PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG ĐẤT
LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ
3.2.1. Định hướng
* Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có về đất lâm nghiệp
- Cần phải phát triển lâm nghiệp một cách đồng bộ từ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên, từ khâu cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái,...
- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,...) có lợi ích, quyền hạn và trách
nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và phát triển bền vững.
- Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng; đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường,... cho bảo vệ và phát triển rừng.
Hướng sử dụng đất dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhằm kết hợp ý đồ phát triển của các ngành để định hướng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Đểkhai thác triệt để có hiệu quả quỹ đất đai của huyện, đặc biệt đối với đất chưa sử dụng cần khai thác sử dụng, tiến hành quy hoạch phần diện tích này phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới.
Cần có các biện pháp giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ làm giàu rừng, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ..., tranh thủ các dự án để trồng mới rừng,đưa diện tích rừng đến năm 2020 đạt trên
20.000 ha, độ che phủ trên 51%.
Phương hướng của ngành lâm nghiệp Cam Lộ đến năm 2020là bảo vệ và làm giàu vốn rừng hiện có. Đẩy mạnh khoanh nuôi và tái sinh rừng, trồng mới rừng theo Dự án Việt - Đức và kế hoạch thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Tiếp tục trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm dần và đi đến chấm dứt nạn đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép.
* Bố trí các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp hiện có theo hướng hợp lý, ổn
định và hiệu quả
Ổn định diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, khai thác có hiệu quả đất lâm nghiệp đặc biệt là tập đoàn cây trồng bằng giống bản địa đã được chú trọng, nhiều loài cây đã được khảo nghiệm và được nhân rộng rãi.
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tối đa thế mạnh về đất lâm nghiệp ở vùng gò đồi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, những năm gần đây, huyện Cam Lộ đã chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cao su tiểu điền. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung ở
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
các xã Cam Thủy, Cam chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ. Phấn đấu toàn huyện Cam Lộ đạt ngưỡng diện tích cao su tiểu điền khoảng 3000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn.
Tập trung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị cao vào sản xuất. Cạnh đó cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của từng địa phương để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơnvị diện tích.
Đối với một số cây trồng rừng sản xuất có trữ lượng, giá trị kinh tế thấp cần sớm chuyển đổi để thay thế bằng những giống cây khác có suất tăng trưởng nhanh, cho trữ, sản lượng cao nhất như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Uro,... để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tập trung đầu tư thâm canh chiều sâu, khai thác tiềm năng của giống và áp dụng tiến bộ KHKT. Ngoài diện tích trồng thuần nói trên cần phát triển trồng xen cây bản địa có giá trị đối với những diện tích rừng trồng nhưng mật độ cây trồng không đủ. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, khai thác hợp lý đất lâm nghiệp vùng gò đồi để bố trí sản xuất.
* Tạo điều kiện cho quá trình phát triển quỹ đất lâm nghiệp để thúc đẩy sản xuất đa dạng sản phẩm hàng hoá
- Khuyến khíchtạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Củng cố và phát triển thương mại miền núi đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào vùng cao. Tổ chức tốt thị trường ở các chợ miền núi, tạo điều thuận lợi cho sản xuất và tiêu thu sản phẩm hàng hoá. Nhanh chóng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sinh thái bền vững, kết hợp nông-lâm nghiệp với công nghiệp chế biến ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản,...để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Quy hoạch hình thành thị trấn vùng núi, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm. Nâng cấp đường đây thông tin liên lạc, phát triển dịch vụ, giáo dụ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao..nhằm thu hút lao động vùng đồng bằng lên miền núi lập nghiệp.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.
3.2.2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- Chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp của người dân từ quãng canh sang đầu tư thâm canh và trồng những loại cây có giá trị kinh tế, môi trường.
- Xây dựng nền lâm nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động. Trong đó, chú trọng:
+ Tận dụng tối đa tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế rừng cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích.
+ Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, coi việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng là một nghề qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới;
+ Bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng vốn rừng trồng sản xuất, rừng tự nhiên hiện có; nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái;
* Mục tiêucụ thể
- Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng đến năm 2020 vượt bình quân chung toàn tỉnh về độ che phủ rừng là trên 51 %.
- Tổ chức đo đạc quy chủ diện tích đất lâm nghiệp của các tổ chức bàn giao lại. Bên cạnh đó thắt chặt quản lý diện tích đất đã bán, chuyển nhượng cho người dân ở nơi khác nhằm bảo đảm nguồn thu khi khái thác và trong quản lý.
- Lập phương án cân đối diện tích đất đất rừng sản xuất (rừng giao khoán), giao đất đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng một 2-3 vườn ươm nhằm cung cấp giống đảm bảo chất lượng và số lượng tại chổ.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu rừng tập trung, quy hoạch xây dựng đường ranh cản lửa. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Xây dựng vùng rừng trồng sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao: Chú trọng việc trồng mới rừng và trồng lại rừng sản xuất, giai đoạn 2015 - 2020
mỗi năm trồng mới 600 - 800 ha rừng trồng thâm canh chất lượng cao, có khoảng 4.000 ha rừng trồng mới đến năm 2020 và giai đoạn 2020 - 2025 mỗi năm trồng mới
800 - 1.000 ha rừng trồng thâm canh chất lượng cao, khoảng 4.500 ha.
- Mỗi năm xây dựng 1 mô hình trình diễn với diện tích 3-5 ha về trồng rừng thâm canh, thử nghiệm giống Keo nuôi cấy mô, phát triển và mở rộng quy mô các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã.
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng trên 70% và sau 2025 có 90% diện tích rừng trồng sản xuất được thâm canh, chất lượng cao.
- Đưa giá trị rừng thâm canh bình quân đạt trên 60-70 triệu đồng/ chu kỳ và rừng FSC từ 100-120 triệu đồng/chu kỳ.
- Khai thác sử dụng rừng: Liên kết chặt chẽ giữa vùng trồng nguyên liệu với các nhà máy tiêu thụ: Hàng năm khai thác từ 600 - 800 ha rừng trồng với sản lượng gỗ vào khoảng 70.000 - 100.000 m3.
- Xin chuyển đổi khoảng 2000ha từ rừng quy hoạch phòng hộ sang rừng SX - Hỗ trợ cấp Chứng chỉ rừng bền vững - FSC cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đến 2020 có khoảng 800 – 1.000ha và 2025: 1.500-2.000 ha được cấp chứng chỉ FSC.
- Thực hiện đầy đủ việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện.
- Giải quyết việc làm, giảm nghèo cho người dân sống ở vùng rừng: Thông qua việc giao rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, tổ chức trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và trong khu vực. Dự kiến lượng lao động thu hút hàng năm từ khoảng
1.500 - 2.000 người. Qua đó thu nhập của người lao động sẽ được gia tăng thêm bình
quân hàng năm từ khoảng 7 - 10 triệu đồng. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp phần thực hiện chiến lược giảm nghèo hiện nay của huyện.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của toàn huyện.Trên cơ sở những căn cứ về
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện những năm tới; quan điểm, định hướng và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau: