THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

TRONG NƯỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

1.3.1. Kinh nghiệm sử dụng đất lâm nghiệp một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệmsử dụng đất lâm nghiệp Sơn la

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc có diện tích tự nhiên 1.421.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp 1.034.110 ha trong đó rừng tự nhiên hiện có là 310.000 ha, đất nông nghiệp 147.360 ha, đất khác và núi đá là 293.530 ha. Tuy nhiên, với địa hình chia cắt phần lớn diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn chiếm phần lớn diện tích đất lâm nghiệp. Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Sơn La là bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có và trồng mới để thực hiện tốt chương trình năm triệu ha rừng của Nhà nước.

Sơn La thực hiện chủ trương giao đất, khoán đất lâm nghiệp, giản dân, giãn bản, tách hộ làm vườn, làm kinh tế trang trại và đầu tư phát triển lâm nghiệp. Nghề rừng của Sơn La đang trong quá trình chuyển hướng từ đất lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội với nhiệm vụ bảo vệ và xây hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp. Việc mạnh dạn giao đất lâm nghiệp, đặc biệt là giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình cá nhân, nhóm hộ và cộng đồng để bảo đảm rừng có chủ quản lý thật sự là giải pháp quan trọng, góp phần quản lý có hiệu quả tài nguyên rừng và phù hợp với quá trình xã hội hoá nghề rừng.

Ngoài ra diện tích giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng và tổ chức trong cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt. Diện tích rừng bị xâm chiếm trái phép giảm rõ rệt. Nhận thức của người dân về rừng đã được nâng lên và họ có ý thức bảo vệ chăm sóc tốt hơn khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp và được quyền chủ động quản lý, đầu tư nguồn lực để phát triển như: trồng rừng, trồng cây ăn quả trên mảnh đất được giao

1.3.1.2. Kinh nghiệmsử dựng đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

Ở Tây nguyên, hiệu quả sử đất lâm nghiệp còn có nhiều bất cập, chủ yếu là hình thức quản lý.Hiện nay, diện tích rừng có chủ thực sự còn lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

21% và chủ yếu là rừng nghèo lại chưa được gắn với các chính sách hỗ trợ đầu tư, hưởng lợi, hỗ trợ kỹ thuật cho từng vùng nên hiệu quả sử dụng cũng rất thấp. Trong khi đó ở Tây Nguyên, rừng được giao cho hộ dân nghèo nhưng rừng đó cũng thuộc loại rừng nghèo kiệt thì dân không thể sống nhờ rừng. Diện tích đất rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương cũng lâm vào tình trạng tương tự, bởi năng lực tổ chức, điều kiện hoạt động và nhân lực còn rất hạn chế, không có khả năng kinh doanh và cũng chưa có điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên diện tích rừng được giao. Không những thế, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương lại không đồng bộ, nhiều nơi giao đất sau 3-4 năm vẫn chưa được cấp giấy

và chỉ tập trung cấp cho một số dự án nước ngoài hỗ trợ đầu tư trồng rừng.

Kết quả là việc quản lý đất lâm nghiệp, quản lý rừng đã có chủ cũng như việc xử lý những diện tích rừng đã bị mất còn nhiều bất cập. Sự không thống nhất thông tin giữa lực lượng kiểm lâm và ngành tài nguyên môi trường càng làm cho tình hình phức tạp hơn. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao nhưng do không cập nhật kịp thời nên khi mất rừng hay người dân chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng rừng cho các chủ sử dụng khác, cơ quan chức năng cũng không nắm được. Rừng bị mất nhiều nhất ở những lâm trường bị giải thể. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chức năng lại tỏ ra lúng túng. Việc lấn chiếm đất rừng thuộc quyền hạn xử lý của kiểm lâm, nhưng hiện tại, quyền này lại được chuyển về cơ quan tài nguyên môi trường.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của các địa phương trên địa bàntỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh đi đầu trong công tác hỗ trợ khuyến khích người dân phát triển và nâng cao hiệu quả giá trị sử dụng đất Lâm nghiệp. Là một tỉnh nghèo của dải đất Miền Trung; chủ yếu hương từ nguồn trợ cấp cân đối củangân sách trung ương nhưng từ những năm 2000 tỉnh đã có đề án trích ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng kinh tế. Đây là chính sách hợp lòng dân được người dân tích cực hưởng ứng, và phong trào trồng rừng sản xuất cũng bắt nguồn từ đó. Từ mô hình hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng, Quảng Trị đã đề xuất với Chính phủ cho phép tỉnh được trích ngân sách từ nguồn vốn Dự án 661 để hỗ trợ cho các địa phương trồng rừng sản xuất. Qua khảo sát thấy rằng mô hìnhnày đưa lại hiệu quả cao.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Thực hiện mô hình này, hàng năm tỉnh trích ngân sách hỗ trợ cho các công ty Lâm nghiệp trên địa bàn để sản xuất và cung ứng cây giống cho các địa phương trồng rừng kinh tế. Trong quá trình sản xuất các địa phương phối hợp với Chi cục lâm nghiệp tỉnh kiểm tra tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất giống. Đến mùa trồng rừng, UBND các huyện báo cáo thời gian, địa điểm, số lượng cây giống trồng rừng cho các công ty để chủ động cung ứng giống kịp thời, đúng địa điểm và tiến độ theo yêu cầu. Các hộ được hỗ trợ cây giống phải có diện tích trồng rừng tập trung đạt từ 0,3-0,5 ha/hộ trở lên. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây giống cho người dân, với điều kiện diện tích vườn ươm > 0,5 ha và chủ vườn ươm phải cam kết sử dụng đất được giao vào mục đích sản xuất giống trồng rừng ít nhất 10 năm.

Hỗ trợ cây giống cho dân trồng rừng phân tán, cải tạo rừng cục bộ theo đám, trồng cây phòng hộ dọc các tuyến đường giao thông làng xã. Người dân có quyền khai thác khi đến tuổi thành thục công nghệ.

Đối với tỉnh Quảng Trị, người dân của một số huyện, xã đã tích cực hưởng ứng tham gia chương trình trồng rừng khi có các chính sách ban hành, và có các chương

trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp như Dự án WB3, Dự án JBIC,

VIJACHIP…

Cho đến nay ở Quảng Trị đã áp dụng khá thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất lâm nghiệp, ở một số vùng, nơi có điều kiện về kinh tế người dân đã

quan tâm đầu tư theo hướng thâm canh, sử dụng giống của các vườm ươm được cấp chứng nhận sản xuất giống. Chi cục lâm nghiệp tỉnh đang khuyến cáo người dân sử dụng giống cây Keo lai hom để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch, cho năng suất cao, sản lượng cao cung cấp sản phẩm cho nhà máy dăm giấy.

Mặc dầu đóng góp của ngành lâm nghiệp trong tổng GDP của tỉnh ở mức thấp nhưng nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương như giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn tham gia nghề rừng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có đất trồng rừng và tham gia các dự án trồng rừng kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng... là những nỗ lực của ngành nhằm xã hội hóa

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

nghề rừng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi.

1.3.2. Bài học kinh nghiệmrút ra cho huyện Cam Lộ, tỉnh quảng Trị

Cam Lộ là huyện trung du có diện tích đồi núi khá lớn với trên 21.000 ha dất lâm nghiệp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện. Cùng với sự phát triển trên lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh,Huyện Cam Lộ đã có những chủ trương chính sách để phát triển lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Từ những năm 1978 các dự án trồng rừng được triển khai áp dụng trên địa bàn huyện được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia như dự án PAM, dự án trồng rừng Việt-Đức (những năm 1999-2001); dự án 661, dự án 5 triệu ha rừng đã góp phần thực hiện chủ trương phủ xanh đất tróng đồi núi trọc, nâng cao diện tích độ che phủ rừng nhưng quan trọng nhất là kinh tế rừng đã góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao như Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa…

Huyện Cam Lộ đã xây dựng nhiều chính sách, đề án, nghị quyết để phát triển lâm nghiệp trong những năm qua làm kim chỉ nam để các địa phương áp dụng thực hiện trong phát triển kinh tế xã hội nói chug, phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng. Việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, công ty lớn về chế biến gỗ, lâm sản được duy trì và phát triển đặc biệt là chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy sản xuất tại các cụm công nghiệp trên địa bàngắn sản xuất và chế biến giải quyết đầu ra sản phẩm gỗ rừng trồng cho người nông dân. Quan tâm công tác quy hoạch và trồng rừng theo chứng chỉ FSC từ đó đã nâng cao giá trị rừng trồng cho các doanh nghiệp trồng và bảo vệ rừng, nâng cao giá trị thu nhập cho các hộ gia đình đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của huyện Cam Lộ trong những năm qua.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)