PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN HUỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
2.1.4. Đánh giá tình hình phát triển lâm nghiệp
Trên cơ sở phân tích tiềm năng thế mạnh trên vùng gò đồi, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân toàn huyệnCam Lộđã tập trung chỉ đạo lồng ghépnhiều chương trình, dự án như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng, trồng mới với 5 triệu ha rừng và một số dự án trồng rừng kinh tế như dự án trồng rừng nguyên liệu gổ lớn theo Chứng chỉ FSC của Công ty CP TM Quảng Trị để phát triển lâm nghiệp bềnvững.
Thực hiện các Chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tạo được sự chuyển biến nhận thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng về bảo vệ và phát triển rừng trong việc nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường cân bằng sinh thái. Diện tích, năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tăng, hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa có khối lượng lớn gắn với công nghiệp chế biến; bước đầu hình thành liên kết hộ sản xuất thâm canh rừng trồng gỗ lớn theo
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Chứng chỉ FSC gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. Việc giao khoán khoanh nuôi rừng tự nhiên cho hộ gia đình đã từng bước phát huy tốt công tác xã hội hóa về bảo vệ, phát triển rừng; công tác quy hoạch chuyển đổi đất lâm nghiệp gắn chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyên canh tập trung và các mô hình trang trại, gia trại nông lâm kết hợp ngày càng có hiệu quả. Công tác xử lý vi phạm, phòng cháy chữa cháy được quan tâm.
* Kinh tế nông hộlâm nghiệpphát triển mạnh
Việc giao đất giao rừng ổn định lâu dài đã tạo động lực cho người dân đầu tư sản xuất hiệu quả gắn với phát triển sinh kế và quản lý rừng bền vững, về cơ bản diện tích rừng đã có chủ. Các chính sách hỗ trợ tín dụng của Trung ương, tỉnh, huyện góp
phần đưa giá trị sản xuất lĩnh vực Lâm nghiệp từ 21,2 tỷ đồng năm 2010 lên 99,8 tỷ đồng năm 2016 (giá hiện hành); số hộ thu nhập chính từ lâm nghiệp từ 139 hộ năm 2011 lên 412 hộ năm 2016. Đặc biệt, năng suất, sản lượng, chất lượng lâm sản và công tác bảo vệ rừng được cải thiện rõ rệt:
- Liên kết hộ với 11 nhóm, hình thành trên 563,6ha chuyên canh sản xuất rừng trồng gổ lớn theo Chứng chỉ FSC, nâng giá trị gia tăng từ 25 – 30% so với rừng trồng rừng thuần túy.
- Chuyển đổi gần 2.900ha đất lâm nghiệp sang trồng trọt, chăn nuôi có giá gia tăng cao hơn. Trong đó, 2.530ha chuyển trồng cao su; 100ha mây phụ thu xung quanh bìa rừng; trên 200ha xây dựng mô hình chăn nuôi nông lâm kết hợp theo hướng trang trại, gia trại.
- Gần 13.000ha rừng trồng sản xuất gổ dăm, năng suất từ 15-20 m3/ha/năm;
1.617,4ha rừng tự nhiên được giao cho gia đình, cá nhân để bảo vệ và quản lý góp phần từng bước bảo tồn đa dạng sinhhọc và khai thác sản phẩm phụ lâm sản ngoài gổ.
- Hình thành được 01 HTX chuyên sản xuất cây giống lâm nghiệp công nghệ giâm hom chất lượng cao cung ứng cho việc trồng trên địa bàn toàn huyện.
- Tạo điều kiện hình thành, phát triển chế biến ổn định cho hơn 36 cơ sở sản xuất chế biến từ lĩnh vực lâm nghiệp.
* Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạchlâm nghiệp
Công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đã từng bước phát huy hiệu quả sản xuất và tỷ lệ che phủ rừng. Song quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất rừng nói riêng chưa chặt chẽ, đồng bộ, quan hệ giữa quy hoạch lâm nghiệp với các quy
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
hoạch khác. Bên cạnhđó, quy hoạch còn chung chung thiếu định hướng cụ thể cho từng vùng như sản xuất gổ lớn, rừng theo chứng chỉ FSC... để phát huy tối đa hiệu quả trên đơn vị diện tích dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch chưa cao. Sỡ dĩ, quy hoạch lâm nghiệp chưa gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảo vệ, phát triển rừng; Việc phân định nội dung các loại quy hoạch, cấp độ quy hoạch chưa rõ ràng và thiếu hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch;Việc cắm mốc ranh giới giữa ba loại rừng và ranh giới đất của các tổ chức chưa rõ ràng dẫn đến một số vùng xảy tình trạng phát triển không theo quy hoạch, lấn chiếm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để chuyển sang trồng rừng sản xuất.
* Kết cấu hạ tầng phục vụ cho lâm nghiệp
Trong những năm qua, huyện đã huy động lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng trên 160 km đường lâm nghiệp cùng với hệ thống đường mòn đã từng bước tạo điều kiện cho việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng rừng và khai thác, vận chuyển gổ, vật tư cho việc đầu tư thâm canh góp phần nâng cao thu nhập và quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do việc quản lý khai thác thiếu chặt chẻ, thất thoát các nguồn thu để tái tu sữa nâng cấp, xây dựng mới. Bên cạnh đó, do nhận thức của người dân về trồng rừng thâm canh khai thác gổ lớn còn hạn chế, chủ yếu trồng rừng khai thác gổ dăm chu kỳ ngắn làm tăng hệ số vận chuyển kết hợp với mưa lũ hàng năm ngày càng lớn do biến đổi khí hậu dẫn đến đường bị xói mòn hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất lâm nghiệp cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng.
* Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấtlâm nghiệp
Thay đổi cơ bản việc ứng dụng giống gieo hạt sang giống giâm hom từ một số
dòng keo lai có năng suất cao đã được khẳng định để đưa vào trồng rừng như dòng BV16, BV32,BV33,TB11, TB12; từng bước áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng để tăng năng suất, chất lượng. Song, việc quản lý nguồn giống có nguồn gốc, sử dụng giống các giống mới đã được khẳng định kết hợp với ứng dụng công nghệ nuôi cây mô để thâm canh rừng gỗ lớn còn thấp; công tác bảo vệ thảm thực vật sau khai thác, trồng mới chưa được chú trọng; mật độ rừng trồng chưa hợp lý. Nguyên nhân do nhận thức của người dân sản xuất rừng thâm canh gỗlớn và liên kết hộ sản xuất rừng theo chứng chỉ FSC vẫn còn hạn chế; thiếu vốn sản xuất nên dẫn đến trồng dày phát đốt thảm thực
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
vật, rút ngắn chu kỳ khai thác để chủ yếu bán gỗ dăm dẫn đến hiệu quả rừng trồng thấp, tỷ lệ che phủ thiếu bền vững.
* Về chế biến và tiêu thụ lâm sản
Chế biến lâm sản: Toàn huyện có 36 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ chủ yếu tập trung ở các cụm Công nghiệp Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ . Trong đó: 21 cơ sở là hộ gia đình cá nhân, 15 cơ sở là tổ chức doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp và 04 nhà máy chế biến ván dăm, ghép thanh. Mỗi năm xuất xưởng khoảng 20.000m3 gỗ thành phẩm tương đương với 40.000m3 gỗ rừng trồng và các cơ sở nhỏ chủ yếu cưa xẽ các sản phẩm là đồ gia dụng trong gia đình, gỗ xây dựng cơ bản. Phần lớn các cơ sở chế biến thô, chưa chế biến sâu. Tuy nhiên, hệ thống tiêu thụ sản phẩm rừng trồng còn bất cập, sự liên kết giữa người dân trồng rừng với các nhà máy chế biến còn lỏng lẽo, phần lớn sản phẩm gỗ rừng trồng tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái tư nhân, bịchèn ép giá gây thiệt hại kinh tế cho người trồng rừng.