Phân tích Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 89)

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Phân tích Mô hình SWOT

Bảng 3.1: Bảng phân tích (SWOT) đối với công tác Quản lý SDĐ huyện Cam Lộ

Những điểm mạnh (Strengths)

- Là một huyện có vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi trong vùng.

- Đất đai tài nguyên trên địa bàn huyện lớn.

- Các mô hình sử dụng đất bền vững đang được người dân quan tâm chú ý.

- Nguồn lao động dồi dào, kiến thức bản địa phong

phú.

- Có chủ trương, chính sách về đất đai rõ ràng.

- Trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số mô hình sử dụng đất bước đầu đã đemlại hiệu quả.

Điểm yếu (Weakness)

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, sử dụng đất.

- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất

lâm - nông nghiệp còn hạn chế.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ban ngành còn chưa cao, chưa chặt chẽ và thường xuyên.

- Sự tham gia của người dân chưa được đông đảo và thường xuyên.

Những cơ hội (Opportunities)

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, dễ dàng cho phát triển sản xuất lâm -nông nghiệp.

- Được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Ban ngành trong tỉnh.

- Người dân được hưởng những chính sách ưu tiên, hỗ trợ.

- Cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế của huyện từng bước nâng cao tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Những thách thức (Threats)

- Đời sống người dân còn nghèo, sống dựa vào rừng gây sức ép lớn đối với đất đai.

- Mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp ít, an ninh lương thực không đảm bảo.

- Thị trường nông lâm sản không ổn định, giả cả biến động mạnh.

- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, chậm tiếp thu những tiến bộ mới. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

3.1.2. Đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn

3.1.2.1 Thun li

- Diện tích đất quy hoạch lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; đất đai chủ yếu là

nhóm đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch rất thích hợp cho phát triển sản xuất đa dạng các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp chất lượng cao, có khối lượng lớn hình thành

vùng nguyên liệu hàng hóa và các loài cây lâm sản ngoài gỗ như mây, cây chè vằng, ... có tiềm năng hình thành các gia trại, trang trại sản xuất nông, lâm kết hợp,

- Rừng và đất lâm nghiệp đã từng bước được quy chủ, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho các chủ rừng yên tâm đầu tư phát triển rừng

- Một số mô hình quản lý kinh doanh lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện bước đầu có hiệu quả như mô hình trồng rừng gắn liền với cấp chứng chỉ rừng (FSC); mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ dăm sang kinh doanh gỗ lớn, mô hình liên doanh liên kết với các Công ty Cổ phần Thương mại tỉnh Quảng Trị ... góp phần tạo điều kiện thuận lợi đầu ra cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu, đáp ứng với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới.

- Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu và đồ mộc dân dụng trên địa bàn đang phát triển mạnh tạo điều kiện đầu ra ổn đinh.

- Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông sản phẩm; nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và phù hợp với sản xuất lâm nghiệp

- Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh trong những năm vừa qua, sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển lâm nghiệp

3.1.2.2 Khó khăn, hạn chế

- Công tác quản lý quy hoạch, phát triển rừng chưa tốt, công tác giao đất, khoán rừng, cho thuê đất vẫn còn chậm so với yêu cầu, việc quy chủ đất của các lâm trường giao lại còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng, phòng chóng cháy rừng còn hạn chế làm cho nạn lấn chiếm, tranh chấp đất rừng vẫn còn xảy ra.

- Tiềm năng đất đai lớn, nguồn nhân lực dồi dào nhưng giá trị lĩnh vực lâm nghiệp thấp chiếm khoảng 8,7% (giai đoạn 2010 – 2015) trong tỷ trọng cơ cấu ngành.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vừa ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo lợi ích bảo vệ môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rỏ nét (Lượng mưa không đều, hệ thống sông suối ngắn, dốc; nắng hạn khốc liệt kéo dài; bão lũ thất thường)

- Nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng về sản lượng, chủng loại rừng gổ lớn có nguồn gốc (Chứng chỉ FSC) chu kỳ sản xuất dài đáp ứng tỷ lệ che phủ bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, trong khi người dân đang sản xuất chủ yếu rừng Keo lai chu kỳ ngắn sản lượng thấp để chế biến gổ dăm và tỷ lệ che phủ rừng thiếu bền vững.

- Công tác tổ chức sản xuất, khai thác chưa liên kết các hộ hình thành nhóm, tổ hợp tác, HTX gắn doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong tiêu thụ, tạm ứng vốn để nâng cao chất lượng, sản lượng gổ.

- Rừng tự nhiên còn lại rất ít về diện tích và chất lượng. Một số loài cây gỗ quý hiếm hầu như không còn. Tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót, Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ chuyên trách theo dõi về lâm nghiệp cấp xã chưa có, năng lực cán bộ phụ trách chưa cao, cần nâng cao hơn về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự phối hợp của các cơ quan chưa đồng bộ.

- Hệ thống đường lâm nghiệp còn thiếu, hàng năm bị mưa lũ xói mòn xuống cấp nghiêm trọng, chưa đảm bảo trong quá khai thác và vận chuyển lâm sản cũng như trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phần lớn người dân trồng rừng theo lối quãng canh, chạy theo diện tích. Nhiều hộ gia đình có tư tưởng trồng cây để lấn chiếm đất nên trồng và khai thác theo kiểu cuốn chiếu, chưa chú trọng đầu tư thâm canh đặc biệt là giống, kỹ thuật chăm sóc dẫn đến năng suất thấp.

- Tư duy sản xuất của một số chủ rừng vẫn chưa thay đổi, chưa có sự đầu tư thâm canh đúng mức, thiếu sự liên kết mặc dù Nhà nước đã ban hành ra rất nhiều chính sách khuyến khích các chủ rừng phát triển theo định hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, xuất khẩu.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

-Qua thảo luận với cán bộ và người dân địa phương, họ đều cho rằng tiềm năng đất chưa sử dụng của huyện còn lớn, đây là hướng cần khai thác mở rộng diện tích

canh tác trong tương lai. Đất chưa sử dụng phần lớn là đất không có gỗ tái sinh ( Ia, Ib), loại đất này chuyển lớp đột ngột, thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước và phân kém. Vì vậy, nếu không có biện pháp cải tạo đất hoặc thay đổi loài cây trồng thì khó có thể

nâng cao được hiệu quả SDĐ. Họ cho rằng những biện pháp để nâng cao hiệu quả SDĐ lâm nghiệp là thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, đồng thời trồng xen với các loại cây ngắn ngày trong giai đoạn đầu là hiệu quả.

Như vậy, tổng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu dành cho mục đích sản xuất lâm nghiệp là chính. Đây là diện tích đất có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất lâm nông nghiệp và mở rộng thêm diện tích đất lâm nghiệp. Về chất lượng đất bao gồm cả diện tích đang canh tác và diện tích đất chưa sử dụng đều có khả năng đáp ứng được nhu cầu trồng cây lâm nông nghiệp và sẽ cho năng suất chất lượng cao nếu được đầu tư thỏa đáng

3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG ĐẤT

LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ

3.2.1. Định hướng

* Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có về đất lâm nghiệp

- Cần phải phát triển lâm nghiệp một cách đồng bộ từ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên, từ khâu cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái,...

- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,...) có lợi ích, quyền hạn và trách

nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và phát triển bền vững.

- Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng; đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường,... cho bảo vệ và phát triển rừng.

Hướng sử dụng đất dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhằm kết hợp ý đồ phát triển của các ngành để định hướng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Đểkhai thác triệt để có hiệu quả quỹ đất đai của huyện, đặc biệt đối với đất chưa sử dụng cần khai thác sử dụng, tiến hành quy hoạch phần diện tích này phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới.

Cần có các biện pháp giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ làm giàu rừng, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ..., tranh thủ các dự án để trồng mới rừng,đưa diện tích rừng đến năm 2020 đạt trên

20.000 ha, độ che phủ trên 51%.

Phương hướng của ngành lâm nghiệp Cam Lộ đến năm 2020là bảo vệ và làm giàu vốn rừng hiện có. Đẩy mạnh khoanh nuôi và tái sinh rừng, trồng mới rừng theo Dự án Việt - Đức và kế hoạch thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Tiếp tục trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm dần và đi đến chấm dứt nạn đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép.

* Bố trí các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp hiện có theo hướng hợp lý, ổn

định và hiệu quả

Ổn định diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, khai thác có hiệu quả đất lâm nghiệp đặc biệt là tập đoàn cây trồng bằng giống bản địa đã được chú trọng, nhiều loài cây đã được khảo nghiệm và được nhân rộng rãi.

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tối đa thế mạnh về đất lâm nghiệp ở vùng gò đồi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, những năm gần đây, huyện Cam Lộ đã chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cao su tiểu điền. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung ở

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

các xã Cam Thủy, Cam chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ. Phấn đấu toàn huyện Cam Lộ đạt ngưỡng diện tích cao su tiểu điền khoảng 3000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn.

Tập trung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị cao vào sản xuất. Cạnh đó cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của từng địa phương để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơnvị diện tích.

Đối với một số cây trồng rừng sản xuất có trữ lượng, giá trị kinh tế thấp cần sớm chuyển đổi để thay thế bằng những giống cây khác có suất tăng trưởng nhanh, cho trữ, sản lượng cao nhất như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Uro,... để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tập trung đầu tư thâm canh chiều sâu, khai thác tiềm năng của giống và áp dụng tiến bộ KHKT. Ngoài diện tích trồng thuần nói trên cần phát triển trồng xen cây bản địa có giá trị đối với những diện tích rừng trồng nhưng mật độ cây trồng không đủ. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, khai thác hợp lý đất lâm nghiệp vùng gò đồi để bố trí sản xuất.

* Tạo điều kiện cho quá trình phát triển quỹ đất lâm nghiệp để thúc đẩy sản xuất đa dạng sản phẩm hàng hoá

- Khuyến khíchtạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Củng cố và phát triển thương mại miền núi đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào vùng cao. Tổ chức tốt thị trường ở các chợ miền núi, tạo điều thuận lợi cho sản xuất và tiêu thu sản phẩm hàng hoá. Nhanh chóng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sinh thái bền vững, kết hợp nông-lâm nghiệp với công nghiệp chế biến ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản,...để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Quy hoạch hình thành thị trấn vùng núi, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm. Nâng cấp đường đây thông tin liên lạc, phát triển dịch vụ, giáo dụ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao..nhằm thu hút lao động vùng đồng bằng lên miền núi lập nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.

3.2.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

- Chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp của người dân từ quãng canh sang đầu tư thâm canh và trồng những loại cây có giá trị kinh tế, môi trường.

- Xây dựng nền lâm nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng

thu nhập cho người lao động. Trong đó, chú trọng:

+ Tận dụng tối đa tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế rừng cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích.

+ Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, coi việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng là một nghề qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới;

+ Bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng vốn rừng trồng sản xuất, rừng tự nhiên hiện có; nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái;

* Mục tiêucụ thể

- Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng đến năm 2020 vượt bình quân chung toàn tỉnh về độ che phủ rừng là trên 51 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)