Buổi Thời gian làm việc
Sáng 6h – 14h
Chiều 14h – 22h
Tối 22h – 6h
(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)
Với đặc thù là nhà máy sản xuất với khối lượng công việc lớn liên quan tới chỉ, sợi vải nên khơng khí làm việc thường xun có nhiều bụi vải, bụi chỉ và những bụi
này bám khơng ít vào áo quần, cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động, cùng với đó là do tính chất cơng việc nên khó tránh khỏi tiếng ồn phát từ móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Đây là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty ln quan tâm và tạo khơng ít điều kiện để cải thiện mơi trường làm việc một cách tốt nhất. Điển hình như những công tác sau như : Trang bị khẩu trang tránh bụi cho công nhân sản xuất trực tiếp, trang bị áo quần bảo hộ khi làm việc cho công nhân, mũ bảo hộ chống bụi,… Lên lịch phát sóng những chương trình liên quan tới vệ sinh nơi làm việc và an toàn lao động dành cho công nhân theo giờ hoặc theo ngày. Bố trí phịng y tế và những dụng cụ cấp cứu ngay tại nhà máy.
2.2.4. Chính sách đào tạo và thăng tiến
Đánh giá hiệu quả công việc
Hoạt động đánh giá thực hiện cơng việc có ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của người lao động bởi vì thơng qua đó thành tích, kết quả thực hiện công việc của người lao động được ghi nhận.
Quy trình thực hiện đánh giá như sau:
+ Trưởng các bộ phận chuyên môn đánh giá trực tiếp về kết quả thực hiện công việc của người lao động căn cứ vào các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá.
+ Phòng Tổ chức hành chính sẽ đánh giá về thái độ, ý thức và sự cống hiến của người lao động thông qua kết quả thực tế.
+ Ban giám đốc đánh giá cuối cùng dựa trên tổng hợp của phòng Tổ chức – Hành chính.
Việc đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện thường xuyên nhằm đưa ra quyết định trong việc ký kết hợp đồng lao động, khen thưởng, đưa ra những cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến phù hợp đối với từng nhóm đối tượng. Đây cũng là cách thức để các nhà quản lý có được các nhìn tồn diện về chất lượng cơng nhân hiện tại, tìm ra và khắc phục được những thiếu sót, đưa ra những cách thức đào tạo phù hợp. Đồng thời, kết quả đánh giá cũng giúp cơng nhân nhìn nhận lại thành quả của mình là đạt hay khơng đạt u cầu, từ đó khơng ngừng nỗ lực cố gắng hoàn thiện tay nghề và kỹ năng nhiều hơn nữa để đáp ứng được những địi hỏi của cơng việc, tìm ra định hướng và những cơ hội phát triển.
Đào tạo
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động. Trước tình hình đó, cơng ty quan tâm đến vấn đề chất lượng nhân lực, làm sao để có đội ngũ người lao động đáp ứng được u cầu của cơng việc. Bên cạnh đó, số lao động mới được tuyển dụng, làm cho chất lượng cũng bị ảnh hưởng do Công ty chưa đủ nguồn lực để đào tạo kịp thời. Đánh giá được tình hình trên, cơng ty quan tâm đến vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo các kỹ năng hỗ trợ nghiệp vụ cho người lao động để phù hợp với yêu cầu của công việc.
Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các căn cứ sau:
+ Từ nhiệm vụ được giao, tình hình lao động tại công ty và khả năng biến động về lao động như chuyển công tác, nghỉ việc, thai sản,... Căn cứ vào đó cơng ty sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo khi cần thiết.
+ Căn cứ vào yêu cầu của công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty, sự phát triển và đổi mới của cơng nghệ. Từ đó, cơng ty xác định mục tiêu cần đào tạo để đáp ứng u cầu của cơng việc.
Các hình thức đào tạo
+ Đào tạo tại chỗ đây là hình thức đào tạo mang tích chất cơ bản, thường xuyên, lâu dài và ít tốn kém, những người thợ bậc cao đào tạo, truyền đạt kiến thức cho thợ bậc thấp, người nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho cán bộ, công nhân viên mới. Về phương pháp triển khai của hình thức đào tạo tại chỗ là triển khai thường xuyên trong từng ca làm việc, hay triển khai theo từng lớp học gắn với đào tạo chun mơn nghiệp vụ cụ thể.
+ Hình thức đào tạo bên ngoài: Áp dụng chủ yếu cho đối tượng quản lý đi học thêm các khóa học ngắn hạn về lãnh đạo hoặc các khóa học về chun mơn nghiệp vụ đào tạo chuyên sâu những thợ bậc cao. Việc cử người đi đào tạo và xác định ai cần được đào tạo do trưởng các phòng trực tiếp đề xuất, Giám đốc là người trực tiếp xét duyệt đối với các vị trí từ quản lý trở lên.
+ Để cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tạo điều kiện cho công nhân được thử sức ở những công đoạn khác nhau, công ty tạo điều kiện để công nhân được đào tạo và được hướng dẫn ở nhiều cơng đoạn để giúp họ thích ứng với nhiều vị trí cơng việc. + Một số chương trình đào tạo mà cơng nhân cơng ty được tham gia như sau: Đào tạo
cách xử dụng công nghệ máy móc, cách phát hiện những lỗi thường gặp ở máy móc và trang thiết bị, từ đó có thể tự sửa được những trục trặc cơ bản mà không phải mất thời gian chờ đợi thợ máy; đào tạo cách bảo vệ máy; đào tạo cách thức ngăn chặn những thương vong, đảm bảo an tồn lao động trong q trình tham gia làm việc.
Thăng tiến
Bên cạnh chính sách đào tạo đội ngũ lao động, công ty luôn xem trong công tác đề bạt và thăng tiến trong công việc cho người lao động, nhằm mục tiêu giúp họ nổ lực phấn đấu hơn trong việc, không những nâng cao hiệu quả làm việc mà còn đáp ứng mục tiêu giữ chân người lao động có năng lực.
Tùy vào từng vị trí và từng cơng việc cụ thể mà công ty đưa ra những cơ hội thăng tiến phù hợp. Cơ hội thăng tiến luôn mở ra đối với tất cả nhân viên và cơng ty khơng ngừng khuyến khích, tạo cơ hội thăng tiến trong công việc cho người lao động.
Công ty luôn tạo sự công bằng trong việc đề bạt, thăng tiến đối với tất cả nhiên viên, việc thăng tiến lên vị trí cao địi hỏi người lao động phải có năng lực, có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ, có khả năng lãnh đạo tốt.
2.2.5. Phong cách của người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong những nhân tố có vai trị tất yếu trong cơng tác khuyến khích tạo động lực cho người lao động. Phong cách lãnh đạo được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thái độ làm việc của nhân viên trong công ty. Đối với Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng, lãnh đạo theo phong cách dân chủ, nhân viên được khuyến khích đóng góp ý kiến, nêu lên quan điểm thông qua các cuộc họp với ban lãnh đạo hay qua hịm thư góp ý của cơng ty.
Lãnh đạo là những người có năng lực, và có khả năng quản trị tốt để được nhân viên tơn trọng và thừa nhận năng lực của mình. Ban lãnh đạo cơng ty luôn chú trọng
đến công tác động viên nhân viên, ln tạo ra bầu khơng khí thoải mái và thân thiện nơi làm việc để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt đối xử, coi trọng năng lực và công nhận những đóng góp sẽ kích thích được sự nổ lực, và tinh thần làm việc của người lao động.
2.2.6. Đồng nghiệp
Trong Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng, giữa các đồng nghiệp với nhau ln cho thấy sự hịa đồng, thân thiện, luôn gắn kết cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Trong một môi trường làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện sẽ tạo được cảm giác thoải mái, có tinh thần khi làm việc. Ngược lại, nếu các mối quan hệ luôn căng thẳng, sẽ tạo nên áp lực cảm xúc tiêu cực và làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao độngtại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng
2.3.1. Thống kê mô tả nghiên cứu
Quan sát trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu của nghiên cứu là n = 180. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được thể hiện như sau:
2.3.1.1. Theo giới tính