Kiểm tra 207 mẫu gan thận được thu trên cá Chim vây vàng trên môi trường NA (bổ sung 2% NaCl) sau 24h, 280C vi khuẩn phát triển thành các khuẩn lạc tròn màu trắng đục. Các khuẩn lạc này được cấy chuyển sang môi trường TCBS. Trong đó có 50 mẫu nhiễm vi khuẩn trong 5 đợt thu mẫu (Bảng 4.4). Kết quả ta phân lập được 6 loài vi khuẩn là Vibrio mytili, Vibrio alginolyticus, Photobacterium damselae, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio vulnificus (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Kết quả phân tích tác nhân vi khuẩn trên cá Chim vây vàng Đợt thu Đợt thu
mẫu
Số mẫu kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Tên vi khuẩn Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 23 Vibrio mytili 16 69,56 Vibrio parahaemolyticus 1 4,45 2 56 Photobacterium damselae 8 14,28 Vibrio fluvialis 5 8,93 3 30 Vibrio mytili 2 6,67 Vibrio parahaemolyticus 4 13,33 4 60 Vibrio alginolyticus 8 13,33 Vibrio vulnificus 6 10 5 30 - - -
Ở đợt thu mẫu tháng 3, tháng 7 phân lập được 2 loài vi khuẩn Vibrio mytili, Vibrio parahaemolyticus. Trong đó vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được thông báo là gây bệnh trên cá tuy nhiên tỷ lệ nhiễm thấp 4,45% (1/23) ở tháng 3 và 13,33% (4/30) còn vi khuẩn Vibrio mytili xuất hiện ở nhiều lồng nuôi hơn và tỷ lệ nhiêm cao hơn 69,56% (16/23) ở tháng 3 và 6,67% (2/30) ở tháng 7 nhưng chưa có báo cáo nào được xác nhận gây bệnh trên cá. Ta có thể loại bỏ tác nhân này gây chết cá.
Ở đợt thu tháng 4 phân lập được 2 loài vi khuẩn Photobacterium damselae
với tỷ lệ nhiễm 14,28% (8/56) và Vibrio fluvialis với tỷ lệ nhiễm 8,93% (5/56). Trong đó Photobacterium damselae là loài vi khuẩn có động lực mạnh gây ảnh hưởng đến cá nuôi, các báo cáo đã nêu chúng có thể gây chết cá (>80%) (Mclean và ctv., 2008).
Vào đợt thu mẫu tháng 8 phân lập được 2 loài vi khuẩn là Vibrio alginolyticus và Vibrio vulnificusvới tỷ lệ nhiễm lần lượt là 13,33% (8/60) và 10% (6/10). Trong đó cả 2 loài vi khuẩn đều được thông báo là thường gây bệnh trên các đối tượng thủy sản nước mặn lợ (Rajan et al., 2001)
Đợt thu tháng 12 không phân lập được loại vi khuẩn nào. Vì vậy cá chết vào đợt này không phải do tác nhân vi khuẩn gây ra. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2016 tại vịnh Vân Phong xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè và cá tự nhiên bị chết hàng loạt. Theo báo của Đài truyền hình Khánh Hòa (http://ktv.org.vn), hiện tượng cá chết xuất hiện vào 3 giờ sáng ngày 24/11 thuộc xã Vạn Thạnh huyện Vạn Ninh, sau đó lan rộng ra toàn vùng biển Vịnh Vân Phong. Các loại cá nuôi lồng bị chết gồm cá bớp, cá chim. Cá tự nhiên chủ yếu là các loài sống tầng đáy: cá bống, cá chai, tôm, cua… Ngày 30/11/2016 hiện tượng cá tự nhiên chết đã chấm dứt, nhưng cá nuôi vẫn tiếp tục chết, số lượng cá tự nhiên chết khoảng trên 20 tấn, cá nuôi khoảng 200 tấn. Tại những nơi có cá chết nước biển xuất hiện mầu đỏ, mùi hôi và sánh đặc, hiện tượng trên xuất hiện từ 5 đến 7 ngày trước khi phát hiện cá chết. Theo Báo Khánh Hòa (http://www.baokhanhhoa.com.vn) dẫn nguồn của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết: Cá chết không có biểu hiện bệnh, kết quả phân tích mẫu nước thu tại vùng biển thôn Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh) ngày 24-11 có kết quả như sau: pH, NH3, H2S, NO2-N, COD đều đạt so với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển (đối với vùng nước nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh). Riêng chỉ tiêu PO4 (nước mặt là 0,392mg/l) vượt so với quy
chuẩn (0,2 mg/l), đồng thời DO tầng mặt thấp hơn quy chuẩn. Đáng chú ý, có sự xuất hiện tảo gây hại với mật độ cao ở tầng mặt là: tảo Ceratium sp. (mật độ 375.000 tế bào/ml) và tảo Peridinium sp. (mật độ 1.500 tế bào/ml), ở tầng đáy tảo Ceratium sp. có mật độ 262.000 tế bào/ml. Các loại tảo này khi phát triển mạnh sẽ gây mất ôxy cục bộ, gây biến động các chỉ tiêu môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật biển. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết ở Vạn Ninh thời gian qua. Kết quả phân tích mẫu của TTQT thu tại vịnh Vân Phong ngày 23/11/2016 (3 mẫu) và ngày 01/12/2016 (2 mẫu) có 3 chỉ tiêu giá trị tăng cao hơn các mẫu còn lại, cụ thể NNH4 dao động từ 0,05 – 0,21 mg/L, COD từ 6,7 – 8,0 mg/L và BOD5 từ 4,2 – 5,4 mg/L. Nguyên nhân có thể do mẫu nước thu tại dòng thủy triều đỏ (tảo nở hoa) trong đó có thể do nguyên nhân tảo phát triển quá nhiều, xác tảo tàn phân hủy, làm gia tăng chất hữu cơ trong môi trường nước và có thể gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ. Vì vậy có thể kết luận nguyên nhân chết cá đợt này là do ảnh hưởng của môi trường nước (nồng độ DO thấp hơn tiêu chuẩn). Theo Nguyến Thị Thu Hiền, 2016 nguyên nhân cá Chim vây vàng chết liên quan đến môi trường, nguyên nhân chính là nồng độ DO trong nước thấp (< 5mg/l). Nồng độ ôxy hòa tan trong nước thấp là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cá nuôi (Kazakov and Khalyapina, 1981; Kindschi and Koby Jr, 1994; van Raaij et al., 1996; Ellis et al., 2002) và đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu bởi các thực nghiệm (Kutty and Saunders, 1973; Berg, 1993; Guinea and Fernandez, 1997).
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm và thành phần giống loài vi khuẩn trên cá Chim vây vàng trên cá Chim vây vàng
STT
Loài vi khuẩn Số mẫu
kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Vibrio mytili 207 18 8.7 2 V.alginolyticus 207 8 3.86 3 Photobacterium damselae 207 8 3.86 4 Vibrio parahaemolyticus 207 5 2.42 5 Vibrio fluvialis 207 5 2.42 6 V.vulnificus 207 6 2.9 7 ∑ 207 50 24.15
4.4. Thí nghiệm cảm nhiễm và đánh giá vai trò của tác nhân vi khuẩn gây bệnh trên cá Chim vây vàng bệnh trên cá Chim vây vàng
V. alginolyticus và V. parahaemolyticus là 2 loài vi khuẩn thường gặp trong các báo cáo và gây bệnh phổ biến trên cá biển. Ở Việt Nam chúng đã được ghi nhận gây bệnh phổ biến trên cá nuôi ở Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hải phòng, Nghệ An và Vũng Tàu. Vì vậy, căn cứ trên tỷ lệ nhiễm (Bảng 4.4) chúng tôi đã chọn vi khuẩn V. alginolyticus với tỷ lệ nhiễm cao cảm nhiễm vào cá Chim giống để xác định vi khuẩn này có gây bệnh cho cá Chim hay không.
Thí nghiệm được tiến hành với hệ thống bể với thể tích nước 120 lít, trong điều kiện nhiệt độ 290C, pH 7.6-8.0, S=300/00, sục khí liên tục, thay đồng loạt 30- 500/0 nước khi thấy nước đục (Hình 4.3).
Hình 4.3. Bố trí thí nghiệm
Bảng 4.5. Kết quả công cường độc vi khuẩn Vibrio alginolyticus Nồng Nồng độ vi khuẩn (cfu/ml) Số lượng cá tiêm
Số lượng cá chết sau các ngày tiêm Tổng số cá chết Tỷ lệ chết tích lũy (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 104 15 0 1 2 1 0 0 0 1 3 1 2 0 0 0 11 73,33 106 15 0 1 0 1 2 0 0 0 0 0 1 1 1 0 7 46,67 ĐC Nacl 0.85% 10 0 2 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 6 60
Thí nghiệm kéo dài 14 ngày hiện tượng cá chết xảy ra ở cả 2 nghiệm thức và lô đối chứng. Cá chết rải rác từ ngày thứ 2 ở cả 3 lô thí nghiệm chúng chết không theo một quy luật nào hết. Cá ở lô đối chứng tỷ lệ chết tích lũy 60% cao hơn cá lô tiêm vi khuẩn với mật độ 10^6 cfu/ml 46.67%. Cá mật độ tiêm ở liều cao 10^6 cfu/ml tỷ lệ chết tích lỹ 46.67% còn chết ít hơn cá tiêm ở liều thấp 10^4cfu/ml 73.33% (Thể hiện bảng 4.5). Cá chết cũng không có biểu hiện gì bất thường, giải phẫu ruột gan bình thường.
Kết quả thí nghiệm cho thấy mối tương quan của 3 nhóm: nhóm cá được tiêm vi khuẩn – nhóm đối chứng – tỷ lệ chết tích lũy đều không có sai khác. Như vậy, sau 14 ngày thí nghiệm, có thể khẳng định trong thí nghiệm này vi khuẩn
Vibrio alginolyticus không gây chết cá.
Trong quá trình thí nghiệm cá ở lô đối chứng có tỷ lệ chết tích lũy 60%. Kết quả này cho thấy có thể trong quá trình vận chuyển cá không được vận chuyển tốt dẫn tới sức khỏe cá không tốt.
Thảo luận
Cá Chim vây vàng là đối tượng cá biển nuôi mới được nhập vào Việt Nam khoảng vài năm gần đây. Đã có một số nghiên cứu của các các giả trong và ngoài nước công bố về các loại bệnh Nocardiosis do nhiễm vi khuẩn Norcadia spp có dạng hình que, phân nhánh, Gram dương, kháng acid, đã được thông báo gây bệnh ở loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) và nhiều loài cá biển khác như cá Hồng (Lutjanus spp.), cá mú (Epinephelus spp) ở Malaysia, Trung Quốc và Singapore (Labrie et al., 2008). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Giang và ctv (2010) đã công bố vi khuẩn VKCVV02 thể hiện sự tương đồng với các loài
thuộc giống Nocardia spp là vi khuẩn gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng. Bệnh thường gặp trên cá ở giai đoạn đầu thả nuôi (cỡ 6 - 10 cm), xuất hiện ở thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 7 - 8) tỷ lệ cá chết lên đến 50%. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả giống với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thùy Giang và cs. (2010), vi khuẩn Vibrio alginolyticus không là tác nhân gây bệnh trên cá chim vây vàng.
Vibrio spp. được xem là nhóm vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên các nhóm thuỷ sản nuôi biển như cá biển, nhuyễn thể và tôm nuôi nước lợ. Tuy nhiên
Vibrio spp. phân lập được từ cá Chim vây vàng với tỷ lệ nhiễm thấp và phân lập