.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần vinatex phú hưng (Trang 50)

STT Mã ngành Tên ngành

1 1311 Sản xuất sợi

Chi tiết: Sản xuất kinh doanh sợi, dệt, vải, nguyên phụ liệu 2 1322 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)

3 1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) Chi tiết: Sản xuất kinh doanh áo quần may sẵn 4 4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết: Lắp đặt máy móc thiết bị ngành cơng nghiệp 5 4659 Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Thiết bị điện, thiết bị ngành sợi, dệt, nhuộm 6 4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Mua bán nguyên phụ liệu: Bông, xơ, sợi các loại 7 4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ơ tơ 8 7710 Cho th xe có động cơ

Chi tiết: Cho th xe ơ tơ

9 7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác Chi tiết: Cho th máy móc, thiết bị

10 8559 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Giáo dục nghề nghiệp

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty

Cơng ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng (Vinatex Phú Hưng) tiền thân là chi nhánh tập đoàn dệt may Việt Nam - Nhà máy sợi Phú Hưng được thành lập từ đầu năm 2014. Qua 5 năm xây dựng và phát triển Vinatex Phú Hưng đã dần chiếm được vị thế trong hệ thống chuỗi cung ứng sợi trên toàn thế giới. Tự hào là nhà máy sợi kiểu mẫu và nòng cốt của Tập đoàn dệt may Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng là một cơng ty cổ phần có cơ cấu tổ chức theo mơ hình trực tuyến – chức năng. Đây là mơ hình mà mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng, tức là cấp dưới chịu sự quản lý trực tiếp từ cấp trên nhưng đồng thời cũng có sự hỗ trợ tham mưu của các bộ phận chức năng trong công ty. Với cơ cấu này, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận cũng như mỗi thành viên được phân chia rõ ràng, không chồng chéo và đảm bảo được chế độ quản lý một thủ trưởng. Điều này làm cho người lao động thấy rõ được vị trí của mình, hiểu rõ chức trách nhiệm vụ cơng việc của mình, từ đó họ sẽ chủ động thực hiện cơng việc, nhiệm vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và giúp các thành viên trong tổ chức tương tác với nhau thuận lợi hơn, do đó hiệu quả cơng việc cao hơn, nên đã góp phần tạo ra động lực cho người lao động.

Giám đốc

Tổ Chức - Hành Chính

Phó Giám đốc Kinh doanh +

ThủKho Kế Tốn Bộ phận thí nghiệm Trưởng Cơng đoạn Điện- Điều Khơng Trưởng Cơng đoạn Bơng Chải Trưởng Cơng đoạn ghép thơ Trưởng Cơng đoạn Suốt Da Trưởng Cơng đoạn Sợi Con Trưởng Cơng đoạn máy ống Trưởng Cơng đoạn đóng gói CN Bảo trì điện- điều khơng CN Bảo trì Bơng Chải CN Bảo trì ghép thơ CN Bảo trì Suốt da CN Bảo trì sợi con Tổ vệ sinh sợi con CN Bảo trì máy ống CN Bảo trì đóng gói Tổ trưởng Bơng Chải Tổ trưởng Ghép Thơ Tổ trưởng Sợi con Tổ trưởng Máy ống Tổ trưởng Bông chải Tổ trưởng Ghép thô Tổ trưởng sợi con Tổ trưởng máy ống Tổ trưởng Bông Chải Tổ trưởng ghép thô Tổ trưởng Sợi con Tổ trưởng máy ống CN đứng máy Bông chải CN đứng máy Ghép Thô CN đứng máy Sợi Con CN đứng máy ống CN đứng máy bông chải CN đứng máy Ghép thô CN đứng máy Sợi con CN đứng máy ống CN đứng máy Bông Chải CN đứng máy ghép thô CN đứng máy sợi con CN đứng máy ống

Trưởng ca 1 Trưởng ca 2 Trưởng ca 3

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của cơng ty

Cơng ty có chức năng sản xuất và cung ứng các sản phẩm về sợi và nguyên liệu sản xuất sợi đảm bảo theo tiêu chuẩn của khách hàng, cung cấp các mặt hàng có chất lượng tốt nhất. Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vận hành các dây chuyền trong sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thực hiện tốt chính sách lương bổng, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên, phân phối hợp lý theo lao động và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung và hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội như chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được tổ chức đều đặng hằng năm.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sợi Phú Hưng nhằm sản xuất sợi 100% cotton chải kỹ và sợi T/C. Sản phẩm của công ty là sợi chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng sợi xuất khẩu và cung cấp cho các nhà máy dệt vải trong nước. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa và hội nhập thị trường thế giới. Phát triển tiềm năng sản xuất và tiêu thụ sợi, tăng thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: Là người đứng đầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề xảy ra ở cơng ty. Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày của công ty.

+ Tổ chức thực hiên kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.

+ Ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, mua bán thiết bị hàng hố của cơng ty. + Đề xuất các phương án cải thiện cơ cấu hoạt động của cơng ty.

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và quản lý xưởng sản xuất, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận, đưa ra các phương pháp quản lý tốt nhất cho các công đoạn để đạt hiểu quả lao động tốt nhất

Phòng kinh doanh: Xác định kế hoạch bán hàng, đề xuất các mặt hàng chiến lược, đảm bảo công việc mua bán hàng của công ty.

Phịng kế tốn: Thực hiện những cơng việc về nghiệp vụ chun mơn tài chính kế tốn đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán. Tham mưu cho giám đốc về việc sử dụng nguồn vốn của công ty, các cơng tác hành chính kế tốn, hoạch tốn kinh tế của cơng ty qua từng thời kì trong hoạt động kinh doanh.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng tuyển dụng cơng nhân viên, kiểm tra giám sát công nhân viên, thu thập kiểm tra ngày cơng cung cấp cho bộ phận kế tốn để tính lương, giải quyết các chế độ chính sách cho nhân viên trong công ty. Tư vấn đưa ra kiến nghị cho giám đốc để có chính sách sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018

(Đơn vị: Đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 306.243.634.378 242.505.997.989 346.026.095.804 Doanh thu từ hoạt động tài

chính 800.762.345 1.046.057.432 3.275.734.031 Thu nhập khác 94.513.000 12.326.771 16.682.138 Tổng doanh thu 307.138.909.723 243.564.382.192 349.318.511.973 Giá vốn hàng bán 281.774.981.758 217.562.096.397 323.805.742.198 Chi phí tài chính 7.988.238.223 8.760.423.518 3.552.950.054 Chi phí bán hàng 8.223.566.571 7.075.269.529 9.141.255.779 Chi phí quản lí doanh nghiệp 3.356.183.762 3.081.336.113 4.284.679.314

Chi phí khác 45.789.623 0 84.565

Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp 0 0 0

Tổng chi phí bao gồm thuế 301.388.759.937 236.479.125.557 340.780.711.910 Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.750.149.786 7.085.256.635 8.533.800.063

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Bảng 2.3 Biến động kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018(Đơn vị: Đồng) (Đơn vị: Đồng) Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng doanh thu -63.574.527.531 -20,70 105.754.129.781 43,42 Tổng chi phí -64.909.634.380 -21,54 104.301.586.353 44,12

Lợi nhuận sau thuế

TNDN -1.335.106.849 -23,22 1.452.543.428 20,44

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Từ bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty giai đoạn năm 2016 đến 2018, nhận thấy rằng, doanh thu biến động tương đối mạnh, năm 2016 tổng doanh thu của công ty là 307.138,9 triệu đồng, đến năm 2017 giảm xuống còn 243.564,4 triệu đồng, tương ứng giảm 20,7%, năm 2018 đạt 349.318,5 triệu đồng, tăng 43,42% so với 2017. Tổng doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty đang đi lên, nguyên nhân dẫn đến tình hình doanh thu năm 2018 của cơng ty tăng mạnh, tăng hơn 40% là chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, công ty mở rộng quy mô sản xuất, các đối tác nước ngoài tập trung vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, số lượng đơn hàng tăng lên, công ty đã và đang tạo được uy tín trên thị trường.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua khá tốt, lợi nhuận sau thuế thu được từ hoạt động kinh của năm 2017 tăng 23,22% so với năm 2016, và tiếp tục tăng 20,44% vào năm 2018. Điều này cho thấy cơng tác quản lí của cơng ty có hiệu quả, chất lượng đội ngũ người lao động ngày càng được nâng cao. Điều này chứng tỏ cơng ty đã có những biện pháp động viên, khuyến khích cơng nhân nâng cao năng suất lao động, hồn thành được khối lượng cơng việc đúng thời hạn và đạt chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu mà cơng ty đề ra.

2.1.5. Tình hình lao động cơng ty giai đoạn 2016 – 20182.1.5.1. Cơ cấu nhân viên theo giới tính 2.1.5.1. Cơ cấu nhân viên theo giới tính

Bảng 2.4 Quy mơ và cơ cấu lao động phân theo giới tính giai đoạn 2016 – 2018

Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Các chỉ tiêu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ +/- % +/- % Nam 173 81,22 174 80,18 172 78,18 1 0,58 -2 -1,15 Nữ 40 18,78 43 19,82 48 21,82 3 7,5 5 11,63 Tổng số LĐ 213 100 217 100 220 100 4 1,88 3 1,38 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Tính đến năm 2018 tổng số lao động của công ty là 220 người, tăng 3 người so với năm 2017, tăng 1,38% và tăng 7 người so với năm 2016. Số lượng công nhân viên qua các năm có sự thay đổi khơng nhiều cho thấy nhu cầu về nhân lực của công ty qua các năm tương đối ổn định, khơng có nhiều sự biến động.

Nhìn chung, nhân viên nam chiếm tỷ trọng lớn (trên 75%) trong cơ cấu theo giới tính của tồn bộ nhân viên cơng ty và cơ cấu này không thay đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2016–2018. Trong năm 2017, số lượng nhân viên nam tăng 1 người, tương đương tăng 0,58% và số lượng nhân viên nữ tăng 3 người, tương đương tăng 7,5% so với năm 2016. Trong năm 2018, số lượng nhân viên nam giảm 2 người, tương đương giảm 1,15 % và số lượng nhân viên nữ tăng 5 người, tương đương tăng 11,63% so với năm 2017. Sự chênh lệch về cơ cấu giới tính này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng lớn công nhân sản xuất trực tiếp của công ty là nam và nó cũng nói lên được tính chất sản xuất của cơng ty nói riêng và của ngành sợi ở Việt Nam nói chung khi bản chất cơng việc của ngành cơng nghiệp này địi hỏi những đặc thù thể chất và kỹ năng phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ giới.

2.1.5.2. Cơ cấu nhân viên theo tính chất cơng việc

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động phân theo tính chất cơng việc

Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Các chỉ tiêu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ +/- % +/- % LĐ gián tiếp 29 13.62 32 14,75 27 12,27 3 10,34 -5 -15,63 LĐ trực tiếp 184 86,38 185 85,25 193 87,73 1 0,54 8 4,32 Tổng số LĐ 213 100 217 100 220 100 4 1,88 3 1,38 (Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính)

Số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ đáng kể (trên 80%) trong cơ cấu công nhân viên: Năm 2016 chiếm 86,36%, năm 2017 chiếm 85,25% tăng 0.54% so với năm 2016 tương ứng tăng 1 lao động, năm 2018 chiếm 87,73% tăng 4,32% so với năm 2017 tương ứng tăng 8 lao động. Trong năm 2017, số lượng lao động gián tiếp tăng 3 người, tương đương với tăng 10,34% so với năm 2016. Điều này thể hiện trong năm 2017, cơng ty cần nhiều nhà quả lý để có thể điều hành bộ máy tổ chức, kiểm soát và chấn chỉnh những hoạt động hiện có của cơng ty.

So với năm 2017 thì năm 2018 có sự tăng trưởng hơn về số lượng lao động trực tiếp, cụ thể là tăng 8 người tương đương với 4,32%, còn lượng lao động gián tiếp giảm 5 người tương đương với 15,63%. Sự giảm sút này không đáng kể so với tổng thể, tuy nhiên nó cũng thể hiện cơng ty đã có sự ổn định trong bộ máy quản lý.

2.1.5.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Các chỉ tiêu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ +/- % +/- % < 25 63 29,58 57 26,27 46 20,91 -6 -9,52 -11 -19.30 25-37 89 41,78 102 47,00 119 54,09 13 14,61 17 16,67 38-50 40 18,78 43 19,82 44 20 3 7,5 1 2,33 > 50 21 9,86 15 6,91 11 5 -6 -28,57 -4 -26,67 Tổng số LĐ 213 100 217 100 220 100 4 1,88 3 1,38 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Số liệu trên cho thấy: Số lượng đội ngũ lao động của công ty tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 25 đến 37 tuổi và có xu hướng tăng theo các năm. So với năm 2016 thì năm 2017 lực lượng lao động trong độ tuổi này tăng 13 người tương ứng với tăng 14,61%. Cùng với đó là tăng mạnh và chủ yếu tập trung vào độ tuổi này vào năm 2018, tăng 17 người tương ứng tăng 16,67%. Số lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 38 đến 50 tuổi tương đối ổn định, cụ thể là năm 2017 tăng 3 người so với năm 2016 và năm 2018 tăng 1 người so với năm 2017. Tuy nhiên, nhóm lao động trẻ dưới 25 tuổi có xu hướng chưa ổn định, có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, có xu hướng sẵn sàng chuyển đổi công việc nếu lương và điều kiện cao hơn hiện tại, vì vậy mà số lượng lao động nằm trong độ tuổi này giảm mạnh qua các năm, so với năm 2016, năm 2017 giảm 6 người tương ứng giảm 9,52%, năm 2018 so với 2017 giảm 11 người, giảm 19,30%. Số lao động ở độ tuổi từ 38 trở lên chủ yếu là các cán bộ quản lý và đây là đội ngũ giàu kinh nghiệm quản lý sản xuất.

2.1.5.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Các chỉ tiêu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ +/- % +/- % THPT 116 54,46 114 52.53 109 49,54 -2 -1,72 -5 -4,39 TC, CĐ 59 27.70 62 28.58 65 29.55 3 5,08 3 4,84 ĐH, sau ĐH 38 17,84 41 18.89 46 20.91 3 7,89 5 12,20 Tổng số LĐ 213 100 217 100 220 100 4 1,88 3 1,38 (Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính)

Qua bảng số liệu có thể thấy, đội ngũ lao động của cơng ty phần lớn là người lao động có trình độ THPT chiếm gần 50% trong tổng số lao động qua các năm, cụ thể là năm 2016 chiếm 54,46%, năm 2017 chiếm 52,53%, năm 2018 chiếm 49,54%. So với năm 2016 số lượng người lao động có trình độ THPT năm 2017 giảm 2 người tương ứng giảm 1,72%, năm 2018 so với năm 2017 giảm 5 người tương ứng giảm 4,39%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần vinatex phú hưng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)